Món ăn ngon ở Buôn Ma Thuột níu chân du khách
Những cảnh đẹp ở Bình Định du khách hay lui tới nhất
Những cảnh đẹp ở Huế khiến du khách xao xuyến
Ngỡ ngàng với danh sách thực phẩm gây hại gan ta vẫn ăn cực nhiều hàng ngày
Những cảnh đẹp ở Châu Phi khiến du khách ngỡ ngàng. Châu phi thường được biết đến là lục địa nghèo và khô cằn nhưng xét về mặt giá trị, lục địa này có quá nhiều di sản đã được tổ chức UNESCO công nhận.
Dưới đây mời các bạn chiêm ngưỡng 10 di sản tiêu biểu nhất đã được công nhận tại Châu Phi.
1. Memphis và Quần thể kim tự tháp từ Giza – Ai Cập
Memphis là thủ đô của Ai Cập từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên. Phế tích của Memphis cách Cairo 19 km về phía nam, bên bờ tây của sông Nil.
Thành phố này được thành lập khoảng năm 3100 trước Công nguyên bởi ông vua huyền thoại Menes, người thống nhất hai vương quốc của Ai Cập và khai sinh Ai Cập; với khoảng 30.000 dân, đây là khu định cư lớn nhất thế giới từ khi thành lập đến năm 2250 trước Công nguyên và từ 1557 đến 1400 trước Công nguyên.
Các địa điểm cổ đại tại vùng Memphis gồm các địa điểm tại Giza, cùng với các địa điểm tại Saqqara, Dahshur, Abu Ruwaysh, và Abusir, được tuyên bố chung là một Địa điểm di sản Thế giới năm 1979
2. Thung lũng M’zab, Algeria
Thung lũng M’zab nằm ở phía Bắc sa mạc Sahara, nơi có nhiều ngôi nhà cổ xưa được xây dựng như những giếng trời với lối kiến trúc độc đáo. Thung lũng M’zab thuộc tỉnh Ghardaïa ở miền Đông Algeria.
M'zab được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1982.
3. Khu phế tích Loropéni, Burkina Faso
Khu phế tích Loropéni là một thị trấn nằm ở phía tây của Burkina Faso. Nơi đây bao gồm các phế tích đá trước khi người châu Âu đặt chân tới đây mà người ta hiện biết rất ít về chúng. Khu phế tích này trải dài trên diện tích 11.130m2 với những bức tường đá tuyệt đẹp; là địa danh đầu tiên của Burkina Faso được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 2009.
4. Nhà thờ tạc đá ở Lalibela, Ethiopia
Nhà thờ tạc đá Lalibela nằm ở thành phố Lalibela, Ethiopia. Các nhà thờ này được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13. Được tạc trong đá, nhà thờ này bao gồm 12 giáo đường, chia thành 4 nhóm. Các nhà thờ này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.
5. Vườn quốc gia núi Kenya
Vườn quốc gia núi Kenya là một vườn quốc gia được thiết lập năm 1949 để bao vệ các khu vực xung quanh núi Kenya ở Kenya. Ban đầu nó là một khu bảo tồn rừng trước khi trở thành vườn quốc gia.
Hiện nay vườn quốc gia này nằm tron khu bảo tồn rừng bao quanh nó. Tháng 4 năm 1978, khu vực này đã được UNESCO đưa vào danh mục khu dự trữ sinh quyển. Vườn quốc gia này đã được đưa vào danh mục di sản thế giới UNESCO năm 1997.
6. Khu bảo tồn thiên nhiên Tsingy de Bemaraha, Madagascar
Tuy Tsingy de Bemaraha là một trong những công viên quốc gia lớn và nổi tiếng, nhưng việc khai thác du lịch là rất hạn chế, chỉ có những nhà khoa học được sự bảo hộ của những tổ chức uy tín thế giới mới được phép tiếp cận sâu bên trong. Vì được quản lí chặt chẽ như vậy nên hầu như rừng đá vẫn còn giữ được nguyên trạng.
Nổi tiếng nhất trong công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha là Rừng đá Tsingy với những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có nơi cao tới 50m. Trong suốt hàng triệu năm, những lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển và qua thời gian đã kết thành một khối đá vôi duy nhất. Khoảng 100 triệu năm sau, các chuyển động của trái đất đã đẩy những khối đá vôi khổng lồ này lên khỏi mặt biển. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay.
7. Dấu tích thiên thạch Vredefort
Với kích thước khoảng 186 dặm (khoảng 300 km), hố thiên thạch Vredefort Dome tại Nam Phi là hố thiên thạch lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Và với tuổi ước tính vào khoảng 2 tỷ năm. Ngày nay, những dấu vết ban đầu của vụ va chạm này đã bị xói mòn đi rất nhiều, và những gì còn lại chỉ là bụi đá granite, di tích từ những miệng hố được hình thành từ vụ va chạm.
8. Công viên quốc gia hồ Turkana (Kenya)
Công viên quốc gia hồ Turkana (Kenya). Là hồ nước mặn lớn nhất châu Phi, Turkana là một phòng thí nghiệm tự nhiên cho các nghiên cứu về thực và động vật. Nó là điểm dừng chân của chim nước di cư và là nơi sinh sản quan trọng của cá sấu sông Nile, hà mã, nhiều loài rắn độc.
9. Đảo Gorée, Senegal
Đảo Gorée, Senegal được công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1978. Đảo Gorée nằm ngoài khơi Senegal đối diện với cảng Dakar (Senegal), là địa điểm mang tính tưởng niệm của người châu Phi da đen. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất bên bờ biển châu Phi. Ngày nay đảo Gorée trở thành biểu tượng của sự bóc lột tàn bạo của các nước thực dân và sự hòa hợp dân tộc.
Đảo Gorée chỉ cách bờ biển Senegal có 3km nhưng vùng nước rất sâu xung quanh cộng với những cục kim loại nặng 5kg luôn khóa chặt vào chân các nô lệ khiến chẳng ai dám tìm cách trốn. Bất cứ ai nhảy xuống biển đều bị đại dương nuốt gọn.
10. Vách đá Bandiagara, Mali
Với chiều dài 150km, cao hơn 500m, vách đá Bandiagara (Mali) là một trong những vách núi hùng vĩ nhất ở châu Phi.
Top những bãi biển đẹp nhất châu Phi
Châu lục đen vẫn còn là mảnh đất ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và những cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ chưa được biết đến. Bãi biển ở châu Phi nhiều vô số kể, iVIVU xin giới thiệu 25 bãi biển đẹp nhất trải khắp châu lục.
1. Sharm el-Sheikh, Ai Cập
Sharm el-Sheikh vốn là một khu nghỉ mát nổi tiếng của Ai Cập, đây là vùng nước ấm có bãi biển rộng, rất phù hợp cho các vận động viên bơi lội và tắm nắng và nó là địa chỉ cho hoạt động lặn biển ngắm các rặng san hô tốt nhất trên thế giới. Ngoài ra trên bãi biển cũng có khá nhiều mái che ánh nắng cung cấp cho khách.
2. Watamu, Kenya
3. Bãi biển Diani, Kenya
4. Nungwi, Zanzibar, Tanzania
5. Chitimba, Malawi
6. Anse Soleil, Mahé, Seychelles
Danh sách khách sạn tại đảo Mahé, Seychelles
7. Anse Source d’Argent, La Digue, Seychelles
8. Bãi biển Tofo, Mozambique
9. Bazaruto, Mozambique
10. Vịnh Coffee, Wild Coast, Nam Phi
11. Vịnh Camps, Nam Phi
12. Bờ biển Skeleton, Namibia
Kinh nghiệm du lịch nam Phi
Kinh nghiệm du lịch Châu Âu
Kinh nghiệm du lịch bụi Quảng Châu
Kinh nghiệm xin visa du lịch New Zealand
Kinh nghiệm du lịch đảo Maldives
(st)
Chắc hẳn bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của hàng trăm ngàn bông hoa cúc nở vàng rực cả một vùng.
Nằm trên biên giới Namibia và Nam Phi, vùng đất bán hoang mạc Namaqua (Namaqualand) rộng khoảng 170.000km2, kéo dài dọc bờ biển phía Tây khoảng 960km có cảnh sắc y như trong những câu chuyện thần tiên.
Phần lớn thời gian trong năm ở Namaqualand năm giống như hầu hết các khu vực khác ở châu Phi, rất nóng và khô cằn. Thế nhưng, sau lượng mưa hào phóng suốt mùa đông, Namaqualand sẽ khoác lên mình tấm áo mới, đầy màu sắc của hàng trăm loài hoa.
Tới đây, bạn có thể tha hồ thưởng thức hoa ở nhiều địa điểm khác nhau như trung tâm du lịch nổi tiếng Garies, thị trấn hoa Kamieskroon, Nolloth, Pofadder hay thủ phủ khu vực trung tâm Springbok.
Hàng năm, cứ vào giữa tháng 7 và tháng 12, ước tính có khoảng hơn 400 loài hoa cùng nhau khoe sắc trên vùng bán hoang mạc hoang dã này. Chính quyền địa phương ra sức bảo vệ nghiêm ngặt dọc tuyến đường hoa và cung cấp các địa điểm cho du khách dã ngoại qua đêm. Đây cũng là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong năm tại khu vực hẻo lánh này.
Namaqualand có rất nhiều loại hoa mà nổi tiếng nhất ở đó chính là hoa cúc (daisy) - tượng trưng cho sự ngây thơ và tinh khiết. Ước tính mỗi năm, khi mùa hoa kéo về, hơn 100.000 bông hoa cúc đủ loại cùng lúc thi nhau khoe sắc tạo nên một tấm thảm màu sắc vô cùng đẹp mắt.
Namaqualand không phải năm nào cũng có hoa, điều đó còn phụ thuộc vào lượng mưa. Những cơn mưa mùa đông vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 sẽ cung cấp độ ẩm cho đất, rồi cơn mưa quyết định suốt tháng 7 và 8 sẽ làm nên một sự bùng nổ lớn của các loài hoa.
Cũng không thiếu những bài thơ, tiểu thuyết, tranh vẽ hay tản văn cố gắng tái hiện lại hàng trăm loài hoa cùng ngàn màu sắc của thiên đường này.
Bên cạnh những bông hoa sặc sỡ khi mùa xuân về, thời tiết khô, bụi bặm và đầy nắng của Namaqualand đã gây ra sự trở ngại lớn cho người dân nơi đây.
Họ sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp - chăn nuôi những loại cừu có chất lượng đứng đầu trong nước hay khai thác nhiều mỏ khoáng sản và kim cương khổng lồ dọc bờ biển của khu vực. Tuy nhiên, mối đe dọa của xói mòn đất, hay khan hiếm nước đặt nhiều áp lực lên cuộc sống vốn đã khó khăn của những người dân nơi đây.