Kỹ năng cần thiết của nhân viên tín dụng
Bà bầu ăn chè đỗ đen cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết
Cách ăn uống lịch sự hiểu biết căn bản khi di dự tiệc
Những bí quyết cần thiết để tự làm sữa chua tại nhà ngon bất bại
5 loại chi phí trước khi sinh con cần thiết nhất các mẹ nên biết
Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, không phải người phụ nữ nào cũng có kiến thức đầy đủ về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. |
Các loại sữa mẹ Theo thời gian, sữa mẹ được chia thành 3 loại chính sau: Sữa non: Là dòng sữa đầu tiên được bầu vú mẹ tiết ra rất giàu năng lượng, chứa đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết, các vitamin và chất khoáng, các yếu tố miễn dịch cần cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh, giúp trẻ chống lại bệnh đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh vàng da. Vì vậy, ngay giờ đầu sau sinh, cần cho trẻ được bú mẹ. Nếu vì một lý do nào đó trẻ không được gần mẹ ngay thì cần vắt sữa non ra cho trẻ uống. Sữa chuyển tiếp: Có từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau khi sinh. Sữa vĩnh viễn: Từ ngày 10-14 sau khi sinh. Từ thời điểm này, sữa mẹ tăng nhiều về số lượng và hoàn thiện dần về chất lượng với các thành phần dinh dưỡng ổn định dần. Trong suốt thời gian cho con bú, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, nghỉ ngơi, lao động của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như lượng sữa tiết ra. Nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ Ở một bà mẹ khỏe mạnh, trong một ngày lượng sữa được tiết ra từ 600 – 1.000ml, người mẹ giữ được lượng này 1 tháng sau đẻ và duy trì trong vòng nửa năm. Người ta nhận thấy rằng, sữa mẹ thường xuyên được giữ ở nhiệt độ khoảng 37 độ C, rất phù hợp với thân nhiệt của trẻ đồng thời lại rất vệ sinh so với bất kỳ nguồn sữa nào. Ngoài ra, thành phần của sữa mẹ rất khác so với sữa bò, trong sữa mẹ lượng đạm (protein) và các muối khoáng như clorua, canxi nhiều gấp 3 lần sữa bò, đặc biệt trong sữa non lượng đạm rất cao. Trong sữa mẹ còn chứa các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA (có nhiều nhất trong sữa non). IgA không hấp thu mà ở lại trong lòng ruột, nên tác dụng đối kháng với một số vi khuẩn như: E.coli và virut trong ruột. Chính vì vậy, những cháu bé được bú mẹ ít bị tiêu chảy và các viêm nhiễm đường ruột. Trong sữa mẹ có lactoferin – một protein gắn với chất sắt, sự gắn kết này làm cho một số vi khuẩn có hại không phát triển được. Chất lysozym (một loại men trong sữa mẹ cao hơn sữa bò hàng ngàn lần) chất này có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại và nhiều loại virut khác. Trong hai tuần lễ đầu sau sinh, sữa mẹ chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa mẹ, những bạch cầu này tiết ra IgA, lactoferin, lysozym và interferon – những chất này ức chế hoạt động của một số virut. Do đó, trong thời gian bú mẹ, trẻ ít bị tiêu chảy cũng như các bệnh khác. Sữa mẹ còn có yếu tố bifidus – một chất carbohydrat có chứa nitơ là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của vi khuẩn lactobacillus bifidus – có vai trò biến một vài loại lactoza trong sữa thành acid lactic nên ngăn được sự tăng trưởng của vi khuẩn và ký sinh trùng có hại làm cho phân của trẻ có mùi chua khác với phân của trẻ ăn sữa bò. Lưu ý khi cho con bú Cho trẻ bú ngay sau khi ăn sáng, trước khi đi làm và buổi chiều ngay khi đi làm về, kể cả tối và đêm. Nếu bà mẹ làm việc gần nhà thì nên bố trí thời gian thích hợp để về nhà cho con bú. Cố gắng duy trì ít nhất 3 lần bú/ngày cho bé... Có thể vắt sữa để vào bình tiệt trùng, để vào tủ lạnh cho bé khi đi làm, vì sữa mẹ có thể bảo quản trong bình vài giờ ở nhiệt độ bình thường và trong vòng 24 giờ trong tủ lạnh. Khi đi làm về, phải vệ sinh trước khi bế con và cho bú. |