50 điều kiêng kị của bà bầu khi mang thai
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bà bầu cần tránh: đi xe đạp lâu, đi giày cao gót, cảm cúm, ăn thiên lệch, ăn nhiều đường.
- Bệnh nhiễm độc khi mang thai
còn gọi là hội chứng cao huyết áp khi mang thai, có thể dẫn đến tình
huống bất ngờ: như cuống rốn rụng sớm, xuất huyết não, suy thận cấp
tính… Vì thế, phụ nữ mang thai mắc bệnh nhiễm độc khi mang thai ở tình
trạng nghiêm trọng thì cần được bác sĩ theo dõi ngặt nghèo
- Cần hạn chế sinh hoạt tình dục, phòng gây nguy hiểm cho thai nhi
- Cần phòng tránh bệnh cảm cúm, vì nó có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non hoặc thai lưu, làm cho thai nhi có các dị dạng khác nhau
- Cần phòng tránh lây nhiễm bệnh sởi
- Cần phòng tránh lây nhiễm đường tiết niệu, vì lây nhiễm đường tiết
niệu sẽ dẫn đến đẻ non, sảy thai, thai nhi phát triển không tốt
- Cần tránh các thương tích bên ngoài
- Để bảo vệ an toàn cho bé, chống đẻ non, sảy thai, bà bầu không nên đi xe đạp lâu
- Đối với phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi, trước khi hoàn toàn khống chế
được bệnh tật thì không nên mang thai, vì tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang
thai có khối u ở phổi tương đối cao
- Khi đi ngủ không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái
- Không chơi với động vật, đặc biệt là chó, mèo, tránh lây nhiễm giun, sán
- Không được hút thuốc lá
- Không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là loại kháng sinh có hại cho
thai và những loại thuốc khác ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi qua
cuống rốn
- Không được tham gia các hoạt động thể thao mạnh, tránh sảy thai
- Không được tự ý nạo thai, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng
- Không nên ăn nhiều đường, vì ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh đái
đường và thai nhi quá to, làm tăng thêm sự nặng nề của người mẹ, dẫn đến
khó sinh con
- Không nên chen lẫn ở chỗ đông người như: lên xe buýt, lễ hội
- Không nên đi bơi ở bể bởi công cộng để chống lây nhiễm các bệnh
- Không nên đi du lịch
- Không nên đi giầy cao gót
- Không nên đi máy bay lâu
- Không nên giấu tuổi thai nhi, tránh việc dự tính sai ngày sinh nở và có thể xảy ra sự cố
- Không nên làm công việc phải đứng lâu
- Không nên lạm dụng abumin hình cầu C
- Không nên lạm dụng các loại vitamin
- Không nên lạm dụng dầu cá và viên canxi
- Không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc
- Không nên tắm bằng bồn tắm
- Không nên tắm nước lạnh
- Không nên tắm nước nóng lâu
- Không nên thắt bụng, không được nịt chặt vú
- Không nên thường xuyên xoa bóp đầu vú, tránh kích thích đầu vú, gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai
- Không nên tùy tiện tiến hành mổ đẻ
- Không nên uống chè đặc và cà phê
- Không nên uống rượu, vì cồn có thể làm cho nhiễm sắc thể của thai
nhi biến dạng, có thể làm cho thai nhi có dị dạng hoặc trí óc phát triển
không tốt, cũng có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai nhi chết
- Không nên xem ti vi trong thời gian dài
- Những phụ nữ quá béo không nên hạn chế ăn, tránh mắc bệnh đường huyết thấp, dẫn đến thai nhi trong bụng phát triển chậm
- Phụ nữ mắc bệnh viêm thận thì không nên mang thai
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu hoặc giang mai thì cần được phát hiện kịp thời và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh mụn nhọt lốm đốm thì cần đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh vàng da, vàng mắt thì cần đi khám ngay và
thực hiện một cách nghiêm ngặt những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
- Tránh ăn thiên lệch các thức ăn để phòng ngừa sự thiếu hụt hoặc không đủ một chất dinh dưỡng nào đó
- Tránh bị bỏng, vì nếu bị bỏng có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không đều, thậm chí là bị dị dạng
- Tránh bị chấn động, va chạm mạnh
- Tránh bị trúng độc khí ga (oxit cácbon)
- Tránh để cân nặng tăng quá nhanh
- Tránh để cơ thể quá mệt mỏi
- Tránh táo bón
- Tránh thiếu hụt nguyên tố vi lượng
- Tránh tiếp xúc với tia X quang và chất phóng xạ
- Tránh xa sự kích thích của tiếng ồn
Kiêng kị theo dân gian:
|
Bà bầu nên ngủ đủ giấc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tốt mẹ khỏe con. Ảnh: minh họa. |
Kiêng đi đám ma: Đúng
Bà bầu nên:
>Đi ngủ sớm và điều độ. Không để bị stress. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm, uống 1 ly sữa ấm.
>Nên ăn cháo cá chép, uống sữa đậu nành để
giúp an thai. Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi rửa sạch vì có nhiều chất
xơ và vitamin.
>Tránh xa thú nuôi trong nhà (mèo, chó,
chuột hamster…) vì lông chúng dễ gây dị ứng khi mang thai. Tránh táo bón
bằng cách uống 1 lít nước vào sáng sớm, trước khi ăn sáng. Tránh tẩm bổ
quá nhiều thuốc vì đôi khi dẫn đến động thai, gây xuất huyết âm đạo và
sẩy thai sớm.
> Khi thấy ra máu bất thường, dịch âm đạo có màu khác thường (nâu, đỏ) cần nhập viện ngay. |
Chị Hồng Anh (Thanh Trì, Hà Nội) mang thai tới
tháng thứ 4 thì người anh trai bị đột tử. Mọi người khuyên chị dù thương
anh trai đến mấy cũng không nên đi dự đám tang kẻo thai nhi bị “ma ám”,
đứa trẻ sinh ra có thể ốm yếu, trí tuệ kém minh mẫn… Nỗi lo của mọi
người bắt nguồn từ những kiêng kị truyền khẩu trong dân gian, cho rằng
người chết sẽ sinh âm khí, thai phụ dễ bị nhiễm phải mà xảy chuyện không
hay.
Theo ông Phạm Quang Tuyến, Phòng thực nghiệm,
Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, bà bầu kiêng đi đám ma là đúng
vì theo các nhà khoa học, âm khí chính là dấu hiệu nhiễm khuẩn do thân
thể người chết phát tán ra ngay sau khi họ chết và còn tồn dư lại ít
ngày sau đó. Thai phụ đến đám tang, không khí tang ma đau buồn, người
đông, kèn trống ò í e… có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần và cả sức khỏe
của mẹ và thai nhi. Nếu muốn, các bà bầu có thể thăm viếng người đã mất
vào dịp 49 ngày, 100 ngày, ngày giỗ.
Theo BS Phạm Thị Thái (Trung tâm Y tế Quang Hồng,
BV Tràng An, Hà Nội), 3 tháng đầu và cuối thai kỳ các bà bầu nên hạn chế
đến dự đám tang vì môi trường nhiễm khuẩn từ người chết ảnh hưởng tới
sức khỏe thai phụ và thai nhi. Người có sức đề kháng yếu như người già,
trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính, người đang có bệnh… cũng nên tránh tới
dự đám tang.
Kiêng ngồi xổm gội đầu khi bụng to: Đúng
Theo BS Phạm Thị Thái, bà bầu ngồi xổm gội đầu
có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới. Nếu có điều kiện khi bụng
to nên ra hàng gội đầu, hoặc nhờ người gội giúp ở nhà và nên nằm gội.
Nhiệt độ nước gội đầu, tắm an toàn, không ảnh hưởng tới thân nhiệt thai
nhi là 37 – 40ºC (tương đương với nhiệt độ cơ thể). Không nên tắm bồn vì
ngâm mình trong bồn tắm quá lâu có thể vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây
viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi…
Bà bầu cũng không nên tắm nước quá nóng hay tắm
hơi kẻo dễ có những tác động xấu đến thai nhi. Về thẩm mỹ, tắm nước
nóng hay xông hơi dễ bị rạn da vì da bị giãn nở khi ngâm nước nóng lâu.
Kiêng chụp ảnh: Sai
Chị Ngọc Oanh (Định Công, Hà Nội) muốn làm một
album ảnh để khoe con với bạn bè từ khi có bầu tới khi sinh ra bé. Nghĩa
là trung bình 1 tháng chị sẽ chụp ảnh vài kiểu ảnh cả siêu âm và bình
thường với thai nhi. Nhưng mẹ chồng chị không đồng ý vì sợ đứa trẻ sinh
ra sẽ… vô duyên!
Ông
Phạm Quang Tuyến cho rằng kiêng kị này không có căn cứ. Hiện nay có 2
loại ảnh chụp dành cho bà bầu đó là chụp bằng máy ảnh và máy siêu âm. Cả
tâm linh và khoa học đều chưa có bằng chứng khoa học nào kết luận việc
chụp ảnh khi mang bầu sẽ gây hại cho thai phụ và thai nhi, nhất là chụp
ảnh bình thường. Thai phụ chỉ cần chú ý khi đi chụp ảnh chớ vận động quá
nhiều kẻo mệt. Riêng chụp ảnh siêu âm các chuyên gia đều khuyên trừ
trường hợp cần theo dõi đặc biệt còn các thai phụ không nên lạm dụng.
Kiêng làm đẹp: Sai
Nhiều nơi quan niệm khi mang thai thì không nên
làm đẹp vì sợ đứa trẻ sinh ra cũng sẽ mất duyên. Nhưng các bác sĩ chỉ
khuyên rằng, với các mỹ phẩm như thuốc nhuộm, thuốc duỗi tóc vì chúng có
hóa chất và lúc mang thai tóc yếu, dễ gãy, rụng. Còn cắt tóc đơn thuần,
trang điểm làm đẹp để bà bầu tự tin, thoải mái thì không sao.
Kiêng tắm tối tất niên: Sai
Với việc bà bầu kiêng tắm tối (nhất là tối tất
niên) là chuyện rất sai lầm. Ông Phạm Quang Tuyến cho rằng việc tắm rửa
cho cơ thể sạch sẽ để đón năm mới là việc nên làm. Bà bầu chỉ cần tắm
sớm và tránh tắm lâu đề phòng nhiễm lạnh là được. Tuy nhiên, thời điểm
tắm tốt nhất là buổi sáng, sau khi tập thể dục nhẹ nhàng và đã ráo mồ
hôi khoảng 1 giờ. Mùa hè tắm tối đa 2 lần/ngày và 15-20 phút/ lần để
tránh bị hoa mắt, choáng váng, nhiễm khuẩn, cảm lạnh…
(St)