Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
|
Dâm dương hoắc. |
|
Ngó sen. |
Các nghiên cứu cho thấy, đuôi tắc kè chứa nhiều chất béo với một tinh thể đặc biệt chưa rõ hoạt chất. Động vật này cũng có nhiều axit amin, giúp chống mệt mỏi. Thuốc chế từ tắc kè có thể chống vi khuẩn gram dương và gram âm; không gây dị ứng, kích thích sự tăng trưởng, tăng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ bạch cầu.
Kinh nghiệm dân gian giúp thử để biết tắc kè thật hay dởm: đem nướng vàng tắc kè, giã nhỏ, ngậm một ít vào lưỡi, chạy một quãng đường không phải thở mệt thì đó là tắc kè thật.
Chế biến và sử dụng: Tắc kè được mổ bụng, bỏ hết ruột, dùng que căng hai chân trước, 2 chân sau và 1 que xuyên suốt từ đầu đến đuôi, đem phơi hoặc sấy khô. Đuôi được quấn chặt bằng giấy bản để bảo vệ. Khi dùng bỏ mắt, chặt 4 bàn chân, sấy thật khô, tán nhỏ viên thành hoàn hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 3-4 g. Trong sinh hoạt tình dục, tắc kè giúp kéo dài, chống hoạt tinh và chống mệt mỏi.
Cá ngựa
Sống chủ yếu ở nước mặn, có đầu giống đầu ngựa, thân dài 15-20 cm, có khi tới 30 cm, có nhiều màu khác nhau nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì trắng và vàng tốt hơn cả. Ở Trung Quốc, cá ngựa được xem là loại thuốc quý, kích dục cho nam giới (bổ thận, tráng dương). Đối với nữ, nó chữa đau bụng, suy mòn, thiếu máu sau sinh đẻ và có tác dụng đối với những người đẻ khó.
Theo y học cổ truyền, cá ngựa tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, dễ dùng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, chia làm 3 lần, mỗi lần 1-3 g chiêu với rượu.
Sau khi bỏ ruột, uốn đuôi cho cong đem phơi hoặc sấy khô, người ta thường buộc thành cặp 2 con, xem đó là một đực và một cái; nhưng thực ra là không đúng vì không phân biệt được đực hay cái.
Cẩu thận
Thực chất, cẩu thận là dương vật và tinh hoàn của chó chứ không phải là thận chó. Theo y học cổ truyền, cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương ích khí, dùng cho người liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy trong cẩu thận có nội tiết tố nam (androsteron), protit và chất béo... đều là những chất bồi bổ hiệu nghiệm cho nam giới.
Chế biến và sử dụng: Lấy toàn bộ dương vật và tinh hoàn chó, đem sấy khô, tán thành bột hoàn thành viên hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 4-12 g.
Ba kích là vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Đối với nam giới bị yếu sinh lý, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục. Xin giới thiệu một cách chế biến rượu thuốc từ ba kích ôn bổ tráng dương.
Bài 1 -Ba kích thiên tửu: ba kích 18g, ngưu tất 18g, đương quy 20g, khương hoạt 27g, hạt tiêu 2g, thạch hộc 18g, sinh khương 27g. Các vị thuốc giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu, đậy kín, bắc lên bếp nấu trong 1 giờ sau đó ngâm vào nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml. Công dụng: bổ thận tráng dương, hoạt huyết, thông kinh, mạnh gân cốt, trị bụng ứ kết, bụng đau do lạnh, lưng đau gối mỏi, hai chân yếu, khớp xương đau, thận hư, liệt dương.
|
Bài 2 -
Kỷ cúc điều nguyên tửu: ba kích (bỏ lõi) 90g, câu kỷ tử 90g, cam cúc hoa 90g, nhục thung dung 90g. Các vị thuốc tán bột, ngâm với 4 lít rượu trong 7 ngày, cho thêm 3 lít nước, đun sôi, để nguội, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 ly nhỏ lúc đói. Công dụng: điều hòa nguyên khí, làm sáng mắt, thông nhĩ, cường tráng thân thể, trị gân xương đau nhức, gối đau, hạ nguyên hư lạnh.
Bài 3 - Dâm hoắc huyết đằng tửu:ba kích thiên 30g, rượu 100ml, dâm dương hoắc 30g, kê huyết đằng 30g, đường phèn 60g. Các vị thuốc ngâm rượu trong 7 ngày. Mỗi lần uống 2 chén nhỏ, ngày 2 lần. Công dụng: bổ thận, cường dương, làm mạnh gân xương, trị phong thấp, đau lưng, đau thắt lưng, thận suy.
Bài 4:ba kích thiên 15g, phúc bồn tử 15g, thỏ ty tử 15g, rượu gạo 250ml. Cho ba kích thiên, phúc bồn tử, thỏ ty tử vào ngâm trong 250ml rượu gạo, sau 7 ngày là dùng được. Công dụng: chữa thận hư gây ra di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau.
Bài 5: tắc kè 50g, ba kích 100g, hà thủ ô 100g, hoàng tinh hoặc thục địa 100g, đại hồi 10g, đường kính 100g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 300ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Công dụng: chữa yếu sinh lý ở nam giới.
10 MÓN ĂN - BÀI THUỐC CHỮA BẤT LỰC
Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh… của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Ngoài việc dùng thuốc, Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu những món ăn - bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương để bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy một tiếng. Tác dụng: bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương. Thích hợp với người rối loạn cương, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên. Cần ăn từ 7 - 14 ngày.
Bài 2: Tôm he 250g, tôm he rửa sạch ngâm vào rượu gạo 30 phút rồi lấy ra xào với dầu gừng trên ngọn lửa mạnh, thêm gia vị phù hợp ăn với cơm. Tác dụng: bổ thận tráng dương, cần ăn 7 - 14 ngày.
Bài 3: Tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày, có tác dụng bổ thận tráng dương.
Bài 4: Gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng: ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan giúp cơ thể cường tráng sinh lực dồi dào.
Bài 5: Đuôi lợn 250g, tục đoạn 250g, đỗ trọng 250g. Hầm nhừ, ăn liên tục 7 ngày, có tác dụng bổ trung, ích khí, cử mạnh cương, trị bệnh di tinh.
Bài 6: Khởi tử 50g, dương vật bò 1 bộ. Dương vật bò rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đất, đổ ít rượu trắng và khởi tử vào rồi hầm cách thủy. Tác dụng: bổ thận tráng dương, dùng thích hợp với người bị bệnh di tinh, tiểu đêm nhiều lần, người già suy nhược. Cần ăn liên tục 7 ngày.
Bài 7: Thận dê 1 đôi, dương vật dê 1 cái, nhục thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g. Cho vào nồi đất hầm cách thủy 1 tiếng. Tác dụng: ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí giúp cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ.
Bài 8: Nhục thung dung 20g, thục địa 20g, tơ hồng 12g, sơn thù du 15g, viễn chí 10g, sơn dược 10g, nhung hươu 0,6g, ngũ vị tử 6g. Sắc đặc lấy nước uống. Cần uống ít nhất 7 thang trong 7 ngày. Riêng nhung hươu sau khi sắc được thuốc thì nuốt với nước thuốc. Tác dụng: cường dương ích khí, động phòng bất thống.
Bài 9: Hải mã 10g, tơ hồng 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, dâm hương hoắc 15g. Sắc đặc uống 7 ngày mỗi ngày một thang. Tác dụng: bồi bổ thận khí, chữa bệnh cương kém, tiểu đêm nhiều lần.
Bài 10: Cà rốt 500g, thịt dê 500g. Hầm nhừ mỗi ngày ăn một lần, ăn liền 7 ngày.
MÓN ĂN BÀI THUỐC BỔ THẬN , NHUẬN DA
Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có công hiệu bổ ích can thận, dưỡng nhan nhuận da, thích hợp cho những người bị đau lưng thận suy, da khô, sắc mặt không sáng...
Nấm rơm xào cải bó xôi
Nguyên liệu: Nấm rơm 150g, bó xôi 200g, dầu ăn, gừng lát, gia vị với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm: Nấm rơm sau khi rửa sạch trụng qua nước sôi, vớt ra thái lát; bó xôi bỏ rễ rửa sạch cắt đoạn, trụng qua nước sôi, vớt ra sử dụng sau. Đặt chảo lên bếp cho dầu nóng, thêm vào nấm rơm xào giây lát, thêm gia vị và gừng lát, bó xôi, xào sơ hơi thấm gia vị là được.
Đỗ trọng nấu gân bò
Nguyên liệu: Đỗ trọng 15g, đậu phộng 30g, táo đỏ 5 quả, gân bò 100g.
Cách làm: Gân bò khô ngâm với nước ấm cho mềm, thái đoạn (nếu dùng gân bò tươi nên cạo bỏ mỡ thừa, rửa sạch); đỗ trọng, đậu phộng, táo đỏ (bỏ hột) rửa sạch. Tất cả cho vào thố, đổ nước vừa đủ, sau khi nấu sôi với lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ tiềm khoảng 3 giờ, nêm ít muối, gia vị. Dùng hết trong ngày.
Món tiềm này công hiệu bổ ích can thận, tư dưỡng da niêm, dưỡng nhan làm đẹp. Thích hợp dùng khi đau lưng thận suy, lưng gối mỏi đau yếu sức, thân thể tê dại, uể oải, làn da khô, sắc mặt không sáng. Không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng tỳ hư.
Gân bò
Ngọc trúc tiềm thịt bò
Nguyên liệu: Ngọc trúc 20g, đương quy 10g, đào nhân 3g, thịt bò 200g, gừng tươi 2 lát, muối và bột nêm vừa đủ.
Cách làm: Thịt bò rửa sạch, thái lát; đào nhân trụng nước sôi trong một lát; ngọc trúc, đương quy, gừng tươi rửa sạch. Các nguyên liệu đã rửa sạch cho vào trong thố, đổ nước vừa đủ, sau khi nấu sôi bằng lửa vừa, chuyển lửa nhỏ tiềm đến chín, chờ khi thịt nhừ thì nêm muối và bột nêm. Cách dùng: ngày 1 lần, dùng canh ăn thịt, với lượng vừa đủ.
Công hiệu: dưỡng âm bổ huyết, dưỡng nhan nhuận da. Thích hợp dùng trong các chứng âm hư, thiếu máu, sắc mặt vàng, da khô.
Sâm trúc tiềm cá lóc
Nguyên liệu: Đảng sâm 20g, ngọc trúc 15g, cá lóc 1 con (khoảng 0,5 kg), đại táo 5 quả, gừng, muối, canh gà vừa đủ.
Cách làm: Cá lóc bỏ vảy, mang và nội tạng, dùng nước dội sạch, cắt lát to; đảng sâm, ngọc trúc, đại táo rửa sạch; gừng rửa sạch thái lát. Cá và gừng lát cho vào trong thố, thêm canh gà, bắc lên bếp nấu sôi, sau khi vớt váng, cho đảng sâm, ngọc trúc, đại táo vào trong thố, đậy nắp, chuyển dùng lửa nhỏ tiềm khoảng 1 giờ, cho đến khi thịt cá nhừ, nêm muối gia vị thì hoàn tất. Cách dùng: ngày 1 lần, ăn cá dùng canh, chia 2 lần dùng hết.
Công hiệu: món ăn có công hiệu bổ huyết tư âm, nhuận da dưỡng nhan, làm đẹp. Thích hợp dùng khi huyết hư suy nhược, sắc mặt trắng nhạt, da khô, già trước tuổi…
Nấm rơm - Ảnh: K.Vy
Thịt nạc tiềm bào ngư
Nguyên liệu: Thịt nạc 150g, bào ngư 2 con, câu kỷ tử 15g, gừng tươi 2 lát, muối, bột nêm vừa đủ.
Cách làm: Thịt nạc rửa sạch, thái lát lớn; bào ngư rửa sạch thái lát; câu kỷ tử loại bỏ tạp chất rửa sạch; gừng tươi rửa sạch thái lát. Tất cả vật liệu cho vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, sau khi nấu sôi, chuyển lửa riu tiềm 3 giờ, nêm muối, bột nêm gia vị thì dùng. Dùng làm món phụ, dùng canh ăn thịt.
Công hiệu: tư âm sáng mắt, nhuận da sinh tân, làm đẹp. Thích hợp dùng khi cơ da không được nuôi dưỡng, da khô, sắc mặt không sáng, không tính đàn hồi… do dương hư gây ra. Thường ăn món này giúp làm đẹp da, tăng cường sức khỏe.
Món ăn cường dương
Điều khí, bổ huyết, bổ thận, điều kinh
Chế biến món đông trùng hạ thảo thơm ngon bổ dương
Chế biến món với hải sâm ngon và bổ
Chế biến hải sâm tươi bổ dưỡng
Món ăn trị bệnh yếu sinh lý
(st)