Những món không nên nấu chung chị em nhất định phải biết

 

Một số món ăn không nên nấu chung mà chị em nội trợ nhất định phải biết. Mỗi món ăn lại có đặc tính đặc điểm khác nhau, một số loại kết hợp nhau thì tốt, ngược lại một số món ăn khi kết hợp mà kỵ nhau sẽ làm mất ngon, mất chất, thậm chí là gây độc hại rất nguy hiểm.

Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến.Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể "hợp đồng tác chiến" (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.

Một số món ăn kỵ nhau:

1. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.

Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

2. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần

Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chấtcellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắtcủa cơ thể.

3. Không ăn dưa chuột với cà chua.

Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.

4. Sữa đậu nành và trứng gà:

Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

5. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt):

Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

6. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.

7Sữa đậu nành và đường đen

Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

8. Thịt dê, thịt chó và nước chè:

Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C

Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:

Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

11. Thịt dê kỵ giấm:

Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.

Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

13. Hồng với cua.

Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

15.Cá chép kỵ thịt cầy:

Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

16. Bí rợ kỵ cải thìa:

Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt)

Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).

18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).

19. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:

Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:

Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

21. Cà chua kỵ rượu:

Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành:

Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

24. Đào lông kỵ thịt ba ba:

Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Tiêu muối kỵ chè - cháo:

Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)

26. Thịt ba ba kỵ trứng gà:

Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

27. Thịt bò kỵ hạt dẻ:

Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

28. Cà rốt kỵ củ cải:

Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

29. Củ cải kỵ nấm mèo đen:

Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

30. Rượu kỵ thịt bò:

Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai

31. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:

Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

 

Ngoài ra các thực phẩm dưới đây cũng được ghi nhận là không nên nấu cùng nhau:

Mật ong và bột sắn dây
 


 

Trong Đông y, mật ong tính bình và sắn dây tính mát. 

Mật ong và sữa đậu nành hoặc đậu non

Thực chất khi mật ong kết hợp cùng sữa đậu nành hoặc đậu non sẽ gây ra phản ứng giữa axit formic trong mật và protein trong đậu tạo ra hiện tượng kết tủa và gây khó tiêu, chướng bụng đối với người dùng.

Trứng ngỗng và tỏi


Tỏi không nên dùng chung với trứng vì chúng sẽ sinh ra chất độc.

Về nguyên tắc kết hợp thực phẩm, tỏi không nên dùng chung với trứng vì chúng vừa không nhất lại là tỏi cháy. Nó có thể sinh ra một chất gây độc hại cho cơ thể. 

Ba ba và rau dền

Nhiều lời đồn cho rằng sự kết hợp này có thể khiến chết người. Thực chất nó chỉ khiến người dùng cảm thấy khó tiêu, đầy bụng vì đó là sự kết hợp giữa một bên là hàn tính và bên kia là lưỡng tính. 

Thịt chó và nước trà

 


Không nên uống nước trà khi ăn thịt chó vì có thể gây ung thư ruột.

Protein trong thịt chó và axit tannic trong lá trà khi gặp nhau có thể sinh ra một chất với tên gọi là tannalbin. Chất này cản trở những chất độc được đào thải ra ngoài và sinh ra táo bón. Nếu tích tụ lâu sẽ sinh độc và gây ung thư đường ruột. Đây có thể coi là một kết hợp chết người. 

Gan và giá đỗ

Phần lớn trong gan động vật, phổ biến là gan lợn đều chứa lượng đồng rất lớn. Nếu kết hợp cùng giá sẽ làm vitamin C có trong giá đỗ bị oxy hóa theo thời gian tiêu hóa thức ăn. Như vậy, bạn không tận dụng được nguồn dinh dưỡng trong giá đỗ. 

Ốc, trai, hến, cua + cà chua, ớt, cam, chanh

 


Những hải sản có vỏ không nên dùng chung với những trái cây có nhiều vitamin C.

Nếu có thể nói đây là một sự kết hợp tiềm ẩn ngộ độc có thể đúng một phần. Bởi lẽ các loài hản sản này rất giàu chất asen, khi gặp vitamin C trong những loại trái kể trên asen ngay lập tức bị biến đổi và gây ra độc tố. Nếu độc tố sinh ra đủ nhiều có thể mang nguy hiểm đến cho người dùng. Nếu chưa đến mức nguy hiểm nó cũng khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm đáng kể. 

Hải sản và hoa quả

Nếu bạn không muốn bị tào tháo rượt ngay sau khi dùng hải sản thì không nên ăn liền các loại trái cây như hồng, nho, lựu… Trong các trái cây này thường có chứa axit tannic, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo nên hiện tượng đông đặc và sinh ra những chất khó tiêu hóa có thể khiến người dùng tiêu chảy, nôn mửa. Do đó, tốt nhất chỉ sau 4 tiếng dùng hải sản bạn mới có thể dùng tiếp trái cây. 

Khoai lang và quả hồng

Bạn thấy trái hồng có vị chát. Đó là do trong đó có chất tanin và pectin. Nếu những chất này gặp phải tinh bột đường trong khoai lang sẽ làm thành những viên sỏi trong dạ dày. Nếu lâu ngày, những sỏi này có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết kèm theo. 

Thịt gà và rau kinh giới

 


Thịt gà kết hợp cùng rau kinh giới gây đi ngoài nhiều hoặc khó tiêu.

Sự kết hợp này không phải gây ra bệnh phong thấp như nhiều người vẫn tưởng. Đó chỉ là chứng khó tiêu tức thời hoặc đi ngoài nhiều. 

Cà chua và khoai tây

Khi cùng lúc dùng cả hai loại này có thể khiến bạn tiêu chảy liên tục và gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. 

Sữa và sôcôla

 


Sữa kết hợp cùng sô cô la sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi và khiến tóc dễ gãy.

Nếu bạn không muốn cơ thể dùng sữa mà lại thiếu hụt canxi, tốt nhất không nên pha chung sữa với sô cô la. Vì can xi trong sữa gặp phải axit oxalic trong sôcôla sẽ sinh ra canxi olate không tan. Chất này có thể khiến tóc trở nên khô và dễ gãy, đồng thời làm giảm sự hấp thụ canxi khiến cơ thể khó phát triển.

Đường hóa học và lòng trắng trứng

Nếu bạn bị ngộ độc khi dùng chung hai món này với nhau nó có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nặng. 

Khoai và chuối

 


Khoai tây kết hợp với chuối có thể gây nên những mụn nhỏ trên mặt.

Bạn sẽ bị nổi những mụn nhỏ trên mặt nếu kết hợp khoai tây cùng với chuối trong bữa ăn của mình. 

Hành tây và mật ong

Sự kết hợp này không tốt cho thị giác. Nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa suốt đời. Đây là điều cấm kỵ bạn nên nhớ.


St.