Món ăn ngon ở Vũng Tàu khiến thực khách mê mẩn
Món ăn ngon ở Sóc Trăng thực khách khó lòng bỏ qua
Món ăn ngon ở Buôn Ma Thuột níu chân du khách
Những món ăn ngon ở Tuyên Quang làm say lòng người. Cùng tham khảo những món ăn và địa điểm ăn ngon của vùng đất chè nổi tiếng này nhé
Ở Tuyên Quang có 1 loại rượu rất ngon, nấu bằng ngô và dùng men lá, còn gọi là rượu ngô Na Hang.
Rượu này phải nói là nặng độ đó, nhưng đảm bảo uống say cũng không đau đầu. Trên này lạnh nên bà con uống rượu cứ như uống nước í các bác ạh
Hic, sáng sớm, chưa ăn gì đã uống rượu nặng thì cồn ruột lắm, đi làm nắm cơm cho nó chắc dạ đã ạh. Xin giới thiệu cơm lam Tuyên Quang và xôi ngũ sắc.
Thế nào mọi người cũng bảo cơm lam ở trên miền núi chỗ nào chẳng có, nhưng theo cái miệng e (ăn nhiều nơi) thì mỗi nơi vẫn có 1 hương vị riêng. Em cũng hay mang cơm lam xuống Hà Nội biếu các cô bạn mẹ e, các cô thích lắm, các cô bảo cơm lam quê em thơm và dẻo lạ lùng ấy ạh.
Mẹ em hay đặt ở 1 chỗ quen, chú này làm ăn tử tế chứ không lừa đảo, cơm được nướng từ đầu cho chín chứ không luộc lên rùi mới nướng nhé, lúc bóc ra miếng cơm dính theo lớp màng tre, đảm bảo ngon đến hạt cuối cùng. Cơm lam chấm muối vừng là hợp nhất, em khuyến cáo là muối vừng người ta thường làm nhạt, mang về phải đổ thêm kha khá bột canh thì mới vừa miệng được ạh
Xôi ngũ sắc là đặc sản của người dân tộc Tày nói chung, suy ra ở đâu có dân tộc Tày thì ở đó có xôi ngũ sắc ạh. Xin tự hào giới thiệu em cũng là người Tày (theo dân tộc của mẹ em) nên em cũng ăn khá nhiều xôi này rùi.
Mỗi lần về quê ngoại, các bác em hay làm xôi này cho ăn, tất cả các màu đều từ thiên nhiên, đảm bảo k hóa chất. Em thích cách đồ xôi của người miền núi, làm cho hạt săn lại, gói bằng lá, ăn thơm ơi là thơm í. Em khoái nhất màu tím, nên rất chuộng món xôi tím.
Xôi ăn không thì nhạt mồm nhạt miệng nhỉ, em là em thích ăn xôi với cá nướng.
Không tìm được hình khả dĩ hơn nên em up tạm hình này, chứ thực ra cá dùng để nướng ở quê em là cá to, được làm sạch, ướp gia vị và kẹp nguyên khúc giữa để nướng . Cá tươi ngoay ngoảy bắt ở ao nhà lên, thịt ngọt và chắc, ăn với xôi thì còn gì bằng, chẹp chẹp, bụng em nó lại sôi rồi.
Nói đến Tuyên Quang thì đừng quên món thịt trâu gác bếp nhé. Nói đến thịt trâu em lại nhớ, hồi cấp 3 giao lưu với các bạn trường Chuyên Yên Bái, các bạn trai bên ấy cứ trêu là Trâu Yên Bái gái Tuyên Quang, hic hic, ghét ghét.
Gác lên gác bếp, đảm bảo tiệt trùng
Thịt thà nhìu ngán ghê, cả nhà ăn rau nha. Người miền núi chỉ có măng rừng thui ạh, mùa này là mùa măng này, nhưng đầu mùa thì nhiều măng ngọt chứ giờ chủ yếu măng đắng, em chỉ thích măng ngọt thui.
Măng tươi mới cắt chỉ luộc thôi là đã ngọt lắm rùi. Măng chấm mắm tôm như trên cũng ngon. Nhưng em khoái món măng chấm mẻ hơn, mẻ trộn cá lọc xương, đun lên 1 tẹo, ngọt và thơm, chấm măng thì khỏi nói đi
Còn nếu không cả nhà làm món măng cuộn thịt. Làm món này hơi lích kích, cơ mà em nghiệm ra 1 điều, các bác miền xuôi lên nhà em, em làm 1 mâm cơm mà chỉ khen mỗi món măng cuộn, bảo là ngon và độc đáo
Tiếp theo là đến rau thòm bóp nhá.
Tìm mãi mới được cái ảnh này, em thấy nó giống rau thòm bóp. Nhắc đến rau này chắc miền xuôi cũng có, nhưng em thích lắm nên thu thập làm đặc sản quê hương lun . Rau này mới ăn thì hơi đắng 1 tí xíu, nuốt vào bụng mới thấy cuống họng ngọt, ui, dễ chịu vô cùng.
Em thích thòm bóp xào thịt ngựa, ngồi hì hục nhặt 1 rổ to tướng, xào xong nó ngót còn 1 đĩa đủ ăn
Tráng miệng thui, ăn no quá rùi nhỉ. Cả nhà ăn miếng cam sành Hàm Yên nhé.
Mỗi mùa cam, nhà em phải ngốn hết 3 thùng cartoon cam í ạh. Cam Hàm Yên ít bị ủ, nhất là trong mùa thì tươi ngon, k hề ủ tí nào. Bí quyết chọn cam sành là quả nặng, vỏ rám nắng, vàng đậm và hơi xấu xí 1 tí. Những quả héo héo vỏ thì bên trong lại rất mọng nước và ngọt.
Cuối cùng là món bánh gai Chiêm Hóa.
Không đú được với bánh gai bà Thi Nam Định, nhưng bánh gai quê em cũng rất ngon, béo. Phải như thế nào mới được gọi là đặc sản bánh gai Chiêm Hóa chứ nhỉ. Theo em thì do địa hình hiểm trở nên món này không nổi tiếng như bánh gai bà Thi, chứ về hương vị cũng không kém cạnh nhé.
Một đĩa bánh gai, 1 chén trà vùng cao nghi ngút khói, đủ để xua đi cái lạnh cuối đông rùi.
Phù, thế là em đã giới thiệu xong với cả nhà những đặc sản mà em biết ở quê em. Chắc là còn nhiều món lạ mà em chưa được biết (nhất là ở đồng bào dân tộc), nhưng như này là cũng đủ rồi. Về Tuyên Quang các bác nhớ nếm thử nhé!
Đặc sản măng lưỡi lợn Tuyên Quang – món ngon ngày tết
Người miền Bắc thường chọn măng lưỡi lợn để nấu bát canh ngon. Ảnh: Internet.
Măng lưỡi lợn hầm với giò heo là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền. Khi ăn, từng lát măng vàng mỡ màng, mềm mại nhưng giòn ngọt đậm đà bởi bao nhiêu tinh túy của núi rừng đều tích tụ cả vào đây. Chẳng hề ngạc nhiên khi các món ăn khác bỗng trở thành “thứ yếu” khi đứng cạnh món ăn tuyệt vời này.
Măng lưỡi lợn nấu chung với các loại thực phẩm khác tạo thành món ăn rất ngon như: măng hầm với nước luộc gà, măng hầm với sườn non, món vịt xáo măng. Hơn nữa, nhờ khử được mùi tanh, măng có thể nấu chung các món chim, cá tươi, cá chiên, thịt gia súc, gia cầm cho tới các loại muôn thú của núi rừng.
Món canh măng hầm có thể ăn cùng với cơm hay bún đều rất ngon miệng. Dù là món ăn dân giã từ các vùng trung du và miền núi, từ bắc vào Nam, măng có thể chinh phục được cả những thực khách sành ăn và khó tính nhất nơi phồn hoa đô hội.
Từng miếng măng giòn sừn sựt, hương vị đậm đà vì các vị ngon ngọt từ giò heo và gia vị ngấm hết vào các thớ măng. Ảnh: Internet.
Ngoài việc chế biến măng đúng cách, người nấu phải để ý canh lửa, vớt bọt thường xuyên để nồi nước ngọt mà vẫn trong veo, chân giò mềm nhưng không rục và thấm đượm gia vị, … Một nồi canh măng nấu khéo khi ăn thịt không còn béo ngấy, giữ độ ngọt cộng thêm mùi thơm quyến rũ của các loại rau. Miếng măng ngậm vào vị béo ngọt của thịt, mà vẫn giữ cái bùi, cái đậm, cái thanh nhã của núi rừng. Tất cả những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho bát canh ngon, để thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Cách chế biến món măng lưỡi lợn Tuyên Quang
Măng khô đem rửa sạch, sau đó ngâm với nước khoảng 1 ngày (tốt nhất nên ngâm với nước vo gạo để măng nở mềm và thơm). Để măng ngon, tiết hết chất axit và có màu trắng đẹp, nên thay nước 6 tiếng một lần. Sau đó cắt măng thành từng khúc vừa ăn, bỏ lên bếp đun sôi và chắt bỏ thêm một lần nước nữa. Nếu muốn để được lâu, sau khi ngâm nên luộc qua rồi bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi nấu có thể xào với mỡ, hành và nêm gia vị cho thấm.
Cho măng vào nồi đun sôi, sau đó bỏ giò heo và nêm nếm gia vị vừa ăn. Tiếp tục hầm nhỏ lửa khoảng 1h nữa cho mềm. Trước khi ăn cho hành lá chẻ nhỏ, bỏ thêm trái ớt, rau mùi và rắc chút hạt tiêu là đã có món măng lưỡi lợn hầm giò heo hấp dẫn, ngon mắt ngon hương.
được lấy trực tiếp từ đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mông tại khu vực miền núi tỉnh Tuyên Quang. Măng non, ngon, được phơi khô trực tiếp trên miếng liếp nứa dài dưới nắng gắt nên rất khô và sạch, không có chất bảo quản.
Bảo quản như thế nào?