Những loài hoa có độc

Những loài hoa có độc. Lưu ý khi tiếp xúc và bày những loài hoa này nhé.


Dưới đây là một số loài cây hoa hình dáng tuyệt đẹp nhưng lại có độc:

- Ngọc đinh hương: Màu hoa trắng tinh khiết, hương hoa thơm ngào ngạt là một trong những loài hoa được ưa chuộng trong trang trí nhà cửa. Tuy nhiên mùi thơm của nó kích thích rõ rệt đến hệ thần kinh của con người. Nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ dễ bị các bệnh mang tính dị ứng hoặc hen suyễn, ho, buồn bực khó ở... gây cảm giác khó chịu.





- Hoa trinh nữ ( hoa xấu hổ):
Vẻ đẹp của loài hòa này lay động lòng người, rất được yêu thích. Nhưng gốc cây của loài hoa này có chứa một loại độc tên là "ba-zơ trinh nữ", nếu tiếp xúc có nhiều sẽ bị rụng hết lông, tóc.





- Uất kim hương ( hoa Tulip):
Hoa đẹp, dáng hoa lại yêu kiều thướt tha khiến ai cũng say đắm. Nhưng loài hoa này có khả năng làm gây ra chứng đau đầu, chóng mặt và có thể tim đập nhanh, tăng huyết áp nếu để trong phòng kín một thời gian, nguyên nhân là do hoa có một lượng ba-zơ cực độc.





Ngoài ra, những loài hoa như lan, bách hợp, nếu tiếp xúc nhiều bạn sẽ bị buồn nôn, chóng mặt, tinh thần trở nên ủy mị, cơ thể mệt mỏi, dị ứng...Những loại cây cảnh như tùng, bách nếu để trong phòng nhiệt độ cao cũng sẽ tỏa mùi hương nồng nàn, gây cảm giác buồn bực, khó chịu và làm giảm cảm giác thèm ăn. 

Những loài hoa như nhất phẩm hồng (tên khác của hoa trạng nguyên) còn gây tử vong nếu ăn phải, nhẹ nhất cũng là tàn tật.





Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.






Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.


Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.





Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.






Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.







Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

Hoa loa kèn

Hoa loa kèn, mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có tên khoa học là Angel’s trumpet là loại hoa cực độc.

Hoa loa kèn có thể gây ảo giác, mê sảng, điên loạn, tử vong. 

Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

- Tú cầu

Là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside.

Chất độc trong hoa tú cầu khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp... hôn mê.


Chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp. Sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê.

- Thiên điểu

Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa.


Chất độc của hoa thiên điểu gây hại cho đường ruột


Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. 


Lục bình

Tất cả các bộ phận của cây đều có độc.

Tất cả các bộ phận của cây đều có độc, gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.


(St)

hoa run, moc o cac bo dam hoa 4 ,5 canh nho hinh sao ,nhieu mau ,mui thom kha de chiu. hoa nay co doc ko vay?
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Lần đầu tiên mình nghe thấy loại hoa này đấy.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
tôi nuôi con nhím cái mà không cho nó giao phối thì nó có chết không ?
hơn 1 tháng trước - Thích
hoa nguyệt quế có độc gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
tat ca cac loai co mau sac so la co doc phai ko
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Gửi hỏi đáp - bình luận