Những quán cafe đẹp ở Bạc Liêu
Hướng dẫn làm thịt dúi - đặc sản của miền núi
Những món đặc sản của Đà Lạt xứ sở ngàn hoa
Đặc sản Bạc Liêu quyến rũ hồn người
Bạc Liêu lôi cuốn người ta bằng câu chuyện truyền kì về chàng Bạch công tử và Hắc công tử giàu có bậc nhất, ăn chơi bậc nhất và đào hoa bậc nhất. Thời gian dần qua đi, cuộc đời của chàng công tử “đốt tiền nấu trứng” càng mang thêm nhiều màu sắc và trở nên hư thực khó phân làm du khách cứ bị cuốn đi.
Và nếu có dịp thử món ngon vật lạ xứ này, sẽ càng bị ấn tượng, sẽ càng khó quên và đê mê trong sự quyến rũ của vùng đất phương Nam. Bánh củ cải, bún bò cay, cốn xại, xá bấu… lạ lẫm với khách phương xa nhưng độc đáo và đáng thử lắm.
Mắm chua Vĩnh Hưng
Mắm chua ở tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) được chế biến từ cá sặt, cá rô, cá lóc nhỏ..., cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi, ớt....
Mắm chua có mùi rất thơm, khi gắp ra còn thấy nguyên hình con cá, tuy nhiên, ăn mới thấy xương đã mềm chẳng sợ bị hóc. Mắm chua dân giã, ăn cùng những thứ quanh vườn nhà, vài trái bần, ổi, hay khế, chuối chát, me xanh, hoặc mấy lát dưa leo cũng xong bữa.
Người nào thích cay thì vặt thêm trái ớt hiểm nữa là ngon lành. Cứ cắn nguyên con cá, gắp thêm rau, cắn chút ớt và và miếng cơm, sẽ thấy cái mặn mặn của muối, chua chua con mắm mềm từ thịt tới xương quyện cùng vị chát chát, chua thanh của mấy loại quả, đẩy cơm vô cùng.
Mắm chua thơm, chua và mặn mòi vị cá, đẩy cơm vô cùng (Ảnh: Internet)
Người ăn chưa quen thì còn e ngại nhưng đã vài lần nếm khó mà cưỡng lại hương nồng nàn ấy. Tuy nhiên, mắm chua không để được lâu như mắm mặn mà chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu hơn một chút.
Bánh củ cải
Dạo chơi Bạc Liêu, ghé chợ thì nhớ thưởng thức món bánh này. Rất thanh đạm và lạ vị do sự kết hợp của bột mì, củ cải với nhân bánh đơn giản, bánh củ cải thật sự thích hợp cho nhiều người.
Bánh củ cải nhìn cực hấp dẫn, ăn lại ngon! (Ảnh: Internet)
Vỏ bánh làm bằng bột mì trắng pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Phần nhân thì gồm tôm khô đập dập vừa phải, thêm chút thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh đã hấp. Các nguyên liệu ấy xào chín, nêm gia vị cho vừa rồi cho vào vỏ bánh, cuốn lại.
Khi ăn, bánh bày lên đĩa, rưới thêm mỡ hành và phục vụ kèm rau thơm, xà lách. Bánh thơm thơm bột mì, hăng hăng cải, ngọt tôm thịt và vướng vất nước mắm chanh, tỏi, ớt. Vì món này khá nhẹ nên ăn sáng, ăn xế đều thích hợp.
Ba khía Bạc Liêu
Nếu nhìn thấy ba khía, nhiều người không biết sẽ cãi đó là cua vì hình dáng đặc biệt giống cua đồng. Tuy nhiên, ba khía nhỏ hơn và sống chủ yếu ở vùng nước mặn. Lúc trước, nó là món ăn của người bình dân, sau này, do độc đáo nên được biến thành đặc sản Bạc Liêu.
Ba khía, từ món ăn dân giã đã thành đặc sản Bạc Liêu (Ảnh: Internet)
Từ ba khía, người ta làm được rất nhiều món ngon, nhưng dễ nhất là ba khía muối. Chỉ cần làm sạch, xé nhỏ rồi trộn đều với đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Cứ thế ăn cơm mà vẫn hấp dẫn bởi vị đậm đà khác lạ.
Đàn ông xứ này lai rai, cũng chỉ cần ba khía luộc là khề khà đến khuya. Còn cao cấp và công phu hơn, người ta có thể làm gỏi ba khía… Món nào món ấy cũng khiến người ăn nhớ vị và thốt lên: "ngon quá!".
Cốn xại, xá bấu
Lạ tai vậy thôi chứ thực ra đây là món rau cải muối (như dưa muối) và củ cải muối. Nhưng trong quá trình làm có chút khác vì món này là món của người Hoa. Cốn xại làm từ cải tươi non, đem phơi cho héo, trộn với muối hột, đường, rượu, riềng. Sau đó, cứ để vậy khoảng hai tuần thì ăn được.
Cốn xại nhìn như dưa muối của người Việt (Ảnh: Internet)
Còn xá bấu thì cách làm đơn giản hơn. Củ cải mua về chỉ cần rửa sạch, xắt thành miếng và cũng đem phơi khô. Cho các gia vị đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau cùng với củ cải khô. Để cho đến khi nào thấy đường tan, thấm hết vào củ cải là ăn được.
Xá bấu thường ăn với cháo trắng (Ảnh: Internet)
Hai món này chua chua ngọt ngọt, cay cay và rất dậy mùi. Không chỉ ăn với cơm hay cháo, chúng còn rất ngon khi đi chung bánh tét chiên, bánh phồng tôm, cá khô, thịt khô...
Ngoài ra, cốn xại còn được dùng để làm gỏi với củ kiệu, thịt luộc thái mỏng, tôm đồng luộc lột vỏ hoặc tôm khô và chấm nước mắm chua cũng rất tuyệt vời.
Bún bò cay
Cũng là bún bò đấy, nhưng bún bò Bạc Liêu chỉ gồm thịt bò và sa tế chứ không cho mắm ruốc đặc trưng của Huế. Khách chỉ cần nghe tên là biết điểm nổi trội của món này: cay. Cách nấu tưởng chừng đơn giản vì có gì đâu, cứ thịt bò và sa tế thôi, nhưng không phải ai cũng làm được, mà mỗi nơi đều theo phương thức riêng, không truyền cho người ngoài.
Chưa thử bún bò cay xem như chưa biết Bạc Liêu! (Ảnh: Internet)
Tô bún bò bưng ra nghi ngút khói, nhìn có vẻ sền sệt và đậm màu. Bún bò cay ăn chung với húng quế, và đĩa muối ớt đỏ kèm lát chanh tươi ngon.
Khi ăn, nhặt vài lá rau thơm cho vào tô, vắt chanh rồi trộn đều. Thỉnh thoảng gắp miếng thịt bò dày, thơm, mềm chấm muối ớt ngon đã luôn. Cứ thế vừa xuýt xoa cay, vừa đỏ mặt vì nóng, vị ớt sẽ khiến cho buổi sáng của bạn thêm hương vị.
Đuông chà là
Ở Bến Tre, ta tận hưởng vị béo đuông dừa, đến Bạc Liêu ngại gì mà không tìm đuông chà là? Đây là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Cứ tháng 10 – 12 âm lịch, là đuông béo múp míp, trở thành món ngon cho người sành ăn.
Đuông chà là xấu nhưng ăn ngon phải biết (Ảnh: Internet)
Người ta hay nói với nhau, đuông trong thân chà là là loại đuông to nhất, béo tròn nhất nên trở thành món ăn nổi tiếng. Để bắt đuông khá vất vả do chà là nhiều gai.
Các món chế biến từ đuông chà là cũng như đuông dừa, khá phong phú, nhưng phổ biến nhất là đuông chà là lăn bột chiên bơ. Nước chấm ăn với đuông chà là thông thường là nước tương hoặc nước mắm tỏi, ớt. Vị béo ngọt của đuông chà là, giòn giòn của bột và bơ thơm cùng nước mắm tạo thành món ngon khó bỏ.
Ngoài những đặc sản Bạc Liêu kể trên, nơi đây còn rất nhiều món ngon cũng mang hương vị tuyệt không kém, nào là bánh xèo, bánh tằm bì, lẩu mắm… thứ nào cũng đậm sắc, đậm hương và đậm văn hóa của miền Đông Nam Bộ.
Vì thế, bạn hãy dành thời gian lên kế hoạch du lịch bằng ẩm thực nhé, thú vị chẳng kém lịch trình tham quan các danh thắng đâu.
Cơm tấm là một trong những món ăn sáng được ưa thích của người miền Nam, nhất là ở Sài Gòn. Được nấu từ những hạt gạo thứ phẩm, là loại gạo có giá thành thấp và trước đây chỉ những gia đình khó khăn mới ăn, nhưng trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, cơm tấm đã trở nên quen thuộc và là một đặc sản của người Sài Gòn.
Không như những quán cơm tấm khác khi có nhiều thức ăn kèm như sườn nướng, trứng ốp la, bì, chả... đĩa cơm tấm ở đây chỉ có độc một món là phá lấu. Không có gì đặc biệt, một đĩa cơm tấm, bên trên là phá lấu được thái lát vừa ăn, thêm một ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái giòn giòn và hơi dai của phá lấu kết hợp với vị chua ngọt của đồ chua, thêm cái béo của mỡ hành cho bạn một cảm giác ngon và lạ miệng.
Bánh canh tôm nước cốt dừa
Bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần và cách nấu đơn giản hơn so với các loại bánh canh khác. Tôm tươi được người bán mua về, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp, bắt chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
Bát bánh canh tôm nước cốt dừa đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của người bán là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo nhưng lại không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Ăn một thìa bánh canh nước cốt dừa, cảm nhận cái vị ngọt của tôm, cái vị béo cùng hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa.