Thực phẩm không tốt cho "cậu nhỏ" và "chuyện ấy"
Thực phẩm không tốt cho bà bầu
Nấu cháo lươn cho bé ăn dặm thế nào?
Giai đoạn cho bé ăn dặm chỉ là tập cho bé ăn nên các loại thức ăn hầu như không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị cho bé tiếp cận những món ăn mới với mùi vị khác nhau và cách ăn mới mà thôi. Nhưng các mẹ cần lưu ý, không phải tất cả các loại thực phẩm đều tốt cho bé. Hãy cùng mecuti.vn tham khảo những loại thực phẩm không tốt khi cho bé ăn dặm dưới đây để biết cách phòng tránh cho bé nhé!
Mật ong có khả năng chữa thương tự nhiên và có vị ngon ngọt nhưng bạn có biết rằng nó có nguy cơ gây ngộ độc cho con yêu? Điều này tuy không ảnh hưởng đến người lớn nhưng có thể gây hại cho đường tiêu hoá còn non nớt của bé. Mật ong nguyên chất không nên xuất hiện trong thực đơn cho bé ăn dặm trong năm đầu đời. Đừng lo lắng con yêu sẽ không thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này vì hầu hết trẻ mầm non có thể dễ dàng hấp thu mật ong, đặc biệt nếu nó được thêm vào bánh hoặc những thức ăn được nấu chín.
Các loại quả, hạt và các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có kích thước nhỏ, do đó chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho các nhóc tì. Một số loại hạt thường gặp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của bé bằng cách xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó cho một lượng nhỏ cỡ nửa muỗng cà phê vào trong bột ăn dặm của bé. Khi mới cho bé làm quen với các loại hạt này, nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem thử bé có bị dị ứng hay không.
Đường và muối không nên được thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn đóng hộp, cần kiểm tra hàm lượng muối và đường trên vỏ hộp. Chọn những loại có hàm lượng gia vị thấp nhất có thể hoặc hoàn toàn không có muối và đường trong thành phần. Lý do là trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạt lẽo giống như những người lớn khác trong nhà đâu. Việc không thêm muối và đường vào thực đơn sẽ giúp cho vị giác còn non nớt của trẻ trải nghiệm được những mùi vị tinh tế của thức ăn tốt hơn.
Không nên cho bé làm quen với sữa bò trước khi bé được 1 tuổi. Một số trẻ em Việt Nam gặp phải tình trạng không dung nạp lactose, thành phần có trong sữa bò, nên trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng. Khi cho bé uống sữa bò, nên thử với một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé.
Một số loại trái cây có hạt như nho và táo là những tác nhân gây ngạt nguy hiểm cho bé. Do đó, đừng quên cắt chúng thật nhỏ và loại bỏ hạt để bé có thể hấp thu giá trị dinh dưỡng của chúng một cách an toàn. Kể cả khi bé bắt đầu tập đi và có thể nhai tốt, bạn vẫn nên cẩn thận với nho.
Các mẹ hãy tìm hiểu thêm những loại thực phẩm nào thật sự tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm để bổ sung cho bé đầy đủ dinh dưỡng nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ hơn khi chăm sóc bé ăn dặm. Chúc bé yêu nhà bạn ngày càng phát triển khỏe mạnh. Đừng quên đồng hành và ủng hộ mecuti.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé!