Những điều cần lưu ý khi đi thực tập

Đa số sinh viên năm cuối thường trải qua một giai đoạn rất quan trọng đó là thực tập. Quá trình gia nhập vào thực tế để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của họ. Và quan trọng nhất là qua đó, chủ yếu để họ tìm kiếm kinh nghiệm và đặt nền tảng cho một công việc chính thức trong tương lai. Nhưng sự khởi đầu không bao giờ suôn sẻ. Nếu bạn muốn làm một thực tập sinh và một tân binh tiềm năng cho thị trường lao động, thì nên tham khảo những điều hữu ích sau đây.



Sự quan sát


Đây là điều quan trọng hơn hết, nó có giá trị lớn về việc học hỏi kinh nghiệm. Và không giống như ở trường, đây là một thế giới thực tế. Bạn sẽ sử dụng quá trình nghỉ ngơi sau một khóa học vào đây. Những đồng nghiệp của bạn biết bạn là một nhân viên mới và muốn giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể dành nhiều thời gian giải thích mọi thứ cho bạn biết. Vì vậy khi họ trả lời những câu hỏi của bạn hoặc chỉ cho bạn cách thực tập, điều quan trọng nhất là bạn phải chú ý. Hơn cả sự chú ý đó, bạn cần quan sát về những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Những đồng nghiệp của bạn sẽ nói chuyện với nhau như thế nào? Họ đối xử với cấp trên như thế nào? Đâu là những mục tiêu và mối quan tâm lớn của họ? Học hỏi văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp với khách hàng thông qua họ.


 Tìm kiếm người cố vấn


Tìm cho bạn một người có khả năng trả lời những câu hỏi của bạn và hỗ trợ cho quá trình thực tập của bạn. Hỏi về công việc, về công ty, và về mỗi lĩnh vực. Khám phá ra việc làm cách mà họ luôn đi lên trong sự nghiệp của họ, và những lời khuyên nào mà họ dành cho bạn. Thiết lập mối quan hệ tốt với họ. Những người đó có thể hỗ trợ bạn trong một thời gian dài kể cả sau khi bạn kết thúc quá trình thực tập tại đó. Nhưng phải công bằng vtrên mối quan hệ đối tác hai chiều này đem lại lợi ích cho bạn và cả hai. Đừng chỉ nhận lấy hoặc cho đi. Đề xuất sự giúp đỡ đối với người cố vấn của bạn về những dự án đặc biệt hoặc các hoạt động khác của ông ta/cô ta, điều có thể không phải là bổn phận của bạn. Làm cho chính bạn trở nên có giá trị đối với ông ta/ cô ta, người cố vấn của bạn.

 Chấp nhận thực tế



Bạn có thể gặp phải một số cản trở trong việc thực tập của mình, điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy thấp kém và chán nản, hoặc chỉ đơn giản là bạn bị lạc lõng. Chắc chắn là bạn sẽ không quyết định được những điều quan trọng xung quanh bạn. Vì rốt cuộc bạn chỉ là một thực tập sinh. Bí quyết để cho mọi việc tốt hơn là làm một công việc nổi bật với những nhiệm vụ được phân công. Sau đó hãy yêu câu nhiều hơn. Đảm nhận bất cứ những gì bạn có thể và thể hiện rằng bạn có thể làm nó một cách nhanh chóng và chính xác. Thậm chí nếu đó là những công việc thấp kém như việc sắp xếp giấy tờ, các thứ linh tinh vụt vặt trên bàn làm việc của mọi người, thì sự nhiệt tình và nỗ lực của bạn sẽ được công nhận, được đánh giá cao và được mọi người ghi nhớ.


Chuyên nghiệp


Nhớ rằng, thời gian thực tập là lúc quan trọng để sắp đặt cho bạn một công việc trong tương lai và cần phải có những hành động hết sức chuyên nghiệp. Đừng thể hiện sự chậm trễ, tán gẫu qua điện thoại, nghỉ giải lao quá nhiều trong giờ làm việc hoặc mang cuộc sống cá nhân vào nơi làm việc. Thể hiên một nhân viên chuyên cần, hết lòng với công việc và học hỏi mọi người.


 Đánh giá mục tiêu cho tương lai


Một trong những điều tốt nhất để bạn học hỏi từ quá trình thực tập của mình là bạn có thể đánh giá được sự nghiệp trong tương lai của bạn. Về việc bạn có đang theo đuổi hướng đi đúng trong công việc của mình hay không? Bạn có đang thích thú với công việc đó? Đó có phải là những gì bạn đã trông chờ? Bạn có thể phác họa ra chính bạn đang làm công việc tương tự đó và có cảm thấy hạnh phúc với nó? Nếu không, bạn cần phải đánh giá lại mục tiêu công việc của bạn. Bàn luận về sự lựa chọn của bạn với những người tư vấn khi bạn quay trở lại trường.
Nhiệt tình: Các cuộc khảo sát cho thấy nhược điểm lớn nhất của sinh viên thực tập là lười và không sẵn sàng cho công việc. Là một sinh viên thực tập, bạn cần cho sếp thấy bạn rất hứng thú với công việc này, luôn nhiệt tình trong mọi việc và luôn biết lắng nghe góp ý của mọi người.

Làm nhiều hơn yêu cầu: Hãy làm nhiều việc hơn yêu cầu của sếp. Bên cạnh đó, nếu có đồng nghiệp nhờ hỗ trợ bạn nên sẵn sàng giúp họ. Điều đó thể hiện bạn có tinh thần làm việc nhóm, là người chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong công việc.

Luôn đúng giờ: Đúng giờ cho thấy bạn là người chuyên nghiệp, có trách nhiệm và tôn trọng nội qui. Khi bắt đầu đi thực tập bạn cần cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý như dậy sớm hơn mọi ngày 15 phút.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI THỰC TẬP & LÀM VIỆC

  1. Tác phong nghiêm chỉnh, đồng phục đúng quy định.

  2. Đi và về đúng giờ quy định.

  3. Tuân thủ mọi quy định của đơn vị.

  4. Không tự ý bỏ việc.

  5. Mọi thái độ, tác phong làm việc tại đơn vị sẽ lưu vào hồ sơ của học viên.

  6. Liên hệ & báo cáo cho Trường để được hổ trợ kịp thời.



Tham khảo thêm



Những điều cần nắm khi đi thực tập của sinh viên Sư phạm



Sau những ngày nghỉ Tết, sinh viên năm cuối các trường ĐH, CĐ sư phạm sẽ bước vào đợt kiến tập và thực tập tại các trường phổ thông.

- Đây là bước chuyển giao giữa lý luận và thực tiễn, giữa những kiến thức tiếp thu được trên giảng đường sư

phạm với nghề nghiệp giảng dạy sau này. Để đợt thực tập sư phạm thành công và có nhiều ý nghĩa, giáo sinh

thực tập nên lưu ý tới các vấn đề sau.

- Xây dựng kế hoạch thực tập

- Thời gian thực tập của sinh viên sẽ kéo dài, tùy theo sự sắp xếp của từng trường ĐH, CĐ và các đơn vị đăng ký thực tập. Do đó, để quá trình thực tập không bị lúng túng và bỡ ngỡ, mỗi sinh viên nên tự xây dựng kế hoạch thực tập cho riêng mình. Kế hoạch thực tập gồm có kế hoạch toàn đợt và kế hoạch từng tuần. Theo đó, giáo sinh cần nắm rõ kế hoạch của đoàn thực tập, kế hoạch hoạt động của đơn vị mình thực tập và sự sắp xếp của giáo viên hướng dẫn để xây dựng kế hoạch thực tập sao cho hợp lý. Kế hoạch thực tập cần thể hiện rõ thời gian, nội dung công việc, biện pháp thực hiện, tiêu chí… để khi bước vào đợt thực tập, giáo sinh sẽ thực hiện theo các bước mình đã vạch ra.

- Hoạt động chuyên môn

Đầu tiên là việc soạn giáo án. Đây là công vi���c còn nhiều bỡ ngỡ và tốn nhiều thời gian của giáo sinh. Trước thời gian thực tập, sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ về tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình thiết kế bài giảng… và các tư liệu trực quan (nếu có). Giáo sinh nên trình bày giáo án sao cho rõ ràng, đúng qui định. Sau đó nộp lại cho giáo viên hướng dẫn, tiếp thu những góp ý, chỉnh sửa và dành nhiều thời gian cho hoạt động tập giảng. Ngoài ra, giáo sinh nên có những người bạn đồng môn tập giảng, góp ý cho nhau để bài giảng được hiệu quả hơn. Trước khi lên lớp, giáo sinh cần nắm chắc giáo án, các bước cơ bản của một tiết học và sắp xếp hợp lý về thời gian thực hiện từng bước một.

Khi đứng lớp, giáo sinh cần chú ý khâu diễn đạt sao cho rõ ràng và truyền cảm, tránh lan man, ôm đồm kiến thức, nên nhấn vào trọng tâm bài học. Trình bày bảng đẹp và hợp lý cũng là yêu cầu cần lưu ý. Ngoài ra, giáo sinh cần có khả năng bao quát lớp, với một phong thái chững chạc, tạo không khí tiết học tích cực, tránh thụ động, độc thoại. Sau tiết học, giáo viên hướng dẫn và những người dự giờ sẽ góp ý, đánh giá tiết học. Giáo sinh nên lắng nghe và tiếp thu những ý kiến một cách bình tĩnh, tích cực của một người đi học nghề, tránh những phản ứng căng thẳng, hơn thua.

- Hoạt động chủ nhiệm

“Giáo sinh nên lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn và những người dự giờ một cách bình tĩnh, tích cực của một người đi học nghề, tránh những phản ứng căng thẳng, hơn thua” – thầy Bùi Văn Tỉnh chia sẻ.

Trước khi sinh hoạt với lớp, giáo sinh cần tìm hiểu kỹ nội qui học sinh của trường phổ thông mà mình đến thực tập, hiểu được đặc điểm tình hình lớp, tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp học. Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo sinh nên tạo bầu không khí thầy trò gần gũi, lắng nghe những tâm tư của học sinh, tạo cho các em sự tin tưởng, từ đó đề ra kế hoạch phù hợp và hiệu quả. Với sức trẻ, sự sáng tạo và nhạy bén, giáo sinh có thể tổ chức nhiều trò chơi theo chủ đề, phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt.

Khi gặp vấn đề, giáo sinh nên kịp thời trao đổi, xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn về biện pháp giáo dục, hướng xử lý các vấn đề của lớp. Đồng thời, để đợt thực tập đạt kết quả tốt, giáo sinh cần tích cực tham gia các hoạt động của tổ bộ môn và của nhà trường.

Tóm lại, thực tập sư phạm là khâu thực hành nghề rất quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên, là hoạt động tất yếu để hình thành khuynh hướng nghiệp vụ sư phạm, hình thành nhân cách người giáo viên tương lai. Đây cũng là dịp sẽ lưu lại nhiều kỷ niệm khó phai trong đời, là dịp để mỗi sinh viên sư phạm kiểm chứng lại năng lực sư phạm, lòng đam mê, sự tâm huyết với nghề của mình trước khi quyết định chọn dạy học là cái nghiệp đời mình. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý cũng như những gì liên quan đến đợt thực tập sư phạm là rất cần thiết và thật hữu ích.


Bí quyết để có một kỳ thực tập hiệu quả trong Ngân hàng


Mùa thực tập sinh đang đến, rất nhiều sĩ tử băn khoăn rằng không biết phải làm như thế nào để có một kỳ thực tập tốt, vừa đảm bảo có số liệu, tài liệu để hoàn thành luận văn cuối khóa, nhưng đồng thời cũng vừa học hỏi được kinh nghiệm thực tế từ các anh/chị đang làm trong Ngân hàng.

Thiết nghĩ, kỳ thực tập là một trong những cơ hội lớn để các bạn bước đầu làm quen, hòa nhập với môi trường làm việc tạm gọi là hơi khác biệt một chút so với môii trường bên ngoài. Ngoại trừ những trường hợp đi thực tập đơn giản chỉ để "lấy dấu" cho luận văn/chuyên đề của mình, tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số tips nhỏ để có kỳ thực tập hiệu quả như sau:

I. HÒA NHẬP

1. Tìm hiểu thông tin chung về nơi thực tập:

Trước khi đến cơ quan thực tập, chắc hẳn một số bạn đã phải trải qua 01 kỳ sát hạch khi xin làm thực tập sinh, có thể có một số bạn không phải trải qua kỳ sát hạch này, nhưng lưu ý với các bạn rằng, hãy cố gắng tìm hiểu thông tin về đơn vị mình chuẩn bị thực tập càng nhiều càng tốt. Với ngân hàng, các thông tin các bạn cần tìm hiểu là: Tên, Logo, Slogan, Vị thế, Vị trí địa lý, Chức năng của phòng ban bạn thực tập.... Một điều tối kị là đi thực tập mà không biết gì về đơn vị thực tập. Tất nhiên, trong phạm vi kiến thức của các bạn các bạn không cần biết quá nhiều, quá rõ, mà chỉ cần biết những thông tin cơ bản thông qua các cổng thông tin chính thức của các Ngân hàng.

2. Cách làm quen - hòa nhập với đơn vị thực tập

Ngày đầu tiên đi thực tập sẽ là một ngày bỡ ngỡ, bạn cần chuẩn bị những điều cơ bản sau:


Trang phục: Cố gắng mặc một bộ trang phục công sở nhưng không quá cầu kỳ
Trang điểm: Nữ (có thể trang điểm nhẹ nhàng); cố gắng để có một gương mặt tươi sáng (đêm hôm trước nhớ ngủ sớm, đừng để mắt mũi thâm quầng nhé);
Giờ đi làm: Nên đến cơ quan đúng giờ, không nên nghĩ mình thực tập đến lúc nào thì đến (kể cả trường hợp trưởng phòng cho phép) nếu đến muộn thì nên SMS để xin đến muộn

Ngày đầu tiên, tùy từng phòng bạn thực tập mà có thể có "thái độ" khác nhau đối với bạn. Có thể sẽ là một ngày vui vẻ với các anh/chị/em nhân viên chan hòa và vui vẻ, nhưng cũng có thể là một ngày im lìm bạn chỉ ngồi 1 xó với một mớ tài liệu được giao ... Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng đừng nản đặc biệt là đừng tỏ thái độ chán nản ra mặt. Cố gắng vui vẻ với mọi người và tỏ thái độ sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ điều gì. (Bạn yên tâm rằng không ai nhờ bạn giúp những việc vượt sức của bạn đâu);

Rất nhiều bạn thắc mắc rằng, liệu ngày đầu tiên đến có cần mang quà (VD: Hoa quả, bánh kẹo...) gì đến không? Câu trả lời là không cần thiết. Các bạn là sinh viên, cũng không phải nhân viên mới nên chúng tôi thấu hiểu rằng tài chính của bạn không nhiều vì thế điều này là không cần thiết. Và chắc chắn rằng không ai đánh giá các bạn về điều này cả.

Một lưu ý: Khi đi thực tập, thường một phòng sẽ nhận nhiều hơn 01 bạn sinh viên, vì thế, các bạn cố gắng làm quen với nhau, để cùng "phối hợp" các hành động cho nhịp nhàng trong suốt kỳ thực tập. Tránh trường hợp tự dưng một người thành "chơi trội" làm cho một số người khác cảm thấy không hòa đồng. Sự đoàn kết của các bạn thực tập sinh trong một tập thể mới sẽ được đánh giá rất cao.

II. GHI CHÉP - THU THẬP THÔNG TIN

1. Thu thập thông tin:

Tùy từng đề tài, phòng ban các bạn thực tập, bạn có thể thu thập các thông tin khác nhau. Nếu bạn chưa nắm được mình sẽ phải thu thập thông tin gì thì có thể tham khảo bài viết Những chú ý khi đi thực tập tại Ngân hàng (http://ub.com.vn/threads/4473-Khi-di-thuc-tap-tai-Ngan-hang-can-chu-y-nhung-gi-?goto=newpost) bằng cách nhấn vào đây! (http://ub.com.vn/threads/4473-Khi-di-thuc-tap-tai-Ngan-hang-can-chu-y-nhung-gi-?goto=newpost)

2. Cách thu thập thông tin:

Câu hỏi đặt ra mà, thu thập thông tin là một chuyện, nhưng làm thể nào để thu thập thông tin hiệu quả là một vấn đề hoàn toàn khác và khó hơn nhiều.
Một trong những điều bạn nên luônn nhớ và luôn giữ trong suốt quá trình thực tập là: thái độ. Một thái độ đúng mực, không quá "vồ vập" một ai đó trong phòng, nhưng cũng không quá "hờ hững", "thờ ơ" sẽ giúp bạn nhiều thứ

Vậy thế nào là không quá "vồ vập" nhưng vẫn không quá "hờ hững", "thờ ơ?



Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Phong thái khi đi phỏng vấn
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Nghệ thuật ứng xử với khách hàng
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới



(st)


e phải đi kiến tập mà e ko biết phải làm như thế nào. e đến nhờ 1 ngân hàng thì người ta bảo e cứ vào trang web của người ta là có hết. e chả biết viết như thế nào cả. e muốn đi thực tế. bây giờ e phải làm sao ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
mình học khoa kế toán nhưng lại được chia ở nhóm Marketing. Bạn mình nói có thể xin thực tập ở trường học, vì nó cũng là 1 đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhưng mình lại không thấy liên quan đến marketing? Liệu có thể xin ở trường học được không b?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Chào bạn! Bạn phải xác định bạn muốn kiến tập là làm về cái loại lĩnh vực nào, rồi sau đó xin giấy giới thiệu của khoa hoặc nhà trường tới tận cơ quan đó xin.Cơ quan này không được thì sang cơ quan khác.Cách hữu dụng nhất là học từ các anh chị khóa trên ấy.Sinh viên ai cũng phải trải qua những điều này mà.Cố lên
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Gửi hỏi đáp - bình luận