Những điều cần biết khi ăn chay

Rất nhiều người có quan niệm rằng, ăn chay có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người ăn chay lại khỏe mạnh, sống lâu, ít bệnh tật trong khi một số người lại trở nên gầy gò, ốm yếu, xanh xao. Vậy ăn chay như thế nào là tốt cho sức khỏe? Chúng ta cùng tham khảo những điều cần biết khi ăn chay nhé!

Những ai không nên ăn chay?

Ăn chay là không ăn các thức ăn có nguồn gốc từ động vật, và ăn các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như; rau củ, trái cây, ngũ cốc,… Có ba hình thức ăn chay là: Ăn chay thuần túy (hay còn gọi là ăn chay hoàn toàn, ăn chay trường); ăn chay không tuyệt đối và ăn chay bán phần.

Việc ăn chay đúng cách giúp con người ngăn ngừa và hạn chế các bệnh về tim mạch, sỏi mật, xương khớp, ung thư,… Ngược lại, ăn chay không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.

Việc ăn chay đúng cách giúp con người ngăn ngừa và hạn chế các bệnh về tim mạch, sỏi mật, xương khớp, ung thư...

Theo Ths.BS Lê Thị Hải (GĐ Trung tâm tư vấn Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì – Viện Dinhdưỡng Quốc Gia): “Chúng ta không nên ăn chay hoàn toàn. Vì như vậy, cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu một số vitamin và khoáng chất như Sắt, Kẽm,… Mặc dù, sắt và kẽm cũng có trong thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, nhưng giá trị thấp hơn so với các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đó là chưa kể đến nguy cơ suy dinh dưỡng do ăn uống thiếu chất”.

Ths.BS Lê Thị Hải tư vấn thêm: “Chúng ta nên ăn chay theo kiểu phối hợp, tức là ăn chay bán phần. VD như chúng ta có thể giảm ăn thịt đi, nhưng vẫn ăn cá, thủy hải sản. Hoặc là không ăn thịt, không ăn các thức ăn có nguồn gốc từ động vật nhưng vẫn ăn các sản phẩm từ động vật như trứng, sữa,… Đó vẫn là nguồn cung cấp đạm, cung cấp vitamin, đặc biệt là vitamin B12 rất cần thiết để chống lại tình trạng thiếu máu”.

Trước khi quyết định ăn chay, chúng ta nên lưu ý một vài điều sau:

- Nên phối hợp các loại thực phẩm với nhau như: Rau đậu với các loại hạt; ngũ cốc với rau đậu; ngũ cốc với các sản phẫm từ sữa,…

- Hạn chế ăn các thực phẩm chay công nghiệp. Bởi chúng đã được xử lý qua nhiều khâu nên dinh dưỡng bị thất thoát nhiều.

- Người ăn chay thường xuyên nên hạn chế dùng các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: tương, cải muối, cà muối…, đặc biệt là đối với những người cao tuổi có tiền căn bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường.

- Thực phẩm chay ít năng lượng nên người ăn chay thường mau đói. Vì vậy, để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, ngoài ăn đủ 3 bữa chính, chúng ta nên ăn thêm từ 2 đến 3 bữa phụ một ngày. Các bữa ăn cũng cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên.

- Những người có tiền sử rối loạn ăn uống không nên ăn chay vì đôi khi nó tạo điều kiện cho bệnh rối loạn ăn uống bộc phát.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa ăn chay và ăn uống thiếu cân bằng. Kết quả cho rằng có khá nhiều người bị biếng ăn và ăn uống không ngon miệng, chán ăn… vì đã tự bỏ đói chính mình hoặc do sử dụng chế độ ăn thuần chay.

- Những người bị dị ứng thực phẩm. Đối với những người bị dị ứng với thực phẩm, chế độ ăn thuần chay có thể là khó khăn hoặc không thể đạt được hiệu quả. Đặc biệt là những người bị dị ứng nặng với tất cả các loại đậu, bao gồm đậu nành, và với hầu hết các loại hạt.

Những người này nếu ăn chay sẽ bị thiếu chất đạm trầm trọng. Người bị bệnh loét dạ dày có thể không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ từ một bữa ăn chay vì rau củ chứa nhiều gluten.
 

Tổng hợp

Nguồn: Sưu tầm - Tin mới/Người đưa tin

Nguồn: Tinmoi/Nguoiduatin


Những lưu ý khi ăn chay


Ăn chay giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người ăn chay trường vẫn có thể mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid máu...

So với chế độ dinh dưỡng thông thường, ăn chay có nhiều ưu điểm: chất đạm dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng, lượng chất đạm vừa phải giúp giảm nguy cơ bệnh thống phong, giảm thải canxi qua đường thận, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ lúc tuổi già; chất béo có nhiều acid béo không no và hoàn toàn không có cholesterol, có lợi cho tim mạch; dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ, phytochemical từ rau trái giúp bảo vệ cơ thể, duy trì tuổi xuân, phòng chống ung thư…

Dù vậy, ăn chay cũng có thể gây một số bất lợi cho sức khỏe. Chất đạm trong các thức ăn thực vật không đủ acid amin thiết yếu; chất béo tuy không có cholesterol nhưng có các acid béo no, nhất là trong nước cốt dừa và các dạng bơ thực vật như margarine, shortening... không tốt cho tim mạch. Trong rau củ cũng có nhiều chất gây cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Những người ăn chay trường thường dễ bị thiếu máu, loãng xương, giảm đề kháng… do thiếu các vi chất dinh dưỡng như acid folic, sắt, vitamin B12, kẽm, canxi…


Vì vậy, ăn chay chỉ có thể trở thành một cách ăn kiêng có lợi cho sức khỏe khi loại bỏ được các yếu tố nguy cơ nói trên. Nên chọn cách ăn chay kèm sữa, trứng và lưu ý kết hợp các thành phần trong bữa ăn.

Để cân đối chất đạm, nên trộn thêm các loại đậu vào gạo dùng nấu cơm hay cháo, hoặc ăn cơm với mè, đậu phộng, uống thêm một ly bột ngũ cốc sau bữa cơm.

Hạn chế tối đa nước cốt dừa và các loại chất béo đông đặc. Tránh chiên xào các loại thực phẩm trong dầu trước khi kho nấu để tránh làm tăng lượng chất béo trong khẩu phần.

Những món ăn lên men như tương, chao, cải muối, dưa cải, cà… có hàm lượng muối rất cao, chỉ nên dùng hạn chế và nên loại khỏi danh sách thực phẩm của những người cao tuổi có bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường.

Chế biến qua nhiều công đoạn sẽ làm mất các vitamin dễ phân hủy như vitamin B2, B3, B6, B9, C… Vì vậy, nên chế biến thức ăn đơn giản nhất có thể: canh rau, đậu hũ kho hay chiên, xào thập cẩm… Dưỡng chất sẽ được bảo quản tốt nhất và không sinh thêm các thành phần có hại cho sức khỏe.

Với những người ăn chay trường, có thể sử dụng thêm vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc bổ.

Với những người trẻ và khỏe mạnh, chỉ ăn chay một hai ngày trong tuần để thay đổi khẩu vị. Khi ăn chay trên một tuần hoặc muốn áp dụng ăn chay để phòng trị bệnh, thì bắt buộc phải quan tâm đến việc cân đối bữa ăn để đảm bảo một chế độ ăn phù hợp nhất cho sức khỏe. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (một ngày mỗi tuần, một tuần mỗi tháng hoặc ba tháng mỗi năm) thật sự là một chế độ ăn kiêng giúp bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống.


Theo megafun.vn


Lưu ý khi nấu ăn chay


Ngày nay xu hướng ăn chay được mọi người hưởng ứng khá mạnh mẽ. Bởi món chay không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cho bạn thân hình cân đối. Tuy nhiên, khi chế biến món chay cần lưu ý nhũng vấn đề sau
Nhiều người ăn chay không chỉ vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng mà còn bởi thức ăn chay ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Sau đây, Amthuc365.vn xin chia sẻ đến bạn đọc một số cách cơ bản để nấu các món chay ngon và đảm bảo được chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Hiểu biết cơ bản về món chay
Trên thực tế, nghệ thuật nấu món chay khá tinh tế và cầu kỳ, đòi hỏi phải có sự chọn lọc nguyên liệu, kết hợp các nguyên liệu với nhau và sử dụng gia vị phù hợp để có được những món chay vừa ngon, vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
Điều cần chú ý là bạn không nên nấu món chay theo công thức của món mặn bởi kết quả là bạn sẽ không bao giờ có được món ăn với hương vị như mong muốn.
Một nguyên liệu có thể làm món chay đậm đà hơn chính là muối tinh bởi muối tinh chứa nhiều chất khoáng và không có hóa chất độc hại. Điều quan trọng cần lưu ý là nên dùng muối trong quá trình bạn nấu thay vì đợi cho đến khi món ăn đã hoàn thành.
Các món súp, hầm và nhiều món chay khác cũng cần có nước dùng. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng thay thế những loại nước dùng làm từ thịt gà hoặc thịt bò bằng nước dùng rau quả. Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng rượu vang làm nước dùng để món chay thêm đậm đà.
Thịt cung cấp rất nhiều đạm nhưng khi thịt bị loại khỏi thực đơn chay, bạn có thể thay thế bằng những nguồn cung cấp đạm từ thực vật như đậu phụ, đậu hà lan, đậu phộng, mì, quả hạnh, bánh mì làm từ hạt ngũ cốc chưa qua tinh chế. Thịt chay làm từ đậu nành cũng là một nguồn cung cấp đạm rất tốt.
Nếu món súp hoặc món hầm quá mặn, hãy thêm khoai tây vào và vớt chúng ra sau khi nấu xong. Nếu món ăn quá ngọt, bạn nên thêm một muỗng cà phê giấm.
Để tạo thêm mùi vị cho món rau diếp cá, trước khi chế biến, bạn nên ngâm rau vào nước cốt chanh pha loãng trong tủ lạnh và để khoảng một giờ.
Khi xào các loại rau, củ quả như khoai tây, cà rốt và bí, bạn nên sử dụng đũa vì dùng muỗng có thể làm nát rau quả.
Để làm nước chấm đặc hơn, bạn hãy thử các phương pháp sau: sử dụng bột ngô trộn với nước lạnh (tỉ lệ 1:1), bột gạo lức (tỉ lệ khoảng 5/3 muỗng trà và ½ muỗng nước chấm), tinh bột hoặc bột khoai tây (tỉ lệ 2/3 muỗng trà và ½ muỗng nước chấm).
Một số bí quyết dưới đây giúp bạn chế biến được những món chay vừa ý
1. Chọn lọc nguyên liệu giàu dinh dưỡng
Cần đảm bảo cho những món chay mà bạn dự định nấu phải có đầy đủ dưỡng chất. Hãy dùng các loại đậu, gạo thô và rau xanh có nhiều lá để đáp ứng nhu cầu chất sắt và protein. Đậu lăng, tàu hũ, đậu nành và các loại hạt là nguồn cung cấp can-xi dồi dào. Một bữa ăn chay hoàn hảo không thể thiếu các dưỡng chất và vitamin như B12 và vitamin D, vốn có rất nhiều trong những thực phẩm bổ dưỡng như bột yến mạch.
2. Tránh nấu quá chín
Rau xanh là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn chay. Để giữ hương vị của các loại rau cũng như bảo quản được lượng chất dinh dưỡng quý giá có trong rau xanh, bạn không nên nấu món ăn quá chín. Thời gian cần thiết để nấu các loại rau xanh không quá 15 phút. Một số cách nấu có thể giúp giữ được chất dinh dưỡng khá tốt trong rau như nướng vỉ, hấp hoặc xào sơ, thậm chí có thể ăn sống.
Đối với những thực phẩm khác, chỉ cần nấu đến khi chúng vừa chín tới. Điều này không chỉ giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất mà còn khiến thức ăn không bị khô và nhạt.

3. Ít béo
Cố gắng giữ hương vị tự nhiên và các dưỡng chất trong rau xanh, gạo, ngũ cốc, đậu... bằng cách sử dụng ít chất béo khi nấu. Đừng nghĩ rằng việc cho thật nhiều bơ hoặc vài lòng đỏ trứng sẽ giúp những món ăn thiếu thịt trở nên đẹp mắt hơn, điều này sẽ chỉ làm cho các món chay mất đi hương vị thơm ngon vốn có từ các nguyên liệu thực vật.

4. Sử dụng các sản phẩm chay 
Bạn có thể dễ dàng nấu các món ăn yêu thích, qua việc sử dụng các sản phẩm được chế biến dành riêng cho việc nấu món chay. Ví dụ, những sản phẩm thịt chay được làm từ đậu nành sẽ thay thế cho các loại thịt động vật trong món ăn. Những sản phẩm phục vụ cho việc nấu món chay rất đa dạng và được bán nhiều trong các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm…
5. Chế biến nước dùng chay
Đối với món chay, nước dùng làm từ rau củ sẽ thay thế cho các loại nước dùng làm từ thịt.
Ngoài ra, rượu vang cũng là một lựa chọn tốt thay thế cho các loại nước dùng thịt. Hãy dùng vang đỏ cho những món chay có mùi vị đậm và rượu vang trắng dành cho những món có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Nguồn tin: Amthuc365.vn
 

Những lưu ý khi bà bầu ăn chay

Trong tháng 7 có rất nhiều mẹ bầu lựa chọn ăn chay nhưng họ thường lo sợ chế độ ăn chay sẽ ảnh hưởng đến em bé đang lớn dần trong bụng. Bạn phân vân không biết liệu có thể theo đuổi chế độ ăn uống này nữa không?

Theo ý kiến của bà Rachele Dependahl, chuyên gia dinh dưỡng thuộc hiệp hội y học Cedars- Sinai, đồi Beverly Hills, Calif (Mỹ), “Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ thai nghén có thể cung cấp cho cả mẹ và bé đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe”.

Nên

Có rất nhiều điểm tích cực khi duy trì chế độ ăn chay lúc có thai. Chẳng hạn, nguồn cung cấp protein đến từ rau quả sẽ tốt hơn cho thận. Thêm vào đó, một phụ nữ ăn chay có thể tránh được bênh sâu răng - một bệnh phổ biến ở các bà mẹ. Ngoài ra, ăn chay sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, táo bón, bệnh tim mạch, tiểu đường mẫu 2, ung thư và bệnh sỏi mật, vv…

Một lợi ích nữa của việc ăn chay, theo như bà Martha K. Grodrian, một chuyên gia dinh dưỡng thẩm mỹ thuộc bệnh viện Good Samaritan ở Dayton, bang Ohio: “Hầu hết phụ nữ ăn ít đồ ăn nhanh và có một chế độ ăn uống dinh dưỡng hơn khi ăn chay”.

Không nên

Phải mất khá nhiều công sức để duy trì chế độ ăn chay khi có thai mặc dù đó có thể là một lựa chọn tốt cho sức khỏe “Sẽ tốn nhiều công sức để lên kế hoạch một bữa ăn hiệu qủa theo một chế độ ăn chay tốt cho sức khỏe trong thai kỳ”, bà Grodrian chia sẻ “Nhìn chung, phụ nữ loại bỏ càng nhiều loại thức ăn ra khỏi thực đơn thì sẽ càng khó để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể”. Tuy nhiên, việc bổ sung chế độ ăn kiêng cũng có thể lấp đi khoảng trống này”.

Một phụ nữ chuyên ăn chay (kèm trứng và sữa) có thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thông qua một chế độ ăn uống hợp lý và việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Một phụ nữ ăn chay trường niên không ăn thịt động vật sẽ cần bổ sung thêm vitamin B12, sắt và có thể thêm cả can-xi, kẽm và vitamin D.

Mặc dù tốn nhiều công sức hơn để theo một chế độ ăn chay nhưng các bà bầu lại có thể khỏe hơn: “Chế độ ăn kiêng của tôi rất dễ theo, bà Dependahl nói “Tôi không phải đối mặt với bất cứ khó khăn nào bởi tôi rất thích ăn rau, đậu phụ, trứng, sữa và đặc biệt là cá”.


Những điều cần biết sau khi chuyển phôi
Những điều cần biết về thuốc tránh thai cấp tốc
Quan hệ lần đầu những điều cần biết
Những điều cần biết sau khi kết hôn
Những điều cần biết về vitamin A


(ST)