Những điều cần lưu ý khi đi máy bay

Ngày nay, máy bay đã trở thành phương tiện hữu dụng rút ngắn thời gian cho con người mỗi khi đi xa. Lần đầu tiên đi máy bay, để tránh gặp phải những rắc rối đáng tiếc xảy ra, ngoài việc tìm hiểu kỹ về những quy định của các hãng hàng không ở các nước sở tại bạn cũng nên biết một số kinh nghiệm để giữ gìn sức khỏe trong suốt chặng đường bay.



Nên mang theo những giấy tờ cần thiết gồm: vé, hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với yêu cầu của chính quyền sở tại.

Những thủ tục tại sân bay sẽ được bắt đầu sớm hơn 2 giờ và kết thúc trước giờ bay theo lịch 30 phút. Khi đi, bạn không được mang trong hành lý chất khí lỏng, rắn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, từ tính. Hành lý miễn cước tùy theo hãng máy bay có thể từ 20kg đến 70kg.

Một số tác hại cần lưu ý

Mất nước

Trên thực tế, hệ thống làm mát trên máy bay làm tăng nguy cơ mất nước. Hơn nữa, sự thay đổi của áp suất khí quyển và sức nóng làm rối loạn sự lưu thông của các mạch máu.

Mệt mỏi vì ngồi lâu trên khoang, vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong giấc ngủ và ăn uống, dẫn đến rối loạn nhịp độ sinh hoạt, nhức đầu, mất ngủ, đầy bụng.

Lời khuyên

Đi ngủ sớm hơn một giờ nếu đi du lịch về phía Đông, và đi ngủ chậm hơn một giờ nếu đi du lịch về hướng Tây.

Trước khi đi 3 ngày, du khách nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm, ăn nhiều rau, bột vào buổi chiều. Ngày thứ hai thì ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba nên ăn theo chế độ ngày thứ nhất.

 Ù tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nhất là khi đang đau đầu.

Nguyên nhân: hiện tượng thay đổi áp suất khi máy bay thay đổi độ cao.

Lời khuyên: luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy, bạn sẽ tự cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với bên ngoài. Nếu đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông.

Chân bị phù, chuột rút, đau cơ khắp người và cảm thấy mệt mỏi

Đặc biệt, việc phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế chật hẹp khiến cơ thể hầu như bất động hoàn toàn là nguyên nhân làm cho chân bị phù. Triệu chứng này đe dọa tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Căn bệnh này càng trở nên trầm trọng với những người bị chứng khuyết hối, nó làm tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và gây nên bệnh viêm tĩnh mạch chết người.

Lời khuyên

Duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi trở lại vị trí bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là đối với các bắp thịt.

Uống nhiều nước, một lít nước trong năm tiếng.

Tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê, coca hoặc rượu. Những đồ uống này sẽ làm tăng khả năng mất nước.

Tránh dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần. Khi dùng những loại thuốc này, bạn sẽ không hoạt động được nhiều và nguy cơ mắc các bệnh nói trên tăng cao.

Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ, làm bốn lần rồi đổi chiều, nhún hai vai rồi quay tròn; giơ cao hai tay lên trần, thay đổi tay trái rồi đến tay phải, cử động các ngón chân và bàn chân lên xuống nhiều lần. Nếu có thể nên đứng lên và đi lại một quãng để máu lưu thông tốt.

Tập thở chậm và sâu giúp oxy vào phổi nhiều để cung cấp cho máu. Ngoài ra, để tránh khó chịu khi ngồi trên khoang bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh chỗ ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Nên mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.

Tăng sự lưu thông máu ở chân: cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần; đứng lên (và nếu có thể), cứ hai giờ lại dời chỗ để đi một quãng; tập thở chậm và sâu; lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời nên việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu.

Như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực vật cũng rất hữu hiệu cho sức khỏe của bạn trong chuyến bay. Cây mùi tây, nho đỏ… là những loại thực phẩm làm lưu thông mạch máu và ngăn chặn bệnh phù.

Một số bệnh sau đây không thích hợp đi lại bằng đường hàng không

- Người bị bệnh tim nặng đến giai đoạn hiểm nghèo như suy tim có triệu chứng tím tái hoặc bị tắc mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

- Người bị bệnh nghiêm trọng ở bộ máy hô hấp, khó thở hoặc hen phế quản nặng; bị các bệnh gây tràn khí, tràn dịch màng phổi hay vừa qua các xét nghiệm y tế mà bọt khí còn tồn lưu trong hệ thống thần kinh trung ương như chụp Xquang não bơm khí, chụp não thất.

- Những người có bệnh cao huyết áp (trên 230/130 mmHg) hoặc những người có bệnh huyết áp thấp (80/50 mmHg).

- Người bị tổn thương gây ra các triệu chứng như ho  ra máu tái phát, khạc ra máu, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

- Người bị đột quị vừa mới trong vòng 4 tuần lễ.

- Người bị các bệnh: khối u trung thất, thoát vị quá lớn, tắc ruột.

- Người bị tổn thương não, vỡ xương sọ, gãy xương hàm phải mang nẹp vĩnh viễn.

- Người bị thiếu máu nặng với mức phải mang Hemolobin dưới 8g/dl.

- Người mới phẩu thuật (đặc biệt là ở đầu ngực bụng) chưa đủ thời gian để liền vết thương.

- Người bị ảnh hưởng của say rượu, ma túy hay các chất kích thích.

- Người bị bệnh tâm thần ở trạng thái không ổn định có thể gây nguy hiểm cho người khác.

- Người bị liệt trong vòng 1 tháng kể từ khi khởi phát. Với trường hợp bị liệt do hành não dù ở giai đoạn nào cũng không nên đi máy bay.

- Người bị bệnh ngoài da có thể gây nhiễm hoặc có hình dạng kỳ quái, hôi hám.

- Người bị các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, sốt phát ban, đậu mùa, viêm não Nhật bản, lao tiến triển.

- Trẻ sơ sinh dưới 14 tháng tuổi, phụ nữ có thai từ 32 tuần tuổi trở lên, phụ nữ ngay sau khi sinh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nếu chứng bệnh được chẩn đoán là ổn định và được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và nhân viên ý tế có kinh nghiệm đi kèm để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người bệnh thì vẫn có thể được xem xét chấp nhận vận chuyển bằng đường hàng không.

Khi đi du lịch bằng máy bay, nếu không để ý, bạn có thể ngã bệnh và cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn. Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia giúp bạn có một chuyến đi suôn sẻ:

1. Tăng cường hệ miễn dịch bằng việc bổ sung vitamin C trước chuyến đi 3 ngày. Có nhiều vi khuẩn bay lởn vởn trong không khí trên máy bay và bạn có thể mắc nhiễm chúng. Tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bạn vượt qua điều này.

2. Dùng aspirin một ngày trước chuyến bay dài, trong ngày bay và 3 ngày sau chuyến bay. Khi bạn ngồi lâu mà không di chuyển, máu sẽ dồn ứ ở chân. Điều này có thể dẫn tới chứng máu vón cục và nếu cục máu vón đó đi lên phổi hoặc một cơ quan nội tạng quan trọng khác, nó có thể gây nguy hiểm chết người. Aspirin có tác dụng giúp chống tình trạng máu vón cục.

3. Đem theo 3 túi trà trong túi xách tay của bạn. Khi tiếp viên mời bạn uống nước, hãy xin một cốc nước nóng để bạn uống trà. Trà thảo mộc sẽ giúp bạn bớt cảm thấy bồn chồn về chuyến bay, giúp bạn  tỉnh táo và đỡ cảm thấy mệt mỏi hơn.

4. Tránh ngồi bắt chéo chân. Thay vào đó, bạn gác chân lên hành lý của mình sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái.

5. Đem theo một ít đồ ăn như bánh mì, bánh ngọt... trong hành lý xách tay. Cách này sẽ giúp bạn tránh bị hạ đường huyết do đói bụng khi bị hoãn chuyến bay.

6. Dùng thuốc làm thông mũi và tai 24 giờ trước khi bay. Điều này sẽ giúp co màng trong mũi và tai của bạn.

7. Nhai kẹo cao su và nuốt hơi một cách nhiệt tình hoặc ngáp lớn khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh sẽ giúp cân bằng huyết áp trong tai giữa của bạn.

8. Tránh dùng chất cồn trong suốt chuyến bay.

9. Tránh tháo giày ra trong suốt chuyến bay. Bạn sẽ phải chịu cảnh chân bị sưng phồng do huyết áp thấp trong buồng máy bay. Bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi mang lại giày.

10. Mang thêm nhiều áo. Khoang máy bay thường quá nóng hoặc quá lạnh. Bạn có thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách mang thêm áo hoặc cởi bớt áo.

Những lưu ý về sức khỏe khi đi máy bay ?

Nếu bạn dễ bị say khi đi máy bay, nên chọn chỗ ngồi phía cánh để ít bị chao đảo, hướng gió mát của máy lạnh về phía mặt. Ở độ cao hàng nghìn mét và tốc độ di chuyển hàng trăm km/h, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe, nhất là trong những chuyến đi dài. Máu cục tĩnh mạch Những người dễ gặp rủi ro này là: Người có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch hoặc phổi; gia đình có vấn đề về đông máu, người hay bị chứng đông máu, bệnh nhân ung thư hoặc đã điều trị ung thư, có phẫu thuật lớn hoặc thay khớp xương hông, xương đầu gối trong vòng 3 tháng trước. Nguy cơ này cũng cao ở phụ nữ mới sinh, đang uống thuốc ngừa thai, người hút thuốc lá; người tuổi cao, béo phì. Để phòng tránh, bạn nên: - Đừng xếp hành lý ở dưới hàng ghế trước mặt, để có khoảng trống cho đôi bàn chân cử động. - Uống thêm nước lạnh, nước trái cây để tránh thiếu nước. - Tránh uống nhiều cà phê, rượu mạnh vì các thứ này làm cho tiểu tiện nhiều, gây mất nước. - Mang tất hơi bó sát bắp chân, uống thuốc viên aspirin (hỏi bác sĩ). - Năng cử động chân, như đứng lên đi tới đi lui khi có thể. - Khi ngồi, nên cử động thân mình, như là nhổm mông và bắp đùi lên khỏi mặt ghế, co duỗi đầu ngón chân, cử động, lắc bắp thịt ở bắp vế; co duỗi chân khi ngồi, vươn vai. Cảm giác lùng bùng, đau trong tai Rối loạn này dễ xảy ra hơn nếu bạn đang bị cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang, khi các ống thông tai với mũi miệng bị nghẹt, cản trở sự ra vào của không khí. Do đó, khi bị dị ứng hoặc bệnh hô hấp trầm trọng, nên hoãn chuyến bay. Và nếu triệu chứng trên thường xuyên xảy ra mỗi lần đi máy bay, nên đi khám để chữa trị nguyên nhân. Để tạm thời giảm thiểu khó khăn này, nên há miệng, cử động xương hàm qua lại (nhai kẹo cao su chẳng hạn) hoặc nuốt nước miếng. Say máy bay Hiện tượng này thường xảy ra với hành khách trên máy bay cánh quạt, ít khi xảy ra với máy bay phản lực. Ngoài việc dùng thuốc chống say, bạn có thể áp dụng các biện pháp: - Lấy chỗ ngồi phía trên cánh máy bay, nơi ít bị chao đảo. - Lựa máy bay loại lớn. - Lựa chỗ ngồi cạnh cửa sổ có thể nhìn ra ngoài. - Hướng gió mát máy lạnh về phía mặt. - Giảm thiểu thức ăn, nước uống có nhiều hơi. - Tránh uống rượu 24 giờ trước khi bay. Một số lưu ý khác Nếu bị nhồi máu cơ tim, không có biến chứng thì 3 tuần sau khi lành bệnh có thể bay được. Huyết áp cao không kiềm chế được thì nên hạn chế bay. Bệnh nhân tiểu đường, nhất là type 1 nếu phải bay qua nhiều múi giờ thì nên mang insulin nhiều hơn nhu cầu một chút, với máy thử đường, ít viên kẹo. Tới nơi, điều chỉnh lại giờ ăn cơm, giờ dùng thuốc, phân liều insulin theo lượng đường trong máu. Nếu bay về hướng Đông, ngày ngắn đi thì số insulin cần cũng ít đi và ngược lại. Nhớ đo đường huyết theo lịch trình định sẵn. Khi bị thiếu máu nặng, nên trì hoãn bay để điều trị vì bạn sẽ cần nhiều dưỡng khí để thở hơn. Người mới mổ ghép nối động mạch tim mà không có biến chứng cũng nên đợi 2 tuần lễ mới bay. Với các phẫu thuật khác ở bụng, ngực..., nên đợi lành hẳn vết mổ, đại tiểu tiện thông suốt. Sự thay đổi áp suất trong máy bay và không khí khô có thể ảnh hưởng tới người vừa được điều trị cườm mắt, thay ghép thủy tinh thể. Do đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay. Người hay bị khô mắt nên mang theo nước mắt nhân tạo, đặc biệt là những ai mang kính áp tròng hoặc bị viêm ngứa. Với thai phụ, một vài hãng hàng không yêu cầu có giấy chứng nhận của bác sĩ là ngày khai hoa nở nhụy không xảy ra trong vòng 4 tuần với chuyến bay nước ngoài và 7 ngày với chuyến nội địa. Lý do chính là họ ngại rắc rối nếu có sinh đẻ trên máy bay, chứ việc bay không có ảnh hưởng xấu gì cho thai phụ, thai nhi.



Một số lưu ý khi gửi hành lý



Số kg hành lý miễn cước bao giờ cũng được in trên vé máy bay (mục allow), thông thường là 20kg (để trong khoang chở hàng) và 5-7kg hành lý xách tay, nếu mua vé hạng thường, 30kg hành lý miễn cước và 10-14kg hành lý xách tay (chia làm 2 kiện), nếu mua vé hạng thương gia. Số ký lô quá quy định sẽ bị tính phí từ 2-5 USD/kg (tùy hãng).


Hành lý xách tay phải có kích thước không vượt mức 56 x 36 x 23cm. Cân hành lý xách tay được đặt tại khu vực làm thủ tục và tại cửa ra máy bay để giúp bạn kiểm tra hành lý của mình. Nếu đi Mỹ, Canada, Hawaii, Guam bằng máy bay của Vietnam Airlines thì bạn được gửi miễn cước 2 kiện hành lý mà trọng lượng mỗi kiện không quá 3kg.

Các hãng HK đều từ chối chuyên chở những thứ nặng mùi như nước mắm, sầu riêng… Nếu muốn mang theo, bạn phải gói ghém thật kỹ và chuẩn bị sẵn tâm lý để mạnh dạn bỏ chúng lại nếu bị phát hiện. Xin lưu ý thêm, bạn không được mang các loại thực phẩm vào Uc và chewingum vào Singapore. Tất cả vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, không được xách tay mà phải để trong hành lý ký gửi.


Đi nước ngoài, bạn nên dùng loại vali có bánh xe và tay kéo để dễ dàng di chuyển khi qua các cửa khẩu hoặc chuyển máy bay. Để nhanh chóng nhận ra hành lý của mình trong “một rừng” hành lý được băng chuyền tải ra, bạn nên làm dấu như buộc một dải vải màu vào quai xách. Cũng nên ghi tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc lên thẻ hành lý phòng khi thất lạc hãng Hàng không có thể nhanh chóng hoàn trả hành lý cho bạn.


Tất nhiên không ai muốn bị thất lạc hành lý nhưng nếu điều đó xảy ra, bạn phải đến quầy thất lạc hành lý (Lost and Found) để khai báo. Bạn cũng có thể khiếu nại nếu trong quá trình vận chuyển hành lý cua bạn bị hư hại. Các hãng HK thường có chính sách riêng về mức bồi thường đối với hành lý thất lạc. Và cả chi phí cho những đồ dùng cá nhân mà bạn mua dùng tạm trong thời gian chờ hành lý của bạn “quay về”.


Muốn biết thông tin về hành lý thất lạc tại sân bay Nội Bài, bạn gọi số điện thoại (04) 3884 0008; tại sân bay Tân Sơn Nhất gọi số (08) 3844 6665, xin số máy nhánh 7461. Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý là tuyệt đối không xách hộ, gửi hộ hành lý cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì, cũng như không đụng đến bất cứ gói hành lý nào bị hoặc có vẻ như bị bỏ quên, nếu bạn không muốn nhận lấy những “tai họa từ trên trời rơi xuống”.


Hành lý ký gửi - Quy định vận chuyển Tiêu chuẩn hành lý miễn cước được chỉ rõ trên vé máy bay.


Những vật dụng bị cấm vận chuyển theo đường hành lý

  • Chất ăn mòn
  • Khí ga
  • Chất Ô xy hóa
  • Chất độc
  • Chất nổ
  • Chất phóng xạ
  • Chất dễ cháy

Những vật dụng chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi

  • Súng
  • Đạn
  • Dao – kéo

Lưu ý khi gửi hành lý

  • Qúy khách nên ghi tên và địa chỉ của mình vào thẻ nhận dạng hành lý.
  • Khi gửi lưu ý nhớ nhận cuống thẻ từ nhân viên làm thủ tục.
  • Để đảm bảo an toàn cho hành lý ký gửi, đề nghị Qúy khách lưu ý: Không nên để những vật dụng quý như tiền, trang sức, kim loại quý, tài liệu và vật mẫu quan trọng…trong hành lý. Hành lý nên được bao gói chắc chắn và có khóa.
  • Không được để những vật dụng dễ vỡ như đồ sứ, hàng điện tử, chai lọ…bên trong hành lý.
  • Những đồ có đặc tính gây mùi khó chịu như nước mắm, trái sầu riêng…không được phép vận chyển.
  • Khách muốn gửi kiện hành lý nặng (trên 40 kg) hoặc có kích thước lớn (kích thước 3 chiều trên 203 cm) phải khai báo và đặt trước tại phòng vé. Riêng đối với chuyến bay đi Mỹ, mỗi kiện hành lý không nặng quá 32 kg.



Những lưu ý khi cho bé đi máy bay

Bé phải chịu không khí khép kín trong khoang máy bay, nơi mà có nhiều vi khuẩn lạ trong không khí có thể làm bé khó chịu hoặc dễ bị xâm nhập vào cơ thể. Bạn cần chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Bé phải chịu không khí khép kín trong khoang máy bay, nơi mà có nhiều vi khuẩn lạ trong không khí có thể làm bé khó chịu hoặc dễ bị xâm nhập vào cơ thể. Bạn cần chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Đến tuổi nào bé được đi máy bay?

Hàng không Việt Nam quy định: không chấp nhận vận chuyển các bé dưới 14 ngày tuổi còn các hãng hàng không trên thế giới không chuyên chở các bé dưới 1 tuần tuổi. Các bé mặc bệnh bẩm sinh (tim, hô hấp…), sinh non, thiếu tháng, trọng lượng không đảm bảo hay sống phụ thuộc các thiết bị hỗ trợ bị từ chối nếu mua vé thường. Các trường hợp đặc biệt này cần có sự thỏa thuận riêng đối với các hãng hàng không để nhận sự hỗ trợ đặc biệt. Tốt nhất bạn nên chờ ít nhất 2 – 3 tháng sau sinh mới nên cho bé đi máy bay. Khi đó, hệ thống miễn dịch của bé đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường lạ và bạn cũng đỡ vất vả hơn khi chăm sóc bé. Nếu cần thiết phải bay, hãy cho bé đi khám sức khỏe trước 2 tuần.

Phải chuẩn bị gì khi cho bé đi máy bay?

- Sữa, bột ăn liền

- Một số loại thuốc bé hay dùng đề phòng ho, sổ mũi…

- Chăn và gối, bát, cốc và thìa của bé

- Quần áo, khăn lau mặt, bỉm

- Đồ chơi

- Bông để bịt lỗ tai bé, túi đựng (nếu bé nôn trớ)

- Mang nhiều bình sữa dự phòng, múm vú giả (nếu bé đang bú) Các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý những gì? Bạn cần liên hệ với các tiếp viên trước để nhận được sự giúp đỡ trên máy bay. Hiện nay có quy định: không được mang quá 100ml nước (chất lỏng) lên máy bay. Khi cần làm nóng sữa, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các tiếp viên.

- Để tránh cho bé ù tai khi máy bay cất và hạ cánh, hãy cố cho bé bú hoặc cử động hàm trước đó.

- Bạn cần mang dư sữa, bột ăn liền phòng khi máy bay bị hoãn do thời tiết xấu.

- Để khỏi phải chờ lâu khi toilet trên máy bay quá đông mà bạn cần thay bỉm cho bé, bạn nên mang thêm những chiếc khăn giấy dẻo, dày; trải xuống sàn máy bay để thay cho bé.

- Nên mua túi nôn ở các trung tâm y tế có miệng to vì túi nôn ở trên máy bay là túi giấy. Bạn mở túi giấy ra được thì bé đã nôn trớ ra rồi.

- Bạn nên mang nhiều bình và núm vú giả đã tiệt trùng ở nhà. Vì không phải lúc nào nhà vệ sinh trên máy bay cũng đảm bảo vệ sinh.

- Cần phải mang quần áo ấm cho bé vì trên cao bé sẽ lạnh.

- Bé thường ngủ ít khi đi máy bay, bạn nên chọn giờ đi trùng với giờ ngủ của bé nếu có thể.


Những loại giấy tờ cần lưu ý khi đi máy bay


Hành khách khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Viện Nam phải xuất trình Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hộ chiếu); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào giấy tờ của người đại diên theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.



Hành khách, khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài:

  • Hộ chiếu.


Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam:

  • Hộ chiếu

  • Giấy chứng minh nhân dân; trường hợp mất giấy Chứng minh nhân dân thì phải có Giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của Công an phường, xã nơi cư trú, thời hạn gần đây

  • Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang

  • Thẻ đại biểu Quốc hộ

  • Thẻ Đảng viên

  • Thẻ nhà báo

  • Giấy phép lái xe ôtô, môtô

  • Thẻ kiểm soát an ninh hàng không

  • Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.

Hành khách là trẻ em khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay nội địa phải tuân theo quy định sau:

  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi phải có giấy khai sinh.

  • Trường hợp trẻ em dưới một tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh.

  • Đối với trẻ em được các tổ chức xã hội đưa về nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận của tổ chức xã hội đó.

  • Giấy xác nhận có giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác nhận.

  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi đi tàu bay một mình trên các chuyến bay nội địa, ngoài giấy tờ theo quy định còn phải có giấy cam kết của người đại diện theo pháp luật, phải đăng ký trước và được sự chấp thuận của hàng Không.

  • Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay phải đảm bảo các điều kiện sau: Còn giá trị sử dung;
    Có ảnh đóng dấu giáp lai, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em.


10 điều “kỵ” khi đi máy bay


Những hành động vô ý trên máy bay có thể khiến bạn trở thành kẻ phiền phức trong mắt các hành khách khác.

1. Cởi giày đi chân đất

Sau một chặng đường dài, điều đầu tiên bạn muốn làm khi ngồi xuống ghế là khiến cho mình thật thoải mái. Tất nhiên, bạn có thể thoải mái cởi giày để cho chân bạn được “thở” đôi chút.

 

Tuy nhiên, nếu chân bạn hơi “nặng mùi” thì tốt nhất là bạn không nên cởi giày, hoặc ít ra là vẫn để lại bít tất. Ở nơi có không gian kín như trên máy bay, mùi từ chân bạn rất dễ bay ra xung quanh, ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt là người ngồi ngay kế bên bạn.

Một số hãng hàng không thậm chí còn có dịch vụ cung cấp cho hành khách tất chân để những ai có nhu cầu cởi giày có thể đeo loại tất này vào và vứt đôi tất bẩn đi.

2. Lạm dụng việc ngả ghế tựa

 

Những chiếc ghế trên máy bay được thiết kế có thể ngả ra sau để khiến hành khách cảm thấy thoải mái hơn, nhưng bạn nên hạn chế ngả ghế vào khoảng thời gian tiếp viên phục vụ đồ ăn.

Người ngồi sau bạn chắc chắn chắn sẽ cảm thấy vô cùng bất tiện khi chiếc ghế của bạn kề ngay trước mặt khi họ đang muốn ăn một chút gì đó.

3. Chiếm quá nhiều chỗ ở ngăn để túi xách tay

Ngăn để hành lý trên đầu chỉ đủ cho chúng ta để túi xách tay. Vì vậy, đừng chiếm thêm chỗ bằng cách chèn chiếc áo khoác dày khụ của bạn vào đó.

 

Trên máy bay thường có một giá gác dành riêng cho áo khoác, hãy nhờ tiếp viên hàng không treo giúp bạn. Nếu ai đó yêu cầu bạn dịch hành lý gọn hơn cho họ để túi nghĩa là bạn đang chiếm quá nhiều chỗ đấy.

4. Nói chuyện quá to

 

Một số người rất thích chuyện trò và kết bạn với người lạ, điều đó không có gì là sai cả. Nhưng khi tâm tình với người bạn mới, bạn hãy cố gắng kiểm soát âm lượng của tiếng chuyện trò và cười nói. Các hành khách khác trên máy bay thực sự không quan tâm việc bạn đến từ đâu và làm gì để kiếm sống đâu.

Nếu người ngồi gần bạn rút ra một quyển sách hay tạp chí thì đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn dừng câu chuyện đấy.

5. Đùa quá lố

 

Đừng đưa ra những tuyên bố gây shock như “Tôi có một quả bom”, hoặc làm những trò đùa ngu ngốc tương tự như vậy. Bạn có thể bị “ném” khỏi máy bay và thậm chí là đưa vào nhà đá chỉ vì phút nghịch ngợm trẻ con của mình.

6. Nhìn chằm chằm vào tiếp viên từ đầu tới chân

 

Các tiếp viên hàng không nổi tiếng là có ngoại hình và cử chỉ đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Nhưng bạn không nên nhìn chằm chằm từ trên xuống dưới mỗi khi nữ tiếp viên đi qua.

Không chỉ tiếp viên đó sẽ cảm thấy không thoải mái mà các hành khách khác cũng sẽ nhìn bạn như người ngoài hành tinh.

7. Dính bã kẹo cao su lung tung

 

Bạn hãy tưởng tượng khi mình nhấc chiếc khay ăn lên thì một mẩu bã kẹo cao su đập ngay vào mắt bạn. Chắc chắn là không ai cảm thấy vui mừng khi gặp phải tình huống này. Vì vậy, nhai kẹo cao su xong, bạn hãy gói bã kẹo vào giấy gói và vứt ở nơi quy định.

8. Để âm lượng headphone quá to

 

Dù là bạn đã nghe headphone, nhưng nếu thể loại yêu thích của bạn là nhạc rock thì nó vẫn gây ồn ào cho người bên cạnh. Hãy để âm lượng vừa đủ nghe cho mình bạn thôi để người bên cạnh được nghỉ ngơi trong suốt chuyến bay dài.

9. Tỏ ra quá thân mật trên máy bay

 

Một cái thơm nhẹ lên má là hoàn toàn bình thường, nhưng những cử chỉ thân mật nhạy cảm hơn thì nên được “để dành” đến khách sạn.

Những hành động “lén lút” dưới chăn trên máy bay cũng nên tránh. Mọi người có thể không muốn thô lỗ nhắc nhở bạn, nhưng họ sẽ cảm thấy thực sự không thoải mái.

10. Đá vào ghế trước

 

Một số người thường vô ý làm hành động này khi cố gắng xê dịch để tìm được tư thế ngủ thoải mái. Nhất là những người nào cao lớn, chân dài thì thực sự là khó tìm được chỗ để chân.

Tuy nhiên, nếu điều này diễn ra liên tục, người ngồi phía trước bạn sẽ cảm thấy thực sự bực mình. Trong trường hợp bị nhắc nhở, bạn hãy chú ý cẩn thận hơn.




Kinh nghiệm cho bé đi máy bay
Bà bầu đi máy bay
An toàn cho bà bầu đi máy bay dịp Tết
Mẹo đi máy bay
Bà bầu có được đi máy bay?


(st)