Khi mang thai, hệ thống miễn dịch suy giảm hơn lúc bình thường, nên thai phụ rất dễ bị các bệnh lây nhiễm, nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm vì thế mà các mẹ cần hết súc chú ý, ngay cả khi dùng thuốc vì rất dễ ảnh hưởng đén em bé.
Bị cúm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi:
Trong thời gian đầu mang thai nếu bị cúm virut thông qua nhau thai để tác động đến sự phát triển bộ máy của nhau thai đồng thời gây bệnh tim bẩm sinh và thai nhi dị dạng, do biến chứng của sốt cao cũng có thể kích thích tử cung và gây hiện tượng co thắt, có thể dẫn đến sảy thai.
Trong giai đoạn cuối mang thai, bị cúm có thể dẫn đến đẻ non do biến chứng sốt cao của cúm.
Thai phụ bị cảm lạnh hoặc cúm nên chữa trị thế nào:
Khi mang thai bị cảm hay cúm phải hết sức lưu ý trong việc chữa trị vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi:
Trước tiên không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, cúm chủ yếu do virut gây nên, còn kháng sinh chỉ ức chế hoặc diệt vi khuẩn.
- Đối với cảm nhẹ: chỉ hắt hơi chảy nước mũi hoặc ho một chút không cần phải dùng thuốc gì cả, hoặc chỉ cần uống vài viên C là được, phải lưu ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước.
Nếu nghẹt mũi có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nhỏ nước tỏi, có thể dùng biện pháp xông hơi như sau: Chùm một chiếc khăn lên đầu, đưa bát nước nóng thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút, bạn sẽ thấy dễ thở hơn.
Nếu đau cổ họng có thể xúc miệng bằng nước muối lạnh, một thức uống nước nóng với chanh và mật ong sẽ giúp làm dịu đau họng. Ăn các loại thức ăn bổ dưỡng để cơ thể không bị suy kiệt như súp gà, cháo gà ngải cứu, tía tô
- Nếu xuất hiện sốt cao, ho nhiều cần phải đến bệnh viện chữa trị, đắp khăn chườm lên người hạ sốt ở mang tai và vùng cổ khi sốt, nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.
- Nếu sốt kéo dài quá 3 ngày với nhiệt độ trên 39 độ C, phải đến bệnh viện chẩn đoán xem có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
Hình minh họa
Làm thế nào để giảm nguy cơ cảm cúm khi mang thai:
- Trong khi mang thai nên tiêm phòng cúm (Flu vaccine) nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm ( từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm kế ). Sau đó mỗi năm nên chích ngừa cúm.
- Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. Các loại vitamin trong trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, giúp chống nhiễm trùng.
- Trong giai đoạn bạn mang thai, uống loại thuốc vitamin và khoáng chất bổ sung đặc biệt dành riêng cho thai phụ
- Cố gắng giảm thiểu căng thẳng, hệ thống miễn dịch cũng sẽ khoẻ hơn khi bạn không hút thuốc hoặc thụ động hít phải khói thuốc.
- Trong thời gian bệnh cúm lây lan, dịch vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm, thai phụ không nên đến những nơi công cộng và phải cách ly với người bị bệnh.
- Dù thời tiết có lạnh, vẫn nên mở của phòng ngủ hay phòng làm việc để lưu thông không khí bớt được sự lây lan của virut cúm.
- Khi trời lạnh, cần kịp thời mặc thêm áo lạnh, đồng thời thường xuyên hít thở không khí trong lành ở những nơi có ánh nắng.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang bầu nè các chị tham khảo nhé!
Khi mang bầu, sức đề kháng của cơ thể bạn giảm đi rõ rệt và đó là lúc các mầm bệnh có thể phát tác một cách dễ dàng. Ngoài cảm lạnh rất thường gặp thì cảm cúm là một căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều, nếu không có cách phòng chống hợp lý thì virus cúm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy bạn hãy sớm nắm vững những cách thức phòng ngừa bệnh cảm cúm khi mang bầu nhé.
Giữ cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống cúm hiệu quả
1. Nước gừng đường đỏ
Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.
Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
2. “Nâng cấp” đường hô hấp
Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.
3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp
Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.
Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.
Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.
4. Súc miệng nước muối
Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.
5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm
Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%
Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.
7. Không nên quên uống nước
Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.
8. Tránh chỗ đông người
Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.
9. Kiên trì tập luyện
Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.
10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ
Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí. Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.
Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.
(ST)