Cách chế biến thịt Kỳ đà lạ miệng cực thơm ngon
Mẹo chế biến thịt quay thơm ngon giòn bì như ngoài hàng
Để chữa tiểu đường, dùng hải sâm 2 con, trứng gà 1 quả, tụy lợn 1 cái, ba thứ đem hấp chín rồi ăn, cách 1 ngày dùng 1 lần. Hải sâm (tên khoa học là Stichopus japonicus selenka) là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung nhiều nhất ở độ sâu 2-5 m, hay gặp ở vùng vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm. Tại Việt Nam, hải sâm có khá nhiều ở vùng biển Khánh Hòa, đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu... - Bổ ích cường tráng, đặc biệt tốt đối với các trường hợp tinh huyết hư tổn. - Bổ thận điền tinh, thích hợp với các trường hợp di tinh, liệt dương, tiểu tiện nhiều lần về đêm. - Tư âm nhuận táo, dùng rất tốt cho những người bị táo bón, tiêu khát (tiểu đường). - Lợi niệu thoái hoàng, thích hợp cho những trường hợp bị phù thũng nguyên nhân do thận và bệnh lý vàng da do các nguyên nhân khác nhau. - Bổ huyết, thường dùng cho các trường hợp thiếu máu. - Kháng ung, thường dùng để điều trị hỗ trợ cho các trường hợp ung thư. - Viêm loét dạ dày tá tràng: Dùng ruột hải sâm để trên ngói đất, sấy thật khô rồi nghiền thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0,5-1 g. - Thiếu máu: Dùng hải sâm và đại táo (bỏ hạt) lượng bằng nhau, đem sấy khô rồi tán thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 9 g với nước ấm; hoặc dùng hải sâm 1 con đem hầm với mộc nhĩ lượng vừa đủ và một chút đường phèn, ăn trong ngày. - Ho ra máu do lao phổi: Hải sâm 500 g, bạch cập 250 g, quy bản 120 g, ba thứ sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 g với nước ấm. - Suy nhược thần kinh do thận hư (đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, mất ngủ, di tinh, xuất tinh sớm): Dùng hải sâm 30 g ninh với gạo nếp 100 g thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. - Cao huyết áp và vữa xơ động mạch: Dùng hải sâm 50 g hầm nhừ, chế thêm một chút đường phèn, ăn trong ngày. - Táo bón do âm hư: Hải sâm 30 g, đại tràng lợn 120 g làm sạch, mộc nhĩ đen 15 g, ba thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn liên tục trong nhiều ngày. - Đau lưng và suy giảm trí nhớ do thận hư: Hải sâm 30 g, xương sống lợn 60 g, hạch đào nhân 15 g, ba thứ làm sạch, hầm nhừ, chế đủ gia vị, ăn trong nhiều ngày. - Liệt dương: Hải sâm 20 g hầm với thịt dê 100 g, ăn trong ngày. - Liệt dương, di tinh, tinh lạnh do thận hư: Hải sâm 480 g (sao thơm), hạch đào nhân 100 hạt, thận dê 4-6 đôi, đỗ trọng 240 g, thỏ ti tử 240 g, ba kích 124 g (sao với nước cam thảo), kỷ tử 120 g, lộc giác giao 120 g, bổ cốt chi 120 g (sao muối), đương quy 120 g, ngưu tất 120 g (sao dấm), quy bản 120 g (sao dấm), tất cả sấy khô, tán thành bột rồi luyện với mật ong làm thành viên hoàn, mỗi viên nặng chừng 9 g, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 3 viên. - Động kinh: Nội tạng hải sâm sấy khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 12 g với rượu vang, liên tục trong nhiều ngày. - Trĩ xuất huyết: Dùng hải sâm lượng vừa đủ đem đốt tồn tính, mỗi lần dùng 1,5 g hòa với a giao 6 g trong nước sôi cho tan rồi uống, mỗi ngày uống 3 lần. Nguyên liệu:
Theo y học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tinh huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón... Hải sâm có công dụng khá phong phú:
Bởi vậy, từ xa xưa, hải sâm đã được coi là một trong “tứ đại danh thái” (bốn loại thực phẩm nổi tiếng) cùng với óc khỉ, tay gấu và yến sào của ẩm thực cổ truyền phương Đông và được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”. Về mặt thực phẩm, nhiều y gia coi thịt hải sâm là một trong tám món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá...
Theo kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học hiện đại, hải sâm là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hết sức phong phú. Các nhà khoa học Trung Quốc ước tính cứ 100 g hải sâm khô có chứa 76 g protein, cao gấp 5 lần so với thịt lợn nạc và 3,5 lần so với thịt bò. Hải sâm còn có hàm lượng cao các acid amin quý như lysine, proline... và nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe..., đặc biệt là Se - một chất giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể qua đường ăn uống (như Pb, Hg) để thải ra nước tiểu. Ngoài ra, trong thành phần hải sâm còn có nhiều loại vitamin, hoóc môn, các chất có hoạt tính sinh học trong đó có 2 loại saponin là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mỏi mệt và tăng cường thể lực) và Rh (có tác dụng ức chế tế bào ung thư).
Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, hải sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế quá trình sinh trưởng và di căn của các tế bào ung thư; chống mệt mỏi cơ bắp, duy trì trạng thái hoạt động cao; chống lão hóa; tăng cường hoạt động của thần kinh và tăng phản xạ, ổn định tâm lý; bổ sung các yếu tố tạo máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng hấp thu ôxy và chống mệt mỏi cơ tim. Nó cũng xúc tác các phản ứng enzyme, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu, tăng sinh tổng hợp protein. Hơn nữa, do chứa rất ít lipid và hầu như không có cholesterol nên hải sâm là loại thực phẩm bồi bổ lý tưởng cho những người bị rối loạn lipid máu và bị các bệnh lý động mạch vành.
Để đạt được mục đích vừa làm thực phẩm bổ dưỡng, vừa làm thuốc chữa bệnh, người ta thường phối hợp dùng hải sâm với một số thực phẩm hoặc vị thuốc khác chế biến thành các món ăn - bài thuốc rất độc đáo:
- 200g hải sâm
- 50g đậu Hà Lan
- 50g nấm đông cô tươi
- 50g nấm nút
- 100g bông cải xanh
-100g cà chua bi
- 1củ cà rốt
- 2 thìa cà phê tỏi băm
- 1/2 chén nước dùng
- 1 thìa súp dầu hào
- 1/2 thìa súp dầu mè
- 1/2 thìa súp đường
- 3 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon
- 1 thìa súp bột năng pha nước
- 2 thìa súp dầu ăn
Mách nhỏ: Hải sâm thường rất tanh, bạn có thể cho ít rượu và gừng khi xào để khử mùi tanh của hải sâm. Nên xào hải sâm trên lửa lớn, hải sâm sẽ chín tái bên ngoài rất ngon
Hải sâm còn có tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử. Về mặt thực phẩm, hải sâm là thức ăn cao cấp, quý giá, sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn, thường có mặt trong các buổi yến tiệc rất sang trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Philippin... Người ta dùng hải sâm tươi hoặc phơi khô để chế biến. Do giàu dinh dưỡng và tác dụng không kém nhân sâm nên coi là nhân sâm biển.
Có nhiều loài hải sâm, trong đó hai loài hải sâm trắng và đen được sử dụng phổ biến hơn cả:
Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng màu xám, nhạt dần hai bên, bụng trắng, dài 40 - 50 cm, cũng có khi đến 60 - 70 cm.
Hải sâm đen (Holothuria vagabunda) có thân màu đen, bụng nhạt màu hơn, dài 30 - 40 cm.
Ngoài 2 loài trên, khu vực biển Việt Nam còn có hải sâm vú (Microthele nobitis Selenka), hải sâm mít (Actinopyga echinites Jaeger). Hải sâm là thức ăn, là dược liệu quý nên nhiều nước đã tổ chức nuôi để khai thác và bảo vệ nguồn hải sản này.
Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu rắt tiểu buốt, táo bón...
Liều dùng: Thông thường 15 - 20g khô; nấu, hầm, rang, nướng...
Các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:
Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tuỳ ý, thêm gia vị, nấu dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.
Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm, rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giá nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược lão hoá sớm, di hoạt tinh liệt dương.
Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nựớc cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát thêm gia vị nấu dạng xúp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu giắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.
Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu xúp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hay có khối u.
Hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm. Dùng cho người lao phổi rất tốt.
Hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày có tác dụng bổ khí huyết, hạ huyết áp.
Hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200 ml). Nấu cho nhừ, ăn 1 lần trong ngày có tác dụng bổ gan hạ huyết áp.
Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật quốc gia nghiên cứu dạng rượu gồm hải sâm và 3 loại rắn lấy tên là "Rượu Hải sâm - tam xà" làm thuốc bổ mạnh gân xương.
Kiêng kỵ: Người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.
Hải Sâm là loại thuốc quý, có tác dụng bổ máu, bổ thận, tráng dương, ích tinh, bổ khí, điều trị bệnh liệt dương, suy nhược cơ thể, lao phổi, đái tháo đường, động kinh, thần kinh suy nhược, bệnh dạ dày, loét tá tràng, táo bón do khô ruột, viêm phế quản làm cho vết thương mau lành, chống lão hoá.
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hoá học và sinh học cho thấy: Hàm lượng protein tỷ lệ rất cao chiếm từ 63,23 - 67,22%, hàm lượng glucid từ 2,25 - 4,4% hàm lượng lipid là 1,35 - 3,05% trong đó colescherol hầu như không có, các nguyên tố vi lượng sắt: (Fe) 197,55 mg/kg, đồng (Cu) là 62,00 mg/kg, Se có từ 5,5 - 13,7 mg/kg, testosteron 20,4 mg/g prorgesteron 207,1 mg/g. Trong đó vai trò của các nguyên tố Fe, Cu, Zn giúp cho việc tăng cường hồng cầu cải thiện khả năng hấp thụ oxy và Cu, Zn, Br, Mn hoạt hoá các cấu trúc thần kinh, tăng cường trí nhớ giảm hồi hộp lo âu, tạo ra sự chính xác, tập trung trong hành động. Nguyên tố Se giúp giảm mệt mỏi là chất chống oxy hoá, khử các gốc tự do sinh ra khi con người hoạt động ở cường độ cao. Trong cơ thể của Hải Sâm có các enzym và sự nối kết tăng cường cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ở các mô liên kết da, màng lỗ hồng, cơ thể, da bên trong tuyến ống có nhiều loại axit như Mycopolysadiaride, có tác dụng làm hồi phục và phát triển cơ thể giúp an thần, hình thành xương ngăn cản sự lão hoá của cơ và xơ cứng động mạch. Mycopolysadiaride còn là loại thuốc chống u.Hải sâm đang được nuôi nhiều ở Khánh Hòa.Hải sâm chế được rất nhiều món ăn như:Súp Lươn Hải Sâm Long chef,Hải sâm nướng giấy nhôm ,hải sâm om gân bò,Hải sâm hầm gân heo với nấm đông cô,Cơm Cháy Hải Sâm ,ÊcK Ninh Với Hải Sâm,Củ năng xào hải sâm ,Cháo hải sâm ,Hải sâm nấu gà,hải sâm nấu thịt heo,hải sâm om với dầu hào,thịt đùi heo...
Hôm nay mình giới thiệu món:
Nhất Phẩm Tay Cầm
Nguyên liệu:
150g hải sâm, 1 cặp (2 cái) chân gà, 100g gân heo, 200g bóng cá tươi, 100g sò điệp tươi, 100g nấm đông cô, 4 con tôm thẻ, 150g cải thìa.
Thực hiện:
Hải sâm, chân gà, gân heo, bóng cá tươi, sò điệp tươi, nấm đông cô, tôm thẻ, cải thìa tất cả rửa sạch để ráo nước. Đặt chảo lên bếp, khi chảo nóng cho dầu hào, muối, đường, bột ngọt, nước tương và bột nêm gà vào chảo. Sau đó cho tất cả hỗn hợp của nguyên liệu vào. Nêm vừa ăn.
Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp
Cách nấu cháo lươn cho trẻ
Cách nấu cháo lươn ngon bổ
Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon
Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn
Cách làm cá nướng da giòn
Cách làm cải chua hấp dẫn
Cách làm gà xào sả ớt ngon
Cách làm gà rang muối ngon
Cách làm gỏi sứa tươi
Cách làm gỏi xoài xanh
Cách làm gỏi xoài khô cá sặc
Cách làm gỏi cuốn tôm thịt
Cách làm gỏi ngó sen tai heo
Nghệ thuật nói chuyện hài hước
Nghệ thuật nói chuyện có duyên
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng
Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao
Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại
Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp
Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày
Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh
Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã
Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Cách làm thịt xá xíu ngon
Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly
Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức
Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon
Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon
Cách pha nước mắm chay ngon
Cách làm nước mắm me chua chua cay cay
Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã
Cách làm nước mắm gừng ngon
Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng
Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da
Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp
Cách làm thạch găng thơm mát
Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh
(ST).