Những loại thức ăn làm mất sữa mẹ các mẹ đang chăm con nhất định phải nhớ

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa ở các mẹ bầu. Dưới đây là những thực phẩm gây mất sữa các mẹ nên tránh dùng nhé!

Lá lốt

Thực phẩm đầu tiên trong danh sách các thực phẩm gây mất sữa ở bà bầu sau sinh đó chính là lá lốt. Trên thực tế, có rất nhiều bà mẹ trong thời gian nuôi con bú do không biết đến tác hại của lá lốt nên đã vô tình ăn nhiều các món ăn chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, ốc chuối đậu nấu lá lốt,…

Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho con yêu, tốt nhất bạn nên tránh xa các món ăn từ lá lốt.

Tư vấn sức khỏe mang thai, dinh dưỡng cho bà bầu, phụ nữ mang thai uống gì? Mang thai – nuôi con cao lớn thông minh.

Rau mùi tây

Mọi người khi chế biến thức ăn thường thích trang trí món ăn của mình bằng những cọng rau mùi tâyhay rau thơm cho thêm phần sinh động và đẹp mắt. Tuy nhiên, đây lại là một loại rau không tốt cho nguồn sữa của chị em phụ nữ sau sinh. Ăn ít thì không sao nhưng ăn nhiều có thể làm giảm lượng sữa, thậm chí là gây "tịt sữa” trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Kinh nghiện chọn bệnh viện phụ sản khi sinh

Măng

Măng là một trong các loại thức phẩm rất độc hại, trong mỗi kg măng củ có chứa một lượng độc tố HCN đủ lớn để gây tử vong cho 2 trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại độc tố này lại hòa tan dễ dàng trong nước và bay hơi khi đun sôi nên chế biến măng bằng các mở vung sẽ giúp loại bỏ phần lớn các độc tố. Mặc dù vậy, bà bầu sau sinh vẫn nên hạn chế ăn măng nếu không muốn bị giảm hoặc mất nguồn sữa nuôi con.

Bạc hà

Bạc hà và các tinh dầu bạc hà khi sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa của các bà mẹ. Uống 1 cốc trà bạc hà mỗi ngày thì không sao thậm chí còn giúp tinh thần thoải mái hơn nhưng nếu bạn uống khoảng 1 lít mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra.Tuy nhiên, các loại siro và bánh kẹo khác được làm từ tinh dầu bạc hà lại là một vấn đề khác hẳn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ thưởng thức nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được.

Để thay thế, mẹ có thể uống một tách trà hoa cúc hoặc chè vằng cũng rất tốt trong việc thư giãn và tăng tiết sữa.

Bắp cải

Lá bắp cải vốn "nổi tiếng” vì khả năng giảm bớt căng vú. Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bắp cải. Chỉ cần đắp lá bắp cải một đến hai lần một ngày. Nếu lạm dụng, bắp cải có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ ​​bắp cải cũng có tác dụng tương tự.

Đồ uống có cồn

Thi thoảng nhấp môi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng. Các chuyên gia thừa nhận, một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh sẽ khiến mẹ bị mất sữa.

Các loại thức uống có cồn như bia, rượu,… sẽ gây ức chế quá trình phóng sữa của cơ thể xuống đầu ngực, từ đó khiến cho em bé của bạn gặp khó khăn trong quá trình bú sữa. Dần dần, sẽ làm giảm lượng sữa trầm trọng. Do đó, bà bầu sau sinh tốt nhất nên hạn chế loại đồ uống có hại này trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Lá dâu

Uống nước lá dâu tằm thay nước hàng ngàycũnglà một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa. Đối với các mẹ đang muốn cai sữa cho bé có thể áp dụngbài thuốc tiêu sữa hoàn toàn đơn giản sau: dùng một nắm lá dâu tằm, xao thơm, hạ thổ, sắc lấy nước uống, giúp tiêu hết sữa triệt để. Nếu không có điều kiện xao thơm, hạ thổ, có thể đun lá dâu tươi lên và uống thay nước hàng ngày.

Quả bơ và trái cây họ cam

Đây là hai loại quả lành tính nhưng thành phần của chúng được truyền qua sữa mẹ có thể khiến trẻ khó chịu.

Một số kinh nghiệm cho thấy bơ có thể làm bé khó chịu bụng còn cam thì có thể khiến bé cảm thấy ngứa ngáy. Vì vậy hãy theo dõi phản ứng của bé để biết có nên tiếp tục dùng những thực phẩm này hay không. 

Bí quyết để sinh một cô con gái


Chocolate, cà phê

Chocolate, cà phê và bất cứ các đồ ăn thức uống nào khác có chứa cafein đều có thể gây ra kích thích cho trẻ. Trẻ bú sữa có thành phần này có thể trở nên khó ngủ, bồn chồn và quấy khóc. Vì vậy nếu bạn không muốn mệt đờ đẫn vì trông con thì nên hạn chế dùng chúng.

Khoai tây chiên và thức ăn dầu mỡ

Đại diện cho nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ và dễ gây nghiền là khoai tây chiên cần được các mẹ ưu tiên cho ra khỏi danh sách thực đơn trước tiên. Dầu mỡ trong thức ăn thông qua sữa mẹ có thể gây kích ứng dạ dày của bé.

Mì tôm



Mì tôm không tốt cho sữa mẹ.​


Không có gì bất ngờ khi mì tôm nằm trong danh sách này. Vì thành phần lúa mạch nếu có trong mì tôm có thể khiến mẹ mất sữa. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì chế độ dinh dưỡng thiếu kém như vậy cũng khiến mẹ mất sữa vì quá gầy. Vì vậy đừng biến mì tôm thành những bữa ăn chính của mẹ trong suốt thời kỳ cho con bú.

Bên cạnh việc ăn uống thì cũng còn một số nguyên nhân khác khiến các mẹ bầu bị mất sữa:

- Trong thời kỳ mang thai, các mẹ sợ kích thích đầu vú nên không vệ sinh núm vú mỗi lần tắm để núm vú bẩn bịt kín các tia sữa...

- Bên cạnh đó, việc các bà mẹ quá căng thẳng, lo lắng khi không thấy sữa non về hoặc không thấy hiện tượng tiết sữa đã khiến sản phụ rơi vào tình trạng có ít sữa hoặc có rồi lại dần mất đi.

- Trầm cảm sau sinh cũng là một yếu tố khiến các bà mẹ mất sữa vì vậy bạn nên cố gắng thư giãn để tránh bị rơi vào tình trạng này.

- Ăn uống quá kiêng khem vì sợ bị thừa cân sau sinh cũng làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa.

- Uống ít nước làm cơ thế thiếu nước khiến việc tiết sữa ít đi.

Bí quyết sinh con trai: Khó mà cực dễ

- Không có chế độ nghỉ ngơi hay thường xuyên bị mất ngủ do con quấy khóc mà không được ngủ bù ngày hôm sau.

- Cho bé bú sữa công thức sớm sau sinh, trong thời gian dài mẹ chưa có sữa nên bé quen bú bình và cảm thấy thích thú hơn nên chê ti mẹ.

- Mẹ do đau nên không ngồi dậy, cho bé bú không đúng cách làm bé không thoải mái dần bé chê ti mẹ khiến sữa không về hoặc mẹ sợ ngực xấu nên không cho bé bú thuờng xuyên và sớm sau sinh.

- Sữa thừa đọng lại ở bầu sữa nhiều sau mỗi cử bú nên làm tắc tuyến sữa, viêm vú, áp xe tuyến vú dần cũng dẫn đến việc mất sữa.

- Mẹ mắc các bệnh về nội khoa như tim mạch, nhiễm trùng...phải dùng thuốc nên không thể cho con bú.