Cách viết thư xin việc bằng tiếng Pháp, mẫu hay cho bạn tham khảo
Cách trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong cv xin việc
Hướng dẫn viết Cv xin việc bằng tiếng Anh
Quá trình tìm hiểu về công ty đã hoàn tất và bây giờ công việc cuối cùng mà bạn nghĩ tới đó là phải viết một lá thư xin việc sao cho thật hoàn hảo. Nhưng, ở vị trí công việc đó có biết bao đối thủ mà bạn khó lòng vượt qua được.
Lỗi nên tránh khi viết thư xin việc:
Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng thường xem lá thư xin việc như là một trong những yếu tố quan trọng để họ có thể đánh giá các ứng viên xem có phù hợp với công việc này hay không rồi đưa ra quyết định cuối cùng.
Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng về việc phải làm thế nào để tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng bằng lá thư xin việc thì cần phải tránh những điều sau đây: 1. Quên không viết thư xin việc Đây là lỗi có thể làm bạn “out” ngay lập tức. Nhớ rằng bất cứ một hồ sơ xin việc nào cũng cần phải có thư xin việc. Do đó, dù muốn hay không bạn cũng cần phải chuẩn bị cho mình một lá thư xin việc thật hoàn hảo. 2. Gửi đến địa chỉ chung chung Để có một lời chào trang trọng, hợp quy cách và lôi quấn nhà tuyển dụng, bạn nên tìm hiểu thật chính xác về đối tượng mà bạn sẽ phải gửi thư xin việc đến (công việc này phải làm trước khi gửi hồ sơ). Khi đã biết được tên của người bạn cần gặp thì bạn có thể viết một cách chính xác địa chỉ nhận như: Kính gửi Ông (bà) + X…Nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn được nhận một đơn xin việc gửi chính xác đến mình. 3. Bỏ qua những lỗi ngữ pháp Đôi khi, thật khó có thể biết được điều gì thay đổi có thể làm thư xin việc của bạn hoàn hảo hơn nhưng hơn hết, trước khi gửi thư xin việc tới nhà tuyển dụng, bạn cần phải sử dụng phần mềm để kiểm tra lại các lỗi văn bản hoặc có thể nhờ một người bạn đọc giúp để bạn tránh khỏi những sơ xuất không đáng có. 4. Không ghi tiêu đề công việc Mục đích của nhà tuyển dụng khi đọc thư xin việc của bạn là họ muốn biết bạn đang định tuyển vào vị trí công việc nào. Nhầm lẫn trong khi viết tiêu đề công việc hoặc viết không theo như trong hướng dẫn tuyển dụng có thể mang lại cho bạn những kết quả không như ý muốn. 5. Viết sai tên người hoặc tên công ty Đây là một lỗi luôn được coi là cấm kỵ đối với một lá thư xin việc bởi nó thể hiện bạn là một người cẩu thả và không hề quan tâm hoặc quá ít hiểu biết về công ty mà bạn muốn làm việc. Vì vậy trước khi gửi email bạn cần phải dành thời gian để kiểm tra lại các thông tin trên lá thư xin việc, những thông tin này đã có trên thông báo tuyển dụng. 6. Quá suồng sã hoặc quá thân thiện Để hấp dẫn nhà tuyển dụng, bạn phải chắc rằng thư xin việc phải viết đúng phong cách, giọng điệu sử dụng ngôn từ môt cách chính xác. CV phải viết theo lối trang trọng, chuyên nghiệp nhưng cũng phải ngắn gọn, súc tích. Nhớ rằng trang trọng và nghi thức không có nghĩa là quá cứng rắn, ngoài những nghi thức đó bạn cũng nên thêm một chút cá tính của mình để làm khác biệt bạn với những ứng cử viên khác. 7. Đính kèm ảnh không cần thiết Một người nào đó đã từng giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công việc và bạn nghĩ rằng không có họ, bạn cũng không có ngày hôm nay và bạn quyết định đính kèm nó với thư xin việc. Tất nhiên, đó là suy nghĩ của bạn, nhưng nhà tuyển dụng thì khác, họ chỉ quan tâm đến bạn phù hợp với công việc đó như thế nào chứ không cần biết ai đã tốt với bạn. Hơn nữa, đa số nhà tuyển dụng đều không chấp nhận điều đó một là không làm theo đúng yêu cầu, hai là vì nó thiếu sự trang trọng và tính chuyên nghi���p. 8. Gửi tới nhiều người Sẽ không có ai nhận một lá thư được gửi tới nhiều người một lúc. Đặc biệt là khi viết hồ sơ gửi trực tuyến. Họ sẽ đánh giá bạn là một người cẩu thả và lười biếng. Do đó khi gửi email, tránh Bcc (gửi tới nhiều người), hãy bớt chút thời gian gửi một lần cho một người. 9. Sử dụng địa chỉ email thiếu tính chuyên nghiệp Nếu địa chỉ email cả bạn là sexxxylicious_81@yahoo.com hoặc tương tự như thế, bạn cần cân nhắc và thiết lập một địa chỉ email với một cái tên chuyên nghiệp hơn phù hợp với mục đích xin việc. Email nên là tên đầy đủ của bạn. Và nhớ rằng chữ ký cuối cùng cũng phải thể hiện tính chuyên nghiệp. 10. Không làm mới thư xin việc Có một thói quen mà nhiều người xin việc mắc phải đó là sử dụng thư xin việc trước với nội dung không thay đổi để xin làm tại một công ty khác. Đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều ứng viên bị loại bởi họ không chú ý rằng công việc mới không có những kỹ năng và bằng cấp như đúng yêu cầu của công ty mới. 10 điều nên tránh khi viết thư tự giới thiệu
Lạm dụng đại từ “Tôi” quá nhiều hoặc tỏ ra yếu ớt, hay quên một số “việc vặt” như: nhầm tên sếp, ký tên ở cuối thư... là những lỗi cần tránh để ấn tượng đầu tiên về bạn sẽ được lưu giữ mãi! Đừng lạm dụng đại từ “Tôi” Thư tự giới thiệu không phải là tự truyện của bạn. Điểm cần chú trọng là bạn đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào, chứ không phải là câu chuyện cuộc đời bạn. Tránh làm cho người đọc có ấn tượng bạn là người luôn tự cho mình là trung tâm bằng cách giảm thiểu đại từ “tôi”, nhất là khi mở đầu câu. Đừng mở đầu một cách yếu ớt Người tìm việc thường phải vật lộn làm sao để mở đầu một thư tự giới thiệu. Kết quả thường là lời mở đầu yếu ớt, thiếu sức mạnh và không thể lôi kéo sự chú ý của người đọc. Hãy xem xét ví dụ sau: Yếu: Xin vui lòng xem xét tôi cho vị trí đại diện kinh doanh của quý công ty. Tốt hơn: Nhu cầu tìm một đại diện kinh doanh hàng đầu của quý công ty hoàn toàn phù hợp với ba năm kinh nghiệm làm nhân viên hạng nhất và người mang về cho công ty hàng triệu đô-la. Đừng bỏ qua những thế mạnh của mình Lá thư tự giới thiệu được ví như lá thư chào hàng mà sản phẩm chính là bản thân bạn với tư cách một ứng viên. Cũng giống như đơn xin việc, lá thư cần súc tích và chuyển tải được những nguyên nhân chính giải thích lý do họ nên gọi bạn phỏng vấn. Các chiến lược viết một thư tự giới thiệu hiệu quả bao gồm nhấn mạnh những thành tích tối ưu hoặc tạo ra các đề mục phụ được chọn lọc từ mẫu thông báo tuyển dụng. Ví dụ: Mục tuyển dụng ghi rõ: Và tôi mang đến: Kỹ năng giao tiếp 5 năm kinh nghiệm nói trước công chúng và khả năng viết báo cáo thuần thục cho cấp quản lý. Giỏi vi tính Thành thạo tất cả các ứng dụng MS Office cùng lĩnh vực thiết kế và phát triển trang web. Đừng viết dài quá hoặc ngắn quá Nếu thư tự giới thiệu chỉ có một hoặc hai đoạn văn ngắn, có thể nó sẽ không chứa đầy đủ các thông tin chính để tiếp thị bạn một cách hiệu quả. Nhưng nếu nó dài quá một trang, bạn có thể khiến người đọc buồn ngủ. Nên viết cô đọng nhưng có sức thuyết phục và tôn trọng thời gian của người đọc. Đừng lặp lại từng từ theo đơn xin việc của bạn Lá thư tự giới thiệu của bạn không nên chỉ lặp lại những gì có trong đơn xin việc. Chọn lựa sử dụng từ khác đi trong câu văn của lá thư tự giới thiệu để tránh làm giảm tác động lên người đọc. Đừng nên mơ hồ Nếu bạn trả lời cho một mẫu thông báo tuyển dụng, nên kèm theo chức danh cụ thể trong thư tự giới thiệu. Người đọc thư bạn có thể đang xem hàng trăm lá thư cho hàng tá công việc khác nhau. Đảm bảo toàn bộ nội dung trong thư giúp chứng tỏ bạn đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng đến mức nào. Đừng quên hiệu chỉnh thư tự giới thiệu Nếu bạn đang nộp đơn cho một số chức vụ gần giống nhau, bạn có cơ hội tận dụng một lá thư và dùng nó cho nhiều mẫu thông báo tuyển dụng khác nhau. Tốt thôi, miễn là bạn chỉnh sửa mỗi lá thư cho phù hợp. Đừng quên cập nhật tên công ty, nghề nghiệp và thông tin liên lạc - nếu ông Jones lại được gọi là bà Smith, chắc hẳn ông ta sẽ không hài lòng. Đừng kết thúc bằng một ghi chú bị động Đặt tương lai trong tay bạn bằng một lời hứa sẽ tiếp tục. Thay vì yêu cầu người đọc gọi điện cho bạn, hãy thử viết như thế này: Tôi sẽ tiếp tục liên lạc với ông/ bà trong vài ngày tới để trả lời bất cứ câu hỏi sơ bộ nào mà ông/bà có thể có. Đồng thời, ông/bà có thể gọi cho tôi qua số…. Đừng tỏ ra thô lỗ Lá thư tự giới thiệu của bạn nên cám ơn người đọc vì đã bỏ thời gian xem xét. Đừng quên ký tên ở cuối thư Ký tên cuối thư là một phép xã giao thích hợp trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn gửi thư tự giới thiệu và đơn xin việc qua email hoặc trang web thì chữ ký cuối thư không cần thiết Đừng để có một khe hở yếu kém nào. Ví dụ: “Xin hãy xem xét cho tôi về vị trí ấy”. Bạn có cần phải vồ lấy người đọc như thế không? Chu đáo, tinh tế và làm nổi bật những kỹ năng của bạn là điều quan trọng nhất, những điều có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, chẳng hạn như vị trí kế toán. Nên viết “Tôi đang áp dụng một cách làm việc mới cho vị trí kế toán theo tiêu chuẩn mà ông/bà đã quảng cáo trong tờ báo tuyển dụng. Nó phù hợp với kinh nghiệm 5 năm tôi làm việc trong ngành kế toán.” Đừng viết quá ngắn. Viết đầy đủ vào thư xin việc của bạn với những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến chuyên ngành mà bạn ứng tuyển, để làm nổi bật thư xin việc của bạn. Cũng đừng viết quá dài. Bằng việc tiếp tục viết dông dài về công việc kế toán trước đây của bạn và những nhiệm vụ mà bạn đã làm một cách quá chi tiết. Nó làm cho người đọc nhàm chán. Viết trong khoảng 1 trang giấy, có sức hút mạnh mẽ và tập trung. Đừng sử dụng đại từ “tôi” quá nhiều. Thư xin việc không phải để nói tất cả về bạn, mà về vị trí kế toán bạn đang ứng tuyển và làm thế nào để có sự phù hợp tốt nhất với nó. Đừng nói lại những gì đã nêu trong resume. Người đọc sẽ phản cảm khi phải đọc lại những gì bạn tiếp tục nêu trong resume. Hãy để cho thư xin việc của bạn làm nhiệm vụ khuyếch trương về những ưu điểm nổi bật của bạn và chỉ có duy nhất trong thư xin việc. Đừng gởi một lá thư xin việc chung cho nhiều công ty. Bằng việc tùy theo yêu cầu của từng công ty, từng vị trí mà bạn viết những lá thư xin việc riêng. Mỗi công ty, mỗi vị trí là một lá thư việc riêng và viết theo sự đòi hỏi của từng công ty. Nếu viết một lá thư xin việc chung cho nhiều công ty, chắc chắn sẽ kết thúc công trình của bạn ở trong thùng rác. Đừng kết thúc thư xin việc quá đột ngột. Cuối thư hãy viết vài dòng để cảm ơn họ vì đã đọc thư của bạn, và sự mong đợi một cuộc gọi phỏng vấn. Điều đó sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp và thái độ lịch sự của bạn. 10 từ ngữ nên tránh trong lý lịch xin việc 2. Hiệu quả 3. Mạnh mẽ 4. Ngoại lệ 5. Giỏi 6. Tuyệt vời 7. Tham vọng 8. Đam mê 9. Có kinh nghiệm 10. Năng động “Hãy để ý tới những từ ngữ không có thêm các dẫn chứng cụ thể hỗ trợ. Bạn cứ bảo rằng mình là một nhà quản lý tuyệt vời, nhưng làm cách nào chúng tôi biết đó là sự thật”. Đó là lời khuyên của một chuyên gia tư vấn việc làm của Mỹ. Những danh từ đi ngay sau các tính từ nói trên có thể cũng hoàn toàn vô nghĩa. Bất cứ ai cũng từng có một đồng nghiệp sẵn sàng tuyên bố mình là người có tinh thần làm việc nhóm. Tuy nhiên, “Hãy đừng nói bạn là một người giỏi đàm phán hay có kỹ năng giao tiếp tốt. Ai mà không có những kỹ năng đó chứ?”, Susan Ach, chuyên gia tư vấn việc làm tại đại học Marymount Manhattan, New York chia sẻ. Có một cách tốt hơn bạn có thể áp dụng là chỉ mô tả những thành thích của mình và để cho nhà tuyển dụng tự đánh giá. Bạn hãy đưa ra những cứ liệu cụ thể (những cái phù hợp với công việc ứng tuyển thì càng tốt) về những điều bạn đã làm để chứng tỏ bạn là một “nhân viên bán hàng hiệu quả”. Cũng như thế, hãy dẫn ra những lời bình luận từ các nhà quản lý cấp trên cho thấy, tại sao họ xem bạn là một “nhà lãnh đạo có năng lực”. Liệt kê ra những giải thưởng hay các hình thức ghi nhận thành tích khác của bạn cũng là một cách chứng minh có hiệu quả với nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên tránh một vài từ ngữ vì chúng có thể mang sẵn ý nghĩa mà các nhà tuyển dụng thường cho rằng bất cứ ai muốn được tuyển dụng cũng sẽ dùng. “Bạn có tinh thần làm việc à? Hy vọng thế. Một nhân viên tốt ư? Thật vui khi biết điều đó, tất nhiên là tôi không muốn thuê một nhân viên tồi rồi”, đó là quan điểm của chuyên gia tư vấn việc làm Couper. Đừng lãng phí những không gian hiếm hoi quý giá trong lý lịch xin việc của bạn bằng những từ ngữ vô ích như vậy. Và dưới đây là 10 cụm từ có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để bạn tham khảo: 1. Đã tạo ra 2. Đã làm tăng 3. Đã làm giảm 4. Đã cải thiện 5. Đã phát triển 6. Đã nghiên cứu 7. Đã đạt được 8. Đã giành thắng lợi 9. Đúng giờ 10. Tiết kiệm chi phí Chuyên gia Ach cũng cho rằng: “Chúng tôi khuyến khích những người viết lý lịch xin việc nên thêm vào những từ mang tính chủ động trong khi miêu tả công việc của họ”. Những động từ đó sẽ làm nổi bật hình ảnh một ứng viên với nền tảng chắc chắn và có các sáng kiến để hoàn thành công việc. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hiểu được những gì bạn đã đạt được trong quá khứ và có thể coi đó như một cơ sở hướng tới những thành công trong tương lai với công ty họ. Hãy thử nghĩ thế này, nếu bạn là nhà tuyển dụng, liệu bạn sẽ muốn tuyển một người nào đó chỉ đơn thuần tự cho mình là “nhà quản lý hiệu quả”, hay bạn sẽ lưu tâm hơn đến người cho bạn biết qua lý lịch rằng, công việc gần đây nhất của họ là đã giúp “tăng lợi nhuận của công ty lên 3%”, hay “giảm được tỉ lệ phải luân chuyển nhân viên ở mức tốt nhất trong năm năm”, và “phổ biến thêm được hình ảnh công ty qua việc ứng dụng một chiến lược truyền thông đa phương tiện xã hội mới”? Điều cuối cùng, bạn sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng những động từ và danh từ vốn quen thuộc trong lĩnh vực ngành nghề ứng tuyển cụ thể. Bởi điều đó chứng tỏ bạn quen thuộc với ngôn ngữ chuyên môn và cách này cũng sẽ giúp bạn lọt qua vòng sơ loại hồ sơ nếu họ sử dụng phương thức rà soát những từ khóa (keyword) trong lý lịch xin việc. Nhưng bạn lại cũng cần nhớ rằng, mọi công ty đều có xu hướng nói một thứ “ngôn ngữ chung” là họ đều quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Do đó, những thuật ngữ kiểu như “đúng giờ”, “tiết kiệm chi phí” sẽ luôn trở nên hiệu quả và có tác động đến nhà tuyển dụng. Họ luôn muốn biết rằng bạn có thể hoàn thành công việc cho họ với mức chi phí tối thiểu nhất. Do đó, bạn hãy nói với họ về những gì có thể khiến bạn trở thành lựa chọn sinh lời nhất với họ, chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn một từ giá trị nhất là “tuyển dụng”. Những lỗi nên tránh khi tìm việc Rất có thể bạn đang phạm phải sai lầm dưới đây mà ngay cả một người thông minh cũng có thể mắc phải khi tìm việc: Ỷ lại vào những thành tích đã đạt được Nhà tuyển dụng mới sẽ không chấp nhận bạn nếu bạn chỉ dựa vào những thành quả đã đạt được trong quá khứ, bởi có thể thành tích đó chẳng liên quan đến yêu cầu tuyển dụng của họ. Vì thế, bạn không nên chủ quan với những thành tích cũ, thay vào đó hãy tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng xem bạn đã có kỹ năng, khả năng gì và còn thiếu những gì, từ đó cải thiện để đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc mới. Khoe mẽ Dù bạn là người thông minh hay có nhiều tài lẻ, bạn không nên khoe khoang những điều này với nhà tuyển dụng nếu chúng không liên quan đến vị trí công việc mà họ đang cần. Nếu bạn ứng tuyển vị trí nhân viên thống kê, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người cẩn thận thế nào, có khả năng sắp xếp công việc ra sao, những thành tích bạn đã đạt được liên quan đến công việc này, khóa học nào bạn đã tham gia để bổ trợ cho công việc… thay vì "khoe" rằng bạn đã học nấu ăn với chuyên gia nước ngoài hay bạn chơi giỏi nhiều môn thể thao… Tỏ ra vượt trội và thông minh hơn nhà tuyển dụng Nhiều người cho rằng tìm kiếm một công việc giống như một “trận chiến” mà “đối thủ chính” là ứng viên và nhà tuyển dụng, vì vậy ứng viên phải tỏ ra nổi trội và có ưu thế hơn đối phương. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc tìm cách đối đầu với nhà tuyển dụng khiến bạn dễ bị “nốc ao” hơn trong quá trình ứng tuyển. Tâm lý của các nhà tuyển dụng là muốn tìm kiếm những ứng viên sẵn sàng hợp tác với họ để có thể đưa ra những phương án cũng như hiệu quả làm việc tối ưu nhất, chứ không phải tìm kiếm người đối đầu với họ. Không đưa thông tin ứng tuyển lên web Việc đăng tải CV cá nhân lên một website nào đó, đặc biệt là web tuyển dụng, sẽ giúp bạn có thêm cơ hội có việc làm. Thế nên đừng bỏ qua việc này, nó không khiến bạn mất nhiều thời gian vì các trang web tuyển dụng đều có form sẵn để bạn điền thông tin, thành tích, kinh nghiệm và nguyện vọng việc làm của bạn. Đây cũng là một cách để bạn dễ dàng tiếp cận với nhiều nhà tuyển dụng. Khi thấy bạn đáp ứng được phần lớn nhu cầu cần tuyển của họ, họ sẽ liên hệ với bạn để phỏng vấn. Không nhờ đến sự trợ giúp của các mối quan hệ Đừng "đơn phương độc mã" trong quá trình tìm việc, vì như vậy bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hãy mở rộng các mối quan hệ của mình, với bạn bè, người thân, họ hàng hay đơn giản chỉ là người quen, nhờ họ giúp đỡ hoặc mách giúp bạn bất cứ thông tin nào liên quan đến việc làm bạn muốn. Ngoài ra, hãy nhờ những mối quan hệ này tư vấn cho bạn cách viết CV, đơn xin việc, "mẹo" phỏng vấn... cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn. Chỉ quan tâm tìm kiếm công việc trong một lĩnh vực Bạn cho rằng mình học chuyên ngành kinh tế nên chỉ chú trọng tìm việc trong lĩnh vực này. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế có không ít người đang làm việc trong lĩnh vực không thuộc chuyên ngành của họ, hay thậm chí là sở đoản của họ. Lời khuyên dành cho bạn là hãy mở rộng cơ hội, phạm vi tìm kiếm việc làm cho chính mình, đừng nên bó hẹp và tự thu nhỏ lại các cơ hội việc làm có thể đến với bạn. Đặt ra mục tiêu quá cao Bạn vẫn hằng mơ ước mình phải làm việc trong một tòa nhà sang trọng với một mức lương khiến người khác phải “ngước nhìn”. Nhưng đôi khi bạn lại không nhìn vào thực lực bản thân, và đây cũng là lý do vì sao bạn vẫn mãi thất nghiệp. Đặt ra mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng là điều tốt, nhưng đặt ra một mục tiêu quá xa vời thực tế là điều không nên. Trong khi tìm việc, cần nhớ xác định năng lực, kỹ năng của mình trước, sau đó tìm kiếm công việc, vị trí thích hợp, cách này sẽ giúp bạn tìm việc hiệu quả hơn. Không thực hiện theo đúng hướng dẫn Không đọc kỹ hướng dẫn, yêu cầu của nhà tuyển dụng trước khi nộp đơn có thể khiến bạn bị loại ngay từ đầu. Ví dụ nhà tuyển dụng thông báo chỉ nhận hồ sơ qua email nhưng bạn lại tới tận nơi để nộp, hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm 1 - 2 năm còn bạn chưa có kinh nghiệm nào… Những điều nên làm khi viết đơn xin việc
Ngắn gọn, súc tích. Giữa chi tiết và nhàm chán có một ranh giới rất mong manh. Nếu bạn biến lá đơn xin việc của bạn thành một nơi để “kể lể sự tình” thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ chẳng buồn ngó ngàng gì đến nó cả.
Cung cấp nhiều thông tin để liên lạc. Bạn nên viết tất cả số điện thoại nhà, số điện thoại di động, các địa chỉ email vào đơn xin việc để người tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn khi cần. Những nhà tuyển dụng cũng vô cùng bận rộn, nếu họ tìm mãi không thấy cách nào để liên lạc với bạn thì khả năng họ bỏ qua bạn không phải là nhỏ, nhất là khi bạn không phải một ứng viên quá xuất sắc.
Rõ ràng, cụ thể. Hãy trình bày những thành công và kỹ năng của bạn một cách thật rõ ràng, tỉ mỉ như bạn có thể sử dụng những phần mềm vi tính nào,… Cơ hội bạn được chấp nhận sẽ tăng lên cùng với bề dày kinh nghiệm của bạn.
Trình bày sạch sẽ. Hãy trình bày lá đơn xin việc của bạn một cách sạch sẽ và đúng tiêu chuẩn nhất có thể về chính tả, cách trình bày, nét chữ (nếu là đơn viết tay). Cách trình bày thể hiện tính cách con người bạn. Đừng để nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu với bạn ngay từ những phút đầu tiên.
Trung thực. Bạn cần tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Tất nhiên rồi. Nhưng tâng bốc mình lên là một sai lầm rất lớn. Bạn sẽ mất điểm ngay. Thật thà, trung thực là một trong những tính cách được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Hãy tự tin với khả năng của mình.
Mục tiêu. Nhà tuyển dụng luôn thắc mắc về mục tiêu, ước mơ nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Hãy trình bày những mục tiêu phù hợp với vị trí bạn đang nộp đơn dự tuyển.