Những món ngon và rẻ ở Nha Trang không thể cưỡng lại

 Nha Trang níu chân du khách không chỉ bởi những bãi biển tuyệt đẹp mà nó còn hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon khó cưỡng, không gian trong lành và những người dân đáng mến.Khi du lịch Nha Trang bạn đừng bạn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ốc ngon Nha Trang.  Mùa ốc ngon nhất từ tháng 2 đến tháng 9. Sang tháng 10 là mùa ốc sinh sản, con ốc lúc này hết ngon bởi lạn sạn ốc con trong bụng.

Món Ốc Nha Trang:

Khi du lịch Nha Trang bạn đừng bạn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ốc ngon Nha Trang.  Mùa ốc ngon nhất từ tháng 2 đến tháng 9. Sang tháng 10 là mùa ốc sinh sản, con ốc lúc này hết ngon bởi lạn sạn ốc con trong bụng.
Thế nhưng, hầu như ở Nha Trang lúc nào cũng có ốc ngon phục vụ khách. Món ốc dẫu chỉ là ăn chơi, nhưng lại cực kỳ hấp dẫn. Món ngon và dân dã nhất là ốc nhảy luộc với sả hay lá gừng. Thịt ốc nhảy vừa dai lại vừa giòn, luộc chấm mắm gừng đặc lềnh, đậm đà, thơm cay thật lạ miệng. Ngoài ra, ốc nhảy nướng cũng ngon không kém và có thể chấm muối tiêu chanh.
Có một loại ốc khá đặc biệt là ốc bàn tay, thịt con ốc to bằng bàn tay được bày sẵn trong tủ kính. Khi có khách ăn, người bán hàng mới thái nhỏ, hấp sơ lại rồi bày ra đĩa.
Một đĩa gỏi ốc, ốc xào, luộc, nướng cho hai người ăn khoảng từ 40.000 - 50.000 đồng, một tô cháo ốc khoảng 15.000 đồng. Có cả chục thứ ốc cho khách lựa chọn theo ý thích: ốc khế, ốc dừa, ốc đụn, ốc dụ, ốc gai, ốc thiên nga, ốc tù và, ốc hương… mỗi loại một hương vị riêng, dù làm gỏi, xào hay luộc.

Món Tôm Hùm Đảo Bình Ba - Nha Trang

Bình Ba là một ốc đảo nằm ngay cửa vào vịnh Cam Ranh, ngư trường ở đây tạo ra những giống tôm hùm bông xanh có hương vị rất riêng và khá đặc biệt
Thịt tôm hùm ngon nên chế biến món ăn kiểu gì cũng rất tuyệt. Loại tôm hùm bông xanh ở Bình Ba nếu đem nấu cháo sẽ có hương vị ngon đặc biệt.
Muốn nấu cháo tôm hùm ngon, người ta phải chọn loại gạo dẻo, nếu được gạo nàng thơm Chợ Đào, Long An thì “hết sẩy”. Nấu món này không mất nhiều công. Vo gạo nấu cháo, tôm hùm lóc thịt để riêng (nhớ giữ lại vỏ và luộc chín để trang trí sau khi múc cháo ra tô cho hấp dẫn, nhất là khi đãi khách), phi hành mỡ rồi bỏ thịt tôm vào tao sơ cho có màu đỏ đẹp.
Cháo gần chín, bỏ thịt tôm vào (nếu muốn cháo ngọt hơn có thể cho thêm nghêu sống, bỏ vào nồi cháo trước khi cho thịt tôm) và cho gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nhắc cháo xuống, cho hành lá xắt nhỏ, ngò, cho ít tiêu xay vào, ăn nóng. Lúc này bạn đã có nồi cháo thơm ngậy với màu đỏ của thịt tôm, màu vàng nhẹ của mỡ phi, màu xanh của hành ngò.

Món Ăn Dân Dẫ Hấp Dẫn Tại Nha Trang

Nha Trang không chỉ mê hoặc du khách bởi vẻ đẹp quyến rũ của những khu du lịch biển, đảo, những khu nghỉ mát sang trọng và bờ biển ngập tràn ánh nắng, mà còn níu chân người bởi những món ăn dân dã, bình dị. 
Đến Nha Trang mà không thưởng thức những món ăn đó thì chưa phải đến Nha Trang. Đặc sản Nha Trang không nhiều, nhưng những món ăn ấy, nếu đã thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Khi tham gia Tour du lịch Nha trang, du khách biết đến nhiều  món ăn dân dã: bún cá, bún ốc, bánh canh, nem nướng, vịt cầu Dứa… Nhiều du khách đến đi du lịch Nha Trang cho biết, những món ăn dân dã ở đây ngon mà rẻ; chỉ cần bỏ ra khoảng 10.000 - 20.000 đồng là có thể thưởng thức một trong những món ăn hấp dẫn nàỵ Có thể nói ở Nha Trang, ra ngõ là bắt gặp món ăn dân dã, từ những nhà hàng sang trọng cho đến những quán bình dân. Bất kể ngày nắng hay mưa, du khách đi du lịch Nha Trang đều có thể thưởng thức những món ăn bình dị nhưng hấp dẫn nàỵ Một tô bún cá hay bánh canh với mùi thơm phức của nước lèo (nước dùng), chả cá ngon và được chế biến công phụ Để có được nồi bánh canh, bún cá ngon, người bán phải chọn cá tươi (thường là cá mối, cá thu, cá rựa, cá chuồn, cá cờ…), nạo lấy phần thịt, quết nhuyễn cùng với gia vị, tiêu, tỏi, hành; quết càng nhuyễn thì miếng chả càng daị Nước lèo phải được ninh bằng xương và thịt cá biển tươị Chị Lộc, một người chuyên bán bánh canh, bún cá trên đường Phan Chu Trinh cho biết: “Chả cá thường có 2 loại: hấp và chiên; chả chiên thì thơm, chả hấp thì ngọt. Dù chiên hay hấp, chả cá luôn có vị đặc trưng vừa dai, vừa mềm và ngọt vị cá…”. Để thưởng thức một tô bún cá hay bánh canh đậm đà hương vị, cần cho thêm chút mắm nêm, mắm ớt, chanh và ăn kèm với rau ghém. Khoảng sáng sớm hay chiều tối, nhiều du khách và người dân Nha Trang thường ghé tới những quán bánh canh, bún cá ven đường để thưởng thức hương vị đậm đà từ những tô bún cá, bánh canh vừa rẻ vừa ngon.
Du khách đến du lịch Nha Trang cũng không thể quên món bún ốc. Bún ốc không phải là đặc sản ở Nha Trang. Bún ốc là đặc sản của người Hà Nội, nhưng do một bộ phận người dân Hà Nội vào Nha Trang sinh sống nên nghề bún ốc cũng theo họ vào và dần trở thành món ăn phổ biến ở phố biển. Bún ốc được chế biến khá cầu kỳ: ốc để nấu bún phải là ốc bươu sống ở ruộng.
Trước khi chế biến, ốc được ngâm trong nước sạch cho một chút ớt để ốc nhả hết bùn đất. Khi làm ốc chỉ lấy phần thân ốc, bỏ phần ruột. Bún ốc thường được ăn kèm với rau tía tô, kinh giới và rau ghém. Chị Hồng Ngọc, một người chuyên bán bún ốc trên đường Hoàng Diệu cho biết: “Nấu bún ốc không dễ, một tô bún ốc ngon, thơm, hợp khẩu vị của khách hàng thì công đoạn chế biến nước lèo, làm ốc, nêm gia vị… phải kỹ lưỡng và có tay nghề. Tôi phải ra tận các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh đặt mua ốc từ những người dân chuyên mò ốc…”.
Một trong những món ăn dân dã khá nổi tiếng mà được nhiều khu khách tìm đến thưởng thức đó là nem nướng. Nem nướng vốn là đặc sản ở huyện Ninh Hòa, nhưng do nhu cầu thưởng thức cũng như kinh doanh buôn bán của người dân nên món ăn này dần trở nên phổ biến ở Nha Trang.
Nem nướng được làm bằng thịt heo giã nhuyễn, thêm chút mỡ heo và da heo thái nhỏ, nướng lụi giòn sần sật, trộn thêm tỏi, tiêụ Viên hỗn hợp thịt heo thành miếng, xiên nướng trên bếp than hồng. Nghe tiếng mỡ nổ lách tách trên bếp lửa, ngửi mùi thơm ngào ngạt của thịt heo nướng đã thấy ngon miệng. Nem nướng thường được ăn kèm với rau xà lách, lá hẹ, diếp cá, húng quế, dưa leo, chuối xanh, khế, xoài xanh thái mỏng hoặc hành muốị Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến nước chấm ăn kèm. Nước chấm được pha chế với công thức riêng bao gồm nước mắm, đường, tỏi, ớt và một số gia vị khác…
Các du khách thường nói, nếu đến du lịch Nha Trang mà không một lần thưởng thức món ăn dân dã của Nha Trang thì xem như chưa biết nhiều về Nha Trang.

Món Bò Nưỡng Lạc Cảnh - Nha Trang

Đến với Nha Trang Dân sành ăn khắp nơi kháo nhau rằng: "Đến Nha Trang mà chưa ăn bò nướng Lạc Cảnh thì mới biết Nha Trang có một nửa". Tuy đó chỉ là câu đùa nhưng thực ra cũng không phải quá điêu ngoa. Trong cẩm nang du lịch nước ngoài luôn có địa chỉ quán bò Lạc Cảnh.
Quán có nhiều món ăn như gà xối mỡ, cơm tay cầm, chả tôm nướng mía... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bò nướng. Bí quyết nằm ở khâu tẩm ướp gia vị mà chỉ một vài người trong gia đình nắm công thức và tuyệt đối không truyền ra bên ngoài. Thịt bò ướp bằng mật ong và có trên 10 loại gia vị chế biến riêng. Đặc biệt thịt xắt thành miếng vuông, vừa ăn. Khách tự nướng trên than hồng; Miếng thịt mềm cắn ngập đến tận chân răng.
Chủ quán Hàn Hớn Minh, gốc người Hoa, dòng họ Hàn người đảo Hải Nam sang Việt Nam lập nghiệp từ những năm 50 của thế kỷ trước. Quán bò nướng gia truyền được mở từ năm 1963 bên bờ biển Nha Trang (nay là đường Trần Phú), đến nay thì "trú ngụ" tại 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bánh Xèo Mực - Nha Trang

Bánh xèo mực nổi tiếng nằm ở khu Tháp Bà (qua cầu Trần Phú, quẹo tay trái), đa số các hàng bánh xèo mực chỉ bán từ buổi xế đến chiều tối nhưng vẫn có một vài hàng lại chuyên phục vụ khách sáng vì không như Sài Gòn, ở Nha Trang, người ta ăn bánh xèo vào buổi sáng là chuyện rất đỗi bình thường.
Bánh xèo mực Nha Trang có kích thước giống như bánh xèo miền Trung mà chúng ta thường thấy bán ở vỉa hè Sài Gòn nhưng nó hấp dẫn và chất lượng hơn nhiều. Ngoài những thành phần bắt buộc của món bánh thì vật liệu chính để tạo nên “tên tuổi” cho món đặc sản này là mực tươi. Để tạo thêm nhiều sự lựa chọn phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách, hầu hết những hàng bánh xèo mực đều có cả tôm tươi nhưng tuyệt nhiên, đừng mong tìm thấy một lát thịt heo nào ở món này nhé vì bảo đảm không quán nào có đâu.
Có một điều thú vị là khi ăn món này lần đầu, nếu không chuẩn bị tâm lý trước thì bạn sẽ rất bỡ ngỡ sau cái bánh thứ 2 chấm vào nước mắm. Vì mực ở đây là mực tươi nguyên, chỉ rửa sạch rồi đem ngay đi chế biến nên thường thì sau một lúc ăn, mật trong con mực sẽ vỡ ra quyện vào nước chấm tạo thành một màu mật đen tuyền thay cho chén nước chấm màu vàng chanh óng ả lúc ban đầu.
Một cái bánh xèo có giá là 10.000đ, bạn có thể chọn loại tôm mực hoặc chỉ lấy mực không nếu thích. Trung bình một người ăn tầm 4 – 5 cái là no căng bụng. Trà đá miễn phí và rau thì khỏi phải bàn cãi, cực sạch luôn nhé.

Món Bánh Đập Nha Trang

Thưởng thức Bánh ướt được tráng bằng bột gạo, một vá bột gạo cho vào nồi hấp khoảng nửa phút sẽ cho ra 1 cái bánh ướt mỏng, dai, nhìn trong trong. 
Nếu thích thì dì Loan sẽ tráng 1 tí trứng vào, ta sẽ có 1 cái bánh ướt trứng Bánh chín lấy ngay ra dĩa, cho mỡ hành và nhân tôm vào Cuộn lại rồi dùng kéo cắt thành từng khoanh
Chấm với mắm nêm hay mắm nước thì tùy. Nước chấm của dì pha rất ngon nhưng  hơi ngọt (theo khẩu vị của mình) nên lần nào mình cũng vắt thêm tí chanh
Ăn kèm với chả lụa, tớ sẽ có 1 bài về chả lụa sau, vì chả lụa của Nha Trang rất đặc biệt.
Hay thịt nướng, mềm, thơm, không có mỡ
Bánh đập thì sao? Là bánh ướt được dán lên cái bánh tráng nướng nho nhỏ, cũng cho nhân mỡ hành và tôm vào rồi gấp lại, dùng kéo cắt thành những miếng nhỏ.
Bánh đập, bánh ướt cũng là một trong những món ăn chơi khá phổ biến ở Nha Trang, ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều đều được. Món này trong lành, không dầu mỡ, ăn nhẹ bụng và thích nhất là được ngắm quy trình làm bánh. Vì những lý do trên mà mình chỉ chọn ăn món này ở quán bánh đập của dì Loan, 16A Hồng Lĩnh. 

Món Bánh Canh Chả Cá - Nha Trang

Bánh canh chả cá Nha Trang là món ăn đặc sản mà khách đến vùng biển này phải tìm ăn bằng được. Có hai loại chả cá: Chả hấp và chả chiên, đều có vị ngọt thơm, hấp dẫn như nhau.
Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày trên bàn các hàng bánh canh, bún cá buổi chiều rất hấp dẫn. Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Làm chả cá rất đơn giản, tuy có hơi nhọc công bởi khâu giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn, món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai, quết đến khi thật nặng tay thì thôi. Chả được vê lại thành vê để chiên. Nếu là chả cá hấp thì cho thêm ít mỡ khổ xắt hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhỏ trộn đều, hấp đến khi gần chín đập vào một cái trứng cho bề mặt có mầu vàng.
Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà chua và ăn kèm với rau sống. Bánh canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng và bánh canh bột lọc thường phải nấu với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở; bánh canh bún là một loại bún cọng to.
Buổi xế chiều từng hàng bánh canh, bún cá được dọn ra, trên bàn là đĩa chả cá chiên vàng, một khay chả cá hấp mầu vàng óng, một thau nhỏ vừa hành lá xắt nhỏ, vừa hành củ được chẻ thành sợi, một hủ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa chanh được cắt thành từng miếng nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Bà bán hàng múc tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi...
Thực khách vắt vào tô bánh canh một miếng chanh, cho thêm chút mắm ớt, tỏi, xì xà, xì xụp húp, kêu thêm một đĩa chả cá hấp, bên trên phủ một lớp hành tây thái mỏng, chấm với nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Chỉ có hai ngàn đồng một tô bánh canh, đĩa chả cá hấp một ngàn đồng. Ăn xong thực khách hài lòng với món ăn dân dã mà đầy hương vị.

Món Nhum Nha Trang

Mùa nhum sinh sản từ tháng ba cho đến tháng sáu hay tháng bảy âm lịch (từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu. Cuối mùa, nhum rất chắc thịt. Khi nhỏ, nhum tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10 cm; dày 3-4 cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay.
Ðể bắt nhum, người ta lặn theo các gành đá, dùng móc sắt giật khẽ, rồi nhặt bỏ vào bao. Nhưng nếu khua động mạnh, nhum sẽ "bắn gai" tự vệ có thể nguy hiểm, rồi bám chặt vào vách đá, không thể gỡ ra được. Nhum bắt về, rửa sạch, dùng dao chặt đôi, cắt bỏ túi dạ dày, lấy thanh tre mỏng nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành năm hoặc tám múi như múi cam, mầu trắng hồng, có thể kho để ăn cơm hoặc trộn vào trứng chưng cách thủy, tráng chả, nhưng thú nhất là ăn sống - thịt nhum tươi chấm với muối tiêu và chanh, kèm theo mấy cọng rau thơm, thêm vài hớp rượu đế là hết ý.
Nếu không thích ăn sống như thế thì cháo nhum cũng lại là một món tuyệt hảo. Nồi cháo ngọt một vị khó tả, không giống thịt gà, càng không phải thịt bò... cứ sì soạt húp cháo nóng sau những giờ vẫy vùng với sóng nước, ăn dã chiến ngay trên bãi cát làng chài. Cháo nhum là một sản vật dâng tặng con người từ biển.
Cầu gai có nơi gọi là Cầu nhum hay Nhím biển là món ăn không thể thiếu ở biển Nha Trang. Là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, nhum có họ hàng với trai, sò. Nhum có nhiều loại: nhum mỡ, nhum ta…

Món Nem Nướng Nha Trang

Nem nướng Nha Trang với từng thớ thịt heo tươi được quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm, rồi cuốn với bánh tráng, chả ram chiên vàng rộm

Nem được ăn kèm các loại rau xà lách, rau thơm, dấp cá, khế, xoài, carot, chuối chát… chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.
Hình ảnh những quán gánh ven đường đầy khách ngồi cuốn nem dùng với nước chấm béo ngậy, cay nồng đã trở thành một phần của ẩm thực Nha Trang. Mỗi khi du khách đến Nha Trang, hãy thử một lần thưởng thức món ăn đặc sản này.
Nem nướng Nha Trang được xem như một món ăn không thể bỏ qua cho những ai đặt chân đến Nha Trang và món ăn này đã được mệnh danh thành “di sản” trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Gỏi Cá Nha Trang

Gỏi cá Khánh Hòa chủ yếu làm từ cá Mai, cá Mú, hai loại cá biển rất sẵn của vùng. Cá để làm gỏi phải thật tươi, thậm chí vài phút trước khi ăn vẫn đang bơi lội trong nước.
Hơn thế, các loại gia giảm, rau sống ăn kèm cũng được lựa chọn công phu, cầu kỳ. Ngoài các loại rau thơm thông thường như húng quế, mùi, tía tô, rau răm, nhất thiết phải có một số loại rau, củ đặc biệt như đinh lăng, diếp cá, đọt sung, búp dâu, củ riềng, chuối xanh, đọt xoài... Các loại rau củ ăn kèm này có tác dụng khử mùi tanh của cá, làm ấm bụng, tiêu thực và giải độc rất tốt. Do đó, tuy ăn thịt cá sống đấy nhưng với sự trợ giúp của các loại rau gia vị, bạn sẽ khong còn cảm thấy mùi tanh mà sẽ thấy một hương vị ngon miệng khó quên.
Theo đông y, gỏi cá là món ăn mát, bổ, an thần, tạo cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng cho th���c khách.
Gỏi cá Khánh Hòa tuy chưa có bề dày "truyền thống" và nổi tiếng như món chả cá Lã Vọng ở Hà Nội nhưng cũng có những nét độc đáo riêng.

Chả Cá Tươi Nha Trang

khám phá cách làm chả cá tươi nha trang, Khi làm chả, người ta thường dùng cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ… nhưng ngon nhất là chả cá nhồng hương, giờ rất hiếm. Chả cá thường hấp hay chiên (chiên thơm hơn nhưng hấp lại ngọt). Dù chiên hay hấp, chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá, càng đậm đà hơn nếu chấm một chút nước mắm ớt tỏi đặc.

Làm chả cá đơn giản, chỉ nhọc công ở khâu giã cá. Cá tươi nạo lấy thịt cùng hành, tỏi, tiêu, gia vị bỏ vào cối quết thật nhuyễn, càng nhuyễn càng dai. Nếu là chả cá hấp thì có thể cho thêm mỡ khổ xắt hột lựu, ít nấm mèo thái nhuyễn, hấp đến khi gần chín, đập thêm một quả trứng cho bề mặt có màu vàng.
Chả cá có khi không bắt thành dề mà vo viên tròn hay dài rồi chiên.Chả cá Nha Trang là nguyên liệu chính của món bánh canh, bún cá hay mì Quảng. Nha Trang còn thêm một món bán kèm chả cá nữa là bánh mì. Bánh mì Nha Trang đặc và giòn chứ không xốp xộp như ở Sài Gòn. Ổ bánh nóng mới ra lò giòn rụm, cùng với vị thơm, ngọt và cay của chả cá ăn thật đã.
Thành phố du lich Nha Trang nổi tiếng với món chả cá làm từ cá tươi. Miếng chả cá chiên vàng, thơm phức khiến khách ăn rồi vẫn thèm.

Món Cua Huỳnh Đế Nha Trang

Khánh Hòa - Nha Trang, từ bao đời nay luôn nổi tiếng với vô số các loài hải sản tươi sống, ngon lành mà giá rất bình dân, từ tôm, cua, ghẹ, ốc biển, sò huyết. Đặc biệt nổi tiếng là loại cua Huỳnh Đế có hình thù khá đặc biệt, hơi giống con rùa nhỏ với đầu, thân và mai dính liền nhau. Ngoài ra, còn có loại cua gạch chắc nịch cũng là đặc sản ở đây.
Cua biển có thể chế biến thành rất nhiều món đặc sản cao cấp nhưng hấp dẫn nhất, đơn giản mà thơm ngon nhất vẫn là cua luộc hoặc cua rang muối. Khi không bị "quấy rầy" bởi các thứ gia vị, gia giảm phức tạp, thịt cua mới phát huy hết được sự thơm ngon tinh khiết của mình.
Ăn cua tốt nhất là dùng tay. Tuần tự dùng tay bóc yếm, tách mai, bẻ mình rồi khéo léo gỡ từng mảng thịt cua trắng phau nhúng vào đĩa muối tiêu chanh... Ôi, thật tuyệt!
Nếu cua luộc giữ được vị thanh khiết tự nhiên thì cua rang muối lại mang đậm hương vị mặn mòi của biển cả. Cua rang muối được chế biến khá công phu. Cua chặt miếng, càng đập dập, ướp mắm muối, gia vị trước khi đưa vào chảo chiên đều với vài loại gia giảm khác. Món này đậm đà hơn hẳn cua luộc song vẫn giữ được hương vị thơm ngon khá đặc trưng của cua. Và tất nhiên, cua rang muối tuyệt hơn nhiều nếu bạn ăn bằng tay.
Đặc sản nổi tiếng ở Khánh Hòa là loại cua Huỳnh Đế - một loại cua rất hiếm, có hình thù khá đặc biệt, hơi giống con rùa nhỏ với đầu, thân và mai dính liền nhau...

Món Bún Sứa Nha Trang

Bún sứa Nha Trang thường dùng sứa mà ngư dân đánh bắt được ở tận ngoài các đảo xa, khác biệt với các loài sứa độc gây ngứa khi ta lở chạm phải. Món bún sứa có ở rất nhiều nơi, tại rất nhiều các tỉnh vùng biển của Việt Nam như Ninh Thuận, Phú Yên,… nhưng được du khách ưa chuộng nhất vẫn là món bún sứa Nha Trang. 

Món bún sứa Nha Trang được người dân nơi đây chế biến từ các loại hải sản có sẵn, và mùi vị rất thơm ngon. Nước dùng của món bún sứa không làm ngọt bằng các loại thịt như ở những địa phương khác, nồi nước dùng của món bún sứa mang vị ngọt của những nguyên liệu biển như: cá, tôm, mức… Nước của bún sứa Nha Trang chủ yếu được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ to hơn ba ngón tay, không xương và mang vị ngọt tự nhiên của biển cả.
Sứa trong bún sứa muốn ngon phải cắt miếng to, không nên cắt nhỏ như khi trộn gỏi, những miếng sứa trong bún cắn to, khi ăn cắn sựt sựt sẽ làm cho người ăn có cảm giác thích thú. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.
Món bún sứa chỉ có thế, đơn giản và mộc như thế nhưng khi ai đã từng một lần thưởng thức thì không nên nào cưỡng lại sự hấp dẫn của nó. Không chỉ những người dân Nha Trang mà đến cả những du khách khi nói về bún sứa thì vẫn nhắc hoài vị bún đặc biệt của Nha Trang.
Ai đã từng đến du lịch Nha Trang mà chưa một lần thưởng thức món bún sứa Nha Trang thì đó đúng là một điều thiếu sót đáng tiếc, có thể nói đến du lịch Nha Trang mà chưa ăn thử bún sứa một lần thì chưa gọi là đến Nha Trang.

Món Bánh Canh Chả Cá Nhồng - Nha Trang

Bánh canh chả cá là món ăn nổi tiếng của các tỉnh miền Trung nói chung và Nha Trang nói riêng. Với hai thành phần chính là sợi bánh canh và chả cá, tùy vào từng địa phương mà món ăn có cách biến tấu khác nhau tạo sự hấp dẫn riêng. Từng lá chả cá dai, mềm, khi ăn có vị ngọt tự nhiên chính là điểm hấp dẫn tạo nên sự khác biệt cho món ăn bình dị này ở thành phố biển Nha Trang.
Nhờ sự phong phú của biển cả nên chả cá được làm từ rất nhiều loại cá. Từ cá thu, cá cờ, cho đến cá chỉ vàng, cá mối... đều được dùng để tạo ra những lát chả cá vàng ươm, thơm ngon, có thể thuyết phục bất cứ thực khách khó tính nào. Ngoài ra, còn một loại chả cá nữa mà những người sành ăn khó có thể bỏ qua là chả cá nhồng.
Cá nhồng là một trong những loại cá hung dữ của biển cả, gồm nhiều loại, loài lớn nhất có thể dài đến gần 2 m. Ở vùng biển Nha Trang, cá nhồng có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng cổ tay người lớn. Cá nhồng làm chả phải chọn con lớn, mới được đánh bắt lên. Cá sau khi làm sạch được lấy thịt bằng hai cách. Bạn có thể dùng dao lóc thịt phi lê cá hoặc mổ đôi cá, dùng chầy chần cho thịt cá mềm rồi dùng thìa nạo sạch thịt. Cách thứ hai mất nhiều thời gian nhưng khi chế biến sẽ cho thành phẩm ngon hơn.
Cá sau khi nạo được cho vào cối quết nhuyễn với tiêu, đầu hành, muối, đường. Khi thịt cá thật nhuyễn thì cho ít bột mì vào rồi tiếp tục quết đến khi thịt cá mềm, mịn, dẻo và dai là được. Thịt cá sau đó được chia thành từng miếng tròn khoảng bằng bàn tay rồi đem chiên vàng hoặc hấp chín tùy ý thích.
Một điểm cộng cho món ăn này là sợi bánh canh được làm từ bột gạo mới xay nên sợi bánh mềm, mịn và không có mùi chua như sợi bánh làm từ bột gạo xay sẵn. Thường thì các quán ăn sẽ tự làm sợi bánh nên bạn đừng bất ngờ khi thấy sợi bánh được tạo hình khác nhau tùy theo ý thích của từng quán.
Khi có thực khách ăn, sợi bánh canh sẽ được chần qua nước sôi rồi cho vào bát. Tiếp đến là những lát chả cá chiên vàng, ít hành ngò, dăm lát ớt rồi chan ngập nước dùng. Tô bánh canh bốc khói, hương thơm của hành ngọ quyện trong hương vị đậm đà của món ăn khiến bạn khó có thể cầm lòng được. Húp một thìa nước dùng để cảm nhận cái vị ngọt thanh của nước lèo, gắp một lát chả cá chấm vào chén tương ớt rồi cho vào miệng, thịt cá mềm dai, tương ớt cay nồng vừa thích thú vừa phải xuýt xoa. Nếu có dịp đến du lịch ở thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), bạn đừng quên thưởng thức món ăn bình dị nhưng rất ngon miệng này.

Bánh Tráng Xoài - Nha Trang

Nguyên liệu chỉ có xoài chín, ít đường cùng sự khéo léo đã tạo ra món ăn thật độc đáo.
Du Lịch Nha Trang không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi biển đẹp, mà nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn ngon, độc đáo như bún lá cá dầm, bún sứa, lươn chình, sò huyết sốt me, mực, cá nhái, bánh căn, bánh ướt, bánh tráng… Trong đó bánh tráng xoài cũng là món độc đáo, dân dã, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.
Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Khánh Hòa.
Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Cách chế biến bánh tráng xoài rất đơn giản. Người ta chọn xoài chín, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Để nước xoài không có xơ, người ta thường dùng tay bóc vỏ chứ ít khi dùng dao gọt, hơn nữa xoài chín nên rất dễ bóc. Sau đó dùng nạo có lỗ to, chà xát mạnh rồi đặt dưới bát hoặc chậu nhỏ. Nạo cho tới khi quả xoài đến hạt.
Kế đến, họ lấy nước xoài cho vào nồi, chảo và đặt trên bếp, cho thêm chút đường cho ngọt, sau đó vừa đun vừa khuấy đều tay để xoài không cháy, thịt xoài không dính xoong. Nấu cho đến khi sôi, hỗn hợp sền sệt là được.
Tiếp theo là công đoạn phơi bánh, họ trải một miếng nhựa ra chiếc nong, nia hay sàng (nhiều nhà không dùng miếng nhựa có thể thay bằng bánh tráng khô mua ngoài chợ), cho hỗn hợp nước xoài vào rồi láng mỏng ra cho hết mặt nia. Cuối cùng, mang ra sân phơi nắng tới khi sờ vào không dính tay, có thể nhấc bánh lên là được. Thông thường trời nắng gắt, phơi bánh 2 ngày là có thể dùng được.
Bánh tráng xoài sau khi phơi xong được cắt ra thành miếng hình chữ nhật vừa phải và bọc trong túi nylon để bảo quản. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.
Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.