Những cảnh đẹp ở Quảng Ninh mê hoặc du khách

Những cảnh đẹp ở Quảng Ninh mê hoặc du khách. Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, nằm giữa các kinh độ đông 106º26’-108º31’3’’ và các vĩ độ bắc 20º40’-21º40’, khoảng dài nhất từ đông sang tây là 195km, từ bắc xuống nam là 102km.


Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển.

Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển phần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km².

Ðịa hình được chia ra thành các vùng đồi núi, vùng trung du đồng bằng và vùng biển đảo. Vùng núi miền đông gồm hai dãy núi chính là Quảng Nam Châu và Cao Xiêm có độ cao trên dưới 1.400m. Miền tây là những dãy núi thuộc cánh cung Ðông Triều với hai đỉnh Yên Tử và Am Váp cao trên 1.000m. Vùng trung du và đồng bằng ven biển: gồm những dải đồi thấp và những cánh đồng ven các triền sông và bờ biển, trong đó đồng bằng Yên Hưng và Ðông Triều là mầu mỡ nhất và là những vựa lúa chính của tỉnh.

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.

Tiềm năng phát triển du lịch

Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu...

Đường bộ: Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long dài 155km, là tuyến đường bộ thuận lợi nhất và ngắn nhất, không phải qua phà.

Đường không: Thứ bảy hàng tuần có máy bay trực thăng xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đến thẳng vịnh Hạ Long.

Đường thủy: Hàng ngày có 4 chuyến tàu thủy Hải Phòng - Hạ Long và ngược lại.

Hạ Long - thiên đường nhiệt đới của châu Á


Trang CNN vừa đăng tải thông tin về 5 thiên đường nhiệt đới của châu Á, trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.




Theo CNN, vịnh Hạ Long nằm ở phía Bắc Việt Nam là một trong những địa điểm đi thuyền hấp dẫn nhất trên thế giới. Nước biển bao quanh khoảng 2.000 đảo, có diện tích 1.500km2, tạo nên một không gian riêng. Những dòng nước lặng lẽ trong vịnh luôn luôn tuyệt vời để bơi lội. Những hang động đá vôi bí ẩn trên những hòn đảo lớn và hoàng hôn đẹp lạ thường là hai điều không thể bỏ qua ở vịnh Hạ Long.



CNN đánh giá Vịnh Hạ Long là điểm du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất với cảnh quan Karst ấn tượng của các đảo đá, không gian riêng, yên bình…



Cùng với vịnh Hạ Long, trong danh sách của CNN còn có Quần đảo Anambas, Indonesia; Langwaki, Malaysia; Quần đảo Similan và Koh Chang của Thái Lan. Với đại dương xanh bao la lấp lánh, các địa điểm lặn xa, đời sống thủy sinh phong phú và hàng ngàn đảo nhiệt đới hoang dã rất đáng để khám phá, các quần đảo này đều nằm ở Đông Nam Á sẽ mang tới những trải nghiệm về biển thú vị nhất thế giới./.
 

Đình Vạn Yên - Dấu ấn thời Lê trong lòng thành phố


Đình, nghè Vạn Yên hiện nay nằm giữa trung tâm khu Vạn Yên, phường Việt Hưng (TP Hạ Long). Vào thời Nguyễn, đình, nghè Vạn Yên nằm trên địa phận thôn Vạn Yên thuộc tổng Vạn Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên.



Do thời gian và biến cố lịch sử, nghè Vạn Yên bị hư hỏng, nay chỉ còn lại địa điểm khu vực xây nghè trước đây, nhưng đình Vạn Yên thì vẫn còn lại cho đến ngày nay.

Theo thần tích, sắc phong của làng Vạn Yên thì đình Vạn Yên thờ các vị Thành hoàng làng: Không Lộ tôn thần - vị thiền sư tài giỏi có phép biến hoá dị thường, đồng thời là một danh y nổi tiếng có công lao to lớn với đất nước; Phạm Phu Tế tôn thần - vị thần có công đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta; Cao Sơn Đại Vương tôn thần - vị thần có công dẹp nạn hổ dữ, đánh đuổi quân Thục ra khỏi đất nước. Việc thờ cúng các vị thần tại làng Vạn Yên đã tồn tại bao đời nay và mang giá trị tinh thần to lớn.

Theo sử liệu, đình Vạn Yên được xây dựng từ thời Lê. Từ lúc khởi dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Lần sửa chữa lớn nhất vào năm Bính Dần (1926) mà hiện nay vẫn còn dòng chữ Hán ghi lại việc này khắc dưới câu đầu tiền đình. Do vậy, đình không còn giữ được hình dáng kiến trúc như lúc khởi dựng nhưng hệ thống vì kèo mang phong cách nghệ thuật thời Lê vẫn được bảo tồn, đồng thời có sự nối tiếp của nghệ thuật thời Nguyễn cho đến ngày nay.
 

Ngọc sáng Minh Châu


Trước đây nếu ai đã từng đến Minh Châu (huyện Vân Đồn), nay có dịp trở lại thì không khỏi ngỡ ngàng vì sự đổi thay diệu kỳ của xã đảo này. Từ một nơi cuộc sống người dân nhiều khó khăn mà nay Minh Châu đã biết phát huy những tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng, để trở thành điểm đến ấn tượng của nhiều du khách.



Một điều hấp dẫn nữa ở Minh Châu là có bãi sá sùng rộng khoảng 100ha, một thời đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 80% phụ nữ trong xã từ nghề đào sá sùng. Khách du lịch đến Minh Châu không chỉ ấn tượng về bãi biển hay rừng trâm, mà còn thích vị ngọt pha lẫn sự mặn mòi của biển cả của sá sùng Minh Châu. Trong những năm gần đây, Minh Châu còn phát triển nghề khai thác sứa, tuy nghề này chỉ mang tính thời vụ khoảng 2 tháng, nhưng lại mang lại thu nhập có khi đạt vài chục triệu đồng/người/vụ. Chỉ tính riêng sản lượng sứa của Minh Châu năm 2011 đã đạt được 1.210 tấn.



Nhiều người dân ở xã Minh Châu đã xây nhà nghỉ khang trang để đón khách du lịch. (Ảnh: Nhà nghỉ của ông Vương Văn Tý, thôn Ninh Hải).
 

Kỳ thú Tiên Yên


Từ thành phố Hạ Long, ngược miền Đông, dọc theo quốc lộ 18 chừng hơn 80km, sẽ đến thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên).



Đây là một vùng đất có lịch sử hình thành khá lâu đời. Thời Tiền Lê, vùng đất này thuộc châu Tân An, đến đời Lê, là châu Tĩnh Yên, thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu Lê, vì kỵ huý của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên...

Không phải là nơi có nhiều chùa chiền nổi tiếng như Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí v.v.. nhưng Tiên Yên lại chứa đựng nhiều nét đẹp văn hoá rất đặc trưng của một thị trấn miền núi...

Trầm mặc phố...

Đến Tiên Yên, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của một thị trấn nhỏ nằm khép mình bên ngã ba sông, với những ngôi nhà hai tầng cổ kính, kín đáo, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, nhiều ngôi nhà nay đã xuống cấp, được các chủ nhân tu sửa lại phần nào làm mất đi vẻ cổ kính, nhưng vẫn còn mang dáng dấp của kiến trúc xưa.
 

“Đệ nhất” gà đồi...


Tiên Yên không chỉ nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kính mà còn được biết đến với đặc sản “gà đồi”… Không mấy ai ở Quảng Ninh là không biết câu ngạn ngữ: “Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Tiên Yên”. Gọi là “gà đồi” bởi gà Tiên Yên không phải giống gà nuôi nhốt mà chúng được thả rông, suốt ngày chạy nhảy, đêm đến thì ngủ trên cây… Đây là giống gà thuần chủng ở địa phương, có thịt thơm, ngọt đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; ngậy mà không ngấy…



Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, nhưng ngon nhất vẫn là thịt gà luộc. Gà Tiên Yên sau khi luộc da vàng ươm như thoa nghệ và bóng nhẫy như vừa nhúng mỡ. Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông, có cảm giác hơi ngậy, nhưng cắn một miếng mới thấy thật giòn và ngọt...
 

Độc đáo bánh “gật gù”...


Nghe cái tên của bánh thôi đã thấy độc đáo. Không ai biết cái tên này có từ bao giờ, nhưng khi bạn cầm trên tay cái bánh, bạn sẽ mỉm cười mà rằng: - Cái tên gọi thật quả là… gợi!

Bánh gật gù được làm bằng gạo nương. Gạo đem ngâm rồi xay thành bột. Khi xay, người ta pha lẫn một ít cơm nguội và “ngón” bí truyền mà các gia đình làm bánh luôn giữ là pha trộn theo tỷ lệ nào thì bánh ngon nhất. Bột xay rồi đem tráng, không mỏng như bánh cuốn, không dày như bánh đa. Bánh tráng xong cuộn lại, dài bằng gang tay, to như ngón tay cái xếp trên đĩa sứ, trắng muốt. Bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Khi cầm lên tay, bánh cứ “gật gù” “gật gù” trông rất ngộ…



Bánh “gật gù” chấm nước mắm cốt lẫn hành khô, tỏi, ớt và đặc biệt không thể thiếu là đĩa hến với mỡ gà. Thịt một chú gà sống thiến, bóc hai lá mỡ đem rán lên, đổ mỡ đun sôi cùng nước mắm và các thứ gia vị. Người ăn ngồi quanh bàn, cầm bánh gật gù chấm nước mắm nóng, ăn vào thấy người râm ran nóng, má hồng, mắt sáng, miệng xuýt xoa… Rồi tự nhiên cũng vừa ăn, vừa… “gật gù”, tấm tắc!

Người dân địa phương bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm rất hữu hiệu.
 

Vân Hải Linh Từ - Điểm du lịch văn hóa, tâm linh của Vân Đồn


Nằm thuận lợi trên tuyến đường tham quan du lịch, đền thờ vua Lý Anh Tông (Vân Đồn) không chỉ có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn mà còn mang vẻ đẹp cảnh quan "sơn thuỷ hữu tình", là tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tâm linh của huyện Vân Đồn.



Toạ lạc tại núi Cái Rồng, gần khu cầu cảng Cái Rồng (thuộc thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn), đền thờ vua Lý Anh Tông (hay  Vân Hải linh từ) là di tích - danh thắng thờ vị hoàng đế Lý Anh Tông, có công khai sinh ra trang Vân Đồn TK XII. Vân Hải linh từ có từ lâu, được xây dựng từ năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 (năm 1172).
 

Khám phá ngôi chùa cổ Hồ Thiên


Chùa Hồ Thiên nằm trong Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia từ năm 2006. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Hồ Thiên huy hoàng trong lịch sử đến nay chỉ còn là phế tích, nhưng khu thánh địa linh thiêng nguyên sơ này đang được tích cực tôn tạo, nhằm trả lại những giá trị vốn có.

Ngôi chùa toạ lạc trên núi Phật Sơn, nơi mà theo các nhà phong thuỷ là có địa thế “long chầu, hổ phục” rất đắc địa. Sư trụ trì chùa Hồ Thiên là Tỷ kheo Thích Đạt Ma Trí Thông, cho chúng tôi biết: “Khu chùa tựa vào đỉnh núi Phật Sơn, cho nên suốt cả mùa đông không hề có ngọn gió bấc nào thổi vào được...”. Nhà sư còn giải thích: “Chữ hồ trong Hồ Thiên tự không phải là ao, mà mang nghĩa “quần tụ”. Hồ Thiên là sự quần tụ trên trời...”.



Ấn tượng nhất hiện còn ở ngôi chùa cổ là tấm bia đá lớn ở trong một nhà bia mới dựng, được ghép mộng đá thay nhà bia cũ xây bằng gạch. Sau gần 300 năm tồn tại, đến nay những nét chữ, chạm khắc trên bia vẫn rất rõ nét. Có ý kiến cho rằng đây là tấm bia đá đẹp nhất hiện nay trong các di tích ở Quảng Ninh. Bên cạnh những giá trị về nghệ thuật, tấm bia còn ẩn chứa giá trị về mặt lịch sử, văn học, đó là bài văn khắc trên bia ca ngợi cảnh đẹp Hồ Thiên và ca ngợi công đức của chúa Trịnh. Bia dựng ngày tốt tháng 3 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).

Cảnh đẹp Quảng Ninh

Vẻ đẹp của đồng quê đã đi vào biết bao trang thơ, dòng nhạc, câu văn của các nghệ sĩ. Đẹp ở sự bình yên trong mỗi làng xóm, ở tình người thắm thiết và những cánh đồng thẳng cánh cò bay...





Những cảnh đẹp ở Biên Hòa - Đồng Nai lý tưởng cho bộ ảnh cưới
Những cảnh đẹp ở Bình Thuận đẹp mê mẩn
Những cảnh đẹp ở Anh Quốc đẹp mê mẩn
Những cảnh đẹp ở biển Nha Trang khiến du khách không thể rời mắt
Những cảnh đẹp ở đảo Bali mê mẩn du khách
Những cảnh đẹp ở Bình Định du khách hay lui tới nhất




(st)