Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Những cảnh đẹp ở Hà Nội để pose hình cực độc
Cách chiên thịt không bị bắn bằng những mẹo đơn giản
Biểu hiện sau khi hiến máu nhân đạo
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Nạo hút thai, tưởng như chỉ là một thủ thuật đơn giản và do ngại đến chỗ đông người mà có nhiều thai phụ đã xem nhẹ chuyện này và thực hiện tại những cơ sở không đủ điều kiện nên đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hút thai như thế nào?
Bác sĩ sẽ khám bằng tay để xác định kích thước và tư thế của tử cung sau đó đặt dụng cụ vào âm đạo. Có thể gây tê để giảm đau tại cổ tử cung. Sau đó người làm kĩ thuật sẽ dùng ống nhựa dẻo nối vào ống bơm chân không. Thai được hút ra khỏi tử cung. Có hai loại bơm: Bơm điện có thể được sử dụng với những phụ nữ chậm kinh đến tám tuần. Bơm tay loại một van: Sử dụng cho phụ nữ chậm kinh khoảng bốn tuần. Loại hai: Sử dụng cho phụ nữ chậm kinh tám tuần. Cảm giác của bạn có thể sẽ đau tức ở bụng nhưng nó sẽ giảm và hết sau khi thủ thuật xong vài phút. Và sau đó vài ngày bạn có thể ra máu, đau giống như khi có kinh, hãy yên tâm điều đó là bình thường, không đáng lo ngại.
Những chỉ dẫn cần tuân thủ sau khi hút thai
Sau khi hút thai cơ thể bạn sẽ rất yếu và dễ bị nhiễm trùng đường sinh dục vì vậy cần tránh làm việc nặng nhọc ít nhất hai tuần sau đó.
Kiêng không quan hệ vợ chồng cho đến khi hết ra máu. Không thụt rửa âm đạo hay cho bất kì thứ gì vào âm đạo vì lúc này nó rất dễ bị tổn thương. Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng xà phòng và nước ấm rồi thay băng vệ sinh ba đến bốn lần trong một ngày.
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sẽ.
Cần quay lại phòng khám khi có một trong các biểu hiện: Đau nhiều ở bụng dưới, cảm lạnh hoặc sốt, ra máu nhiều và kéo dài từ 10 ngày trở lên, ra khí hư nhiều và có mùi hôi.
Các biểu hiện thường gặp sau tiểu phẫu
Sau khi tiến hành tiểu phẫu phá thai không đau nên quan sát trong vòng 2 giờ đồng hồ, chú ý tình trạng chảy máu âm đạo và đau bụng. Nếu không có bất kì biểu hiện nào như kể trên thì bạn có thể yên tâm trở về nhà.
Tiểu phẫu phá thai nên nghỉ ngơi 2 tuần, tránh để bị nhiễm lạnh và cảm cúm, ăn nhiều các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Sau tiểu phẫu phá thai không đau một thời gian nhất định, thương tổn trong nội mạc tử cung vẫn chưa hồi phục, tử cung giãn mở, các lớp dịch nhầy bên trong tử cung ( có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập) đã bị gỡ bỏ và chưa hình thành lại được, nếu không chú ý vệ sinh âm hộ sạch sẽ các vi khuẩn trong âm đạo sẽ rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm bên trong.
Nên chú ý giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ sau khi phá thai, mỗi ngày có thể rửa 1-2 lần bằng nước sạch, thay băng vệ sinh thường xuyên.Không nên tắm bồn trong vòng 2 tuần hoặc khi âm đạo chưa ra hết máu, kiêng quan hệ tình dục trong 1 tháng, tránh để viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Nếu có các triệu chứng như nóng sốt, đau bụng hoặc khí hư có mùi khó chịu có thể là biểu hiện của viêm nhiễm, cần chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Bào thai sau khi bị lấy ra khỏi tử cung sẽ để lại thương tổn trên thành tử cung, có thể bị ra một ít máu, tùy theo mức độ hồi phục của tử cung tùy từng bệnh nhân mà thông thường sau 3-5 ngày hiện tượng chảy máu từ âm đạo sẽ giảm dần. Nhiều nhất cũng sẽ không vượt quá 10-15 ngày. Nếu lượng máu chảy ra từ âm đạo vượt quá lượng kinh nguyệt và kéo dài lâu ngày cần kịp thời đến khám và điều trị.
Thông thường sau khi nạo phá thai tầm 1 tháng buồng trứng sẽ khôi phục và rụng trứng, và bắt đầu chu kì kinh nguyệt mới.Vì vậy sau khi phá thai không đau cần dùng các biện pháp an toàn nhằm tránh mang thai lại khi quan hệ tình dục trở lại.
Nguy cơ từ việc nạo hút thai
Tử cung có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có thanh mạc, cơ tử cung và nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là một cấu trúc rất đặc biệt, thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Vào thời gian trứng và tinh trùng gặp nhau và phát triển thành phôi thai di chuyển vào buồng tử cung thì nội mạc tử cung đang được chuẩn bị cho quá trình làm tổ nhờ ảnh hưởng của progesterone do buồng trứng tiết ra. Phôi thai sẽ xâm nhập vào lớp nội mạc tử cung vào ngày thứ 10 sau thụ tinh.
Hút thai là một biện pháp chấm dứt thai kỳ với tuổi thai nhỏ hơn hoặc bằng 8 tuần. Sau khi được giảm đau, bác sĩ sẽ dùng ống hút đưa vào buồng tử cung qua âm đạo để hút lấy mô thai và nhau.
Nguy cơ của hút thai gồm có:
- Nhiễm trùng: trong quá trình thực hiện thủ thuật sẽ có nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng từ âm đạo vào tử cung. Để ngăn ngừa nguy cơ này, các phụ nữ khi hút thai sẽ được sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng; đồng thời các thủ thuật hút thai phải đảm bảo vô trùng.
Tuy nhiên, sau khi hút thai nếu có các dấu hiệu như sốt, đau bụng, ra dịch tiết âm đạo hôi thì bệnh nhân cần phải trở lại bệnh viện để xác định có hay không có nhiễm trùng nhằm điều trị tích cực, ngăn ngừa các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng tử cung, viêm vùng chậu, nhiễm trùng huyết.
- Chảy máu: thường trong các trường hợp nhau cài răng lược.
- Thủng tử cung: khi có thai, tử cung trở nên mềm hơn bình thường nên khi đưa ống hút nhựa vào lòng tử cung có thể bị thủng.
- Dính buồng tử cung: do tổn thương lớp căn bản của nội mạc tử cung, sau khi hút thai bệnh nhân biểu hiện mất kinh hoặc kinh ít kèm theo đau bụng… Tình trạng này sẽ ảnh hưởng khả năng có thai sau này.
Trong trường hợp của chị:
- Sau hút thai, chị đau bụng, ra dịch âm đạo vàng hôi
- Siêu âm ghi nhận có hình ảnh ứ dịch trong lòng tử cung nghĩa là trong lòng tử cung có cấu trúc dạng dịch nhiều khả năng là máu nhưng cũng có thể là phân mô thai chưa tống ra hết.
Hướng xử trí sẽ là:
- Lọai trừ khả năng còn sót mô nhau (có một số ít trường hợp, gai nhau còn sót lại ăn sâu vào cơ tử cung - gọi là nhau cài răng lược) nên thử βhCG.
- Đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Nếu có, điều trị kháng sinh tích cực sẽ được khuyến cáo.
Những chú ý cần thiết
Những người qua phá thai có khả năng bị vô sinh cao hơn những người chưa từng phá thai. Vì thế nếu không muốn có thai sớm bạn có thể chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp thay vì việc phải giải quyết hậu quả. Nếu bạn thực hiện theo đúng chỉ dẫn thì hầu hết các biện pháp tránh thai đều an toàn và cho hiệu quả khá cao. Có thể thay đổi các biện pháp tránh thai lần lượt đến khi chọn cho mình biện pháp tránh thai hợp lý nhất.
Các phòng tư vấn kế hoạch hoá gia đình, các cộng tác viên dân số là những nơi tin cậy mà bạn hoàn toàn có thể đến để được tư vấn miễn phí về các biện pháp tránh thai và được phát miễn phí một số dụng cụ tránh thai như bao cao su, các cẩm nang, tờ rơi hướng dẫn,…
Làm sao để tránh được tai biến sau khi nạo hút?
Hãy đến khám lại ở bác sĩ phụ khoa theo đúng hướng dẫn để kiểm tra độ an toàn của tử cung cũng như để bác sĩ chỉ định cách phòng tránh viêm nhiễm và rối loạn nội tiết. Bạn cũng có thể xin ý kiến của bác sỹ về các biện pháp tránh thai khi đến khám lại.
Trong vòng một tuần sau khi nạo, nên chú ý bồi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Không nên hút thuốc, uống rượu. Hãy cố gắng tạo cho mình những nguồn động viên tốt.
Quan hệ tình dục sau khi nạo hút thai
Về tình dục, sau khi nạo, hút thai, bạn gái cần tránh quan hệ trong 2 đến 3 tuần, vì khi ấy cổ tử cung còn hơi mở, nếu có quan hệ tình dục sớm rất có thể gây viêm nhiễm khá trầm trọng và thậm chí gây xuất huyết. Hãy nhớ rằng, quá trình thụ thai có thể xảy ra ngay sau chu kỳ hành kinh đầu tiên sau khi nạo, do đó, sau khi nạo, hút thai, bạn cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai khi có quan hệ tình dục trở lại.
Nên:
- Bạn có thể chia sẻ điều này với một người bạn đáng tin cậy, người thân trong gia đình... để giúp bạn phục hồi sau sẩy thai hoặc phá thai. Ngoài ra, bạn có thể tham gia một nhóm cộng đồng hoặc các chương trình phục hồi sau phá thai. Đây cũng là một phương pháp để giúp bạn phục hồi tình cảm và tâm lý sau sự cố này.
- Tránh tập thể dục hoặc nâng vác nặng trong 2 tuần đầu sau khi nạo phá hoặc sẩy thai để tăng tốc độ phục hồi của cơ thể.
- Tìm hiểu về hội chứng stress sau nạo phá thai hoặc sẩy thai. Nếu có thể bạn nên tham gia một bài kiểm tra để xem nếu bạn có thể bị stress hay không.
- Uống nhiều nước và chất lỏng để chắc chắn cơ thể đủ nước. Nếu bạn đã bị mất máu quá nhiều thì việc uống nhiều nước là đặc biệt quan trọng để nuôi dưỡng cơ thể, tăng tốc độ phục hồi của bạn. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì thể chất và tình cảm của bạn sau khi nạo phá thai thường cần có một thời gian để vượt qua, bình ổn và hồi phục.
- Nên tuân thủ lịch trình thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi những bệnh phụ khoa có thể tiến triển nhằm đảm bảo cơ thể bạn đang hồi phục tốt từ phá thai hoặc sẩy thai.
Những biến chứng có thể xảy ra
Biến chứng do kỹ thuật
Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nạo hút thai, trong đó dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục. Bình thường, buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối. Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, mặc dù các dụng cụ đã được tiệt trùng và các thao tác có được thực hiện cẩn thận bao nhiêu thì quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, nặng thì dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng và có thể dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu làm người nạo, hút thai sau 2-3 ngày sẽ sốt dữ dội, khó thở, mê sảng... Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
|
Bất ngờ chấm dứt sự tồn tại của bào thai (phá thai) không thể không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận và các mô trong cơ thể (Ảnh minh họa) |
Các thao tác nạo, hút thai nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm cho cổ tử cung bị rách thủng. Nếu không được phát hiện có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu dữ dội và nguy cơ viêm nhiễm cao. Ngoài ra, trong các ca nạo, hút thai to, người ta sẽ phải gây mê, khi đó người phụ nữ có thể phải đối diện với nguy cơ bị phản ứng thuốc mê, có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây sốc hoặc tệ hơn là chết ngay lập tức.
Một trong các biến chứng thường gặp là sót nhau hoặc sót một phần thai, kế đến là nhiễm khuẩn, dính buồng tử cung hoặc thủng tử cung.
Cho đến nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ vô sinh sau nạo phá thai, nhưng thực tế có không ít các cặp vợ chồng bị vô sinh sau một lần nạo hút thai, nhất là việc nạo hút thai diễn ra ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Vì vậy, y học vẫn cho rằng nạo hút thai vẫn có thể gây vô sinh. Có thể hạn chế được bằng nạo thai an toàn, vô trùng và có sử dụng thuốc kháng sinh sau nạo. Theo bác sĩ Lê Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tắc vòi trứng chiếm tới 58% nguyên nhân gây nên các ca vô sinh thứ phát!
Chỉ một lần nạo hút thai, nguy cơ vô sinh của bạn sẽ tăng 5,2 lần! Nếu nơi bạn tìm đến cậy nhờ "giải quyết" là một cơ sở không phải bệnh viện, nguy cơ vô sinh sẽ cao gấp 3,7 lần nếu bạn đến bệnh viện. Biến chứng được coi là phổ biến nhất của tình trạng nạo phá thai bừa bãi chính là tắc vòi trứng.
Biến chứng về nội tiết và tâm lý
Thai nghén tạo ra những thay đổi lớn trong cơ thể người phụ nữ. Bất ngờ chấm dứt sự tồn tại của bào thai (phá thai) không thể không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận và các mô trong cơ thể. Có trường hợp sau khi phá thai, chức năng của hệ thống thần kinh trung ương bị phá vỡ, hệ thống nội tiết và đặc biệt là buồng trứng bị tổn thương.
Các hiện tượng kinh nguyệt không đều, giảm cảm giác trong quan hệ tình dục, suy nhược thần kinh, chóng mệt mỏi, mất ngủ... là thường gặp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sau khi phá thai, xuất hiện tắc từng phần hoặc hoàn toàn các ống dẫn trứng, dẫn đến việc thai ngoài dạ con, vô sinh, đòi hỏi phải chữa chạy lâu và kiên trì, mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn.
Trên thực tế, người đi nạo hút thai phải chịu sự đau đớn một cách trực tiếp trong suốt quá trình nạo, hút. Đặc biệt là các bạn gái chưa sinh nở lần nào, cổ tử cung còn bé, kích thước còn nhỏ thì sự đau đớn tăng lên gấp nhiều lần. Tiếp theo sau khi đã trải qua quá trình nạo hút thai, sự đau đớn và sợ hãi có thể dẫn đến những biến đổi trầm trọng về mặt tâm lý như: không còn ham muốn quan hệ tình dục, không đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục, luôn luôn dằn vặt, tự trách mình...
Đau bụng sau khi nạo hút thai
Đau do tử cung co lại
Tử cung (dạ con) co lại sau khi nạo, hút thường dẫn tới cảm giác đau bụng (cảm giác này sau khi sinh cũng có). Hãy dùng bàn tay xoa nhẹ vùng bụng hoặc chườm bằng túi nước nóng sẽ giảm được đau.
Trường hợp bị chảy máu, hãy uống thuốc sắc ích mẫu thảo, cảm giác đau sẽ giảm và cầm được máu.
Chứng màng trong tử cung nằm sai vị trí
Khi nạo, hút thai, do các nguyên nhân như sự co bóp của tử cung, hoặc áp lực của ống hút, khiến máu chảy vào trong bụng sẽ có lẫn một ít màng trong tử cung (tử cung nội mạc) và nuôi cấy luôn trong khoang bụng, hình thành nên chứng màng trong tử cung nằm sai vị trí. Từ đó dẫn đến đau bụng, thống kinh (đau bụng kinh), vô sinh thứ phát, rối loạn kinh nguyệt và rất đau khi giao hợp.
Có thể điều trị bằng cách nhét thuốc viên indometain vào hậu môn.
Khoang tử cung dính nhau
Khi nạo, hút làm lớp cơ thành tử cung bị tổn thương, 2 vách trước và sau của tử cung dính nhau, làm xuất hiện các triệu chứng đau bụng, bế kinh...
Có thể điều trị bằng cách sắc ích mẫu thảo để uống, hoặc dùng thuốc progesterone. Trường hợp nghiêm trọng phải dùng tới phẫu thuật để tách ra.
Viêm khoang chậu
Sau khi phẫu thuật, nếu khoang chậu bị viêm nhiễm (pelvic intecion) sẽ gây đau bụng. Điều trị bằng cách dùng các loại kháng sinh (antibionic) để tiêu viêm.
Hãy nhớ: "Bao cao su luôn là biện pháp hữu hiệu". Đừng để “giây phút thăng hoa” của tình yêu trở thành "cơn ác mộng" về sau.
Những điều kiêng kỵ sau khi nạo hút thai
Nạo phá thai an toàn
Chăm sóc phụ nữ sau khi phá thai
Ngứa âm đạo sau khi hút thai
Dính buồng tử ung
Phá thai bằng thuốc có an toàn không?
Nguy hiểm khi phá thai
(st)