Những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh và cách phòng tránh

Đến nay, các chuyên gia y khoa vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân gây nên dị tật cho thai nhi. Họ chỉ có thể ghi nhận được những yếu tố liên quan như di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, sử dụng thuốc không đúng cách...

 

Một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi là chế độ dinh dưỡng. Trong quá trình mang thai, một số bà mẹ muốn giữ dáng nên áp dụng chế độ ăn kiêng. Họ không ngờ rằng chính sự kiêng khem này dẫn đến tình trạng thiếu chất chầm trọng ở thai nhi.

Một số thai nhi khác do không có điều kiện bồi bổ, ăn uống thiếu thốn, sơ sài cũng dẫn đến thiếu chất và nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Sinh con muộn cũng làm tăng tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ mang thai khi bước qua tuổi 35 và bố trên 50, khả năng phát triển bình thường của thai nhi rất thấp.

Bên cạnh đó, việc người mẹ mắc các bệnh như tim, tiểu đường, basedow, thận, huyết áp... đều có nguy cơ lây bệnh cho con.

Đặc biệt, phụ nữ làm việc trong các môi trường khắc nghiệt, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm... cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng. Mẹ đang mang thai nhưng tùy tiện dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng giáp, thuốc trị ung thư cũng làm cho thai nhi gặp dị tật ở hệ thần kinh, tiết niệu, tứ chi. Việc dùng các loại thuốc trị mụn trứng cá cũng có thể dẫn đến hậu quả trên.

Trường hợp mắc thủy đậu, rubella trong khi mang thai đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng gây dị tật ở thai nhi rất lớn.

Bảo vệ con yêu từ trong trứng nước

Tùy theo từng loại dị tật, bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ giữ hay chấm dứt thai kỳ.

Tuy nhiên, khi phát hiện thai có dị tật, khả năng lớn nhất là bỏ thai.

Để tránh rơi vào tính huống đáng tiếc trên, các bà mẹ tương lai cần chú ý những điều sau:

Trước khi mang thai 3 tháng, bạn nên uống một viên a-xit folic/ngày. Việc này giúp thai nhi tránh được những nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nặng như hở ống thần kinh, não úng thủy...

Những phụ nữ mắc các bệnh về tim, huyết áp, tiểu đường, tuyến giáp cần điệu trị ổn định bệnh trước khi mang thai.

Để phòng tránh rubella, thủy đậu trong khi mang thai, tốt nhất, bạn nên chích ngừa trước khi lập gia đình và chích lại tối thiểu ba tháng trước khi mang thai.

Trong quá trình mang thai, người mẹ nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Thai phụ nên đi khám thai định kỳ để được chẩn đoán tiền sinh. Bằng các xét nghiệm sàng lọc, bác sĩ có thể phát hiện dị tật từ trong bụng mẹ và có hướng xử lý kịp thời.

Thời điểm phát hiện dị tật thai nhi phù hợp nhất là tuần 12-13. Thai lớn hơn 28 tuần sẽ gặp nhiều khó khăn trong xử trí. Các thai phụ cần lưu ý điều này để tiến hành siêu âm sớm.

Các chất này rất đa dạng, nhưng phần lớn là các chất kích thích, được giới chuyên môn gọi bằng cái tên teratogens như hóa chất, các chất gây ô nhiễm có trong môi trường mà sản phụ tiếp xúc hay sử dụng trong thời kỳ mang thai.

1. Rượu

Rượu được xếp đầu danh sách các hợp chất teratogens bởi nó có tác động rất lớn đối với bào thai. Trước tiên, làm cho trẻ chậm phát triển tâm thần, gây dị tật bẩm sinh, đầu nhỏ, mặt nhỏ và nhiều dị tật khác trên khuôn mặt và ở tứ chi, trẻ sinh thiếu cân, thiếu tháng và rất nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Vì mối nguy hiểm này mà khi mang thai người mẹ hãy tránh xa rượu.

2. Nicotin

Nicotin là hóa chất dễ gây nghiện có nhiều trong thuốc lá. Khi người mẹ hút thuốc, nicotin ngấm vào máu, qua nhau thai đi vào bào thai và nếu thời gian phơi nhiễm nicotin càng lâu thì em bé cũng mắc chứng nghiện, tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp do thiếu oxy, bào thai phát triển không bình thường, chậm lớn, phát sinh tình trạng đẻ non, nhẹ cân khi sinh và nhiều hậu quả lâu dài khác khi trẻ trưởng thành.

Khi mang thai không được sử dụng thuốc lá và rượu

3. Cocaine và amphetamin

Đây là nhóm thuốc kích thích thần kinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào thần kinh. Nếu lạm dụng có thể tạo các khối u nang trong não của trẻ, tăng khuyết tật khi sinh, thai chết lưu và trẻ sinh ra dễ mắc chứng nghiện, phát triển hành vi khác thường, trí não trẻ phát triển kém, ngỗ ngược và nhiều ảnh hưởng khác đến tâm tính khi trưởng thành.

4. Các loại virút

Một số loại virút dưới đây được xem là rất nguy hiểm cho phụ nữ giai đoạn mang thai như virút gây bệnh sởi Đức hay còn gọi là rubella, virút cytomegalovirus (CMV), virút gây bệnh herpes và varicella zoster virút (VZV). Đây là 4 loại virút phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có rủi ro lây nhiễm cao thậm chí có tới 90% số trẻ sinh nhiễm vi rút CMV mà không hề có bất kỳ dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài. Thủ phạm gây nhiều mối nguy như khuyết tật tim bẩm sinh, điếc, mù ở trẻ nếu nhiễm virút rubella, gây kém phát triển não, vôi hóa trong não, mù điếc nếu nhiễm CMV và virút herpes hoặc mắc bệnh viêm phổi nếu nhiễm virút VZV. Phụ nữ trước khi mang thai cần tư vấn bác sĩ phương pháp phòng ngừa hoặc tiêm phòng vắc-xin nếu được phép.

5. Khuẩn gây bệnh giang mai

Khuẩn giang mai thường lây lan qua đường tình dục, đây là loại khuẩn cực nhỏ hình xoắn ốc, có tên là Treponemes. Nếu không được điều trị bệnh giang mai có thể phát triển qua 3 giai đoạn lâm sàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sản phụ lẫn trẻ sơ sinh. Đối với người mẹ nó sẽ đi vào dòng máu sau đó truyền sang cho trẻ, gây sảy thai, thai chết lưu hoặc chết trong vòng vài ngày sau sinh. Nếu qua khỏi sẽ mắc phải nhiều bệnh nan y trong đó có bệnh viêm màng não, viêm da và một số bệnh bẩm sinh. Bởi vậy khi mang thai người mẹ phải điều trị dứt điểm căn bệnh này hoặc không nên mang thai khi đang mắc bệnh.

6. Toxoplasma

Toxoplasma là động vật nguyên sinh đơn bào, nó có thể gây nhiễm trùng các loại động vật. Mèo được xem là động vật trung gian gây lan truyền Toxoplasma mạnh nhất ngoài ra có thể bị mắc bệnh do ăn uống không hợp vệ sinh, không đun sôi, nấu chín, có thói quen ăn thịt sống… Nếu trong giai đoạn mang thai bị nhiễm Toxoplasma có thể gây sảy thai, thai chết lưu, trẻ kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu nặng có thể gây liệt não mù bẩm sinh.

7. Các loại thuốc nhóm X

Cũng theo FDA, phụ nữ mang thai không nên dùng các loại thuốc nhóm X bởi rủi ro gây quái thai rất cao. Trong nhóm thuốc này có Thalilomide dùng để chữa an thần và chống nôn nên được người ta lạm dụng, đặc biệt là chữa bệnh “ốm nghén”. Hiện tượng thường thấy là trẻ sinh ra có tứ chi phát triển không bình thường. khuyết tật nội tạng và phát triển méo mó khuôn mặt. Năm 1960 người ta đã rút thuốc này khỏi thị trường, thậm chí năm 2005 ở Anh người ta còn dựng tượng đứa trẻ bị dị tật do người mẹ dùng Thalilomide để cảnh báo mọi người hãy tránh xa loại thuốc này. Ngoài Thalilomide trong nhóm thuốc nói trên còn có thuốc tránh thai, thuốc chữa bệnh sinh sản, thuốc điều trị bệnh trứng cá, thuốc chống ung thư và chữa bệnh động kinh.

8. Các loại loại thuốc nhóm D

Các loại thuốc nhóm D (Category D.Dry) đã được Cục Quản lý và Thực phẩm – Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm không dùng cho phụ nữ khi mang thai vì nó có thể gây hiện tượng quái thai.

9. Các loại hóa chất

Trong nhóm hóa chất, thủy ngân hữu cơ (mythyl mercury) được xem là nguy hiểm nhất đối với quá trình phát triển của bào thai, bởi nó gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, chậm phát triển tâm thần. Nặng có thể gây mù mắt, hợp chất này có trong cá, trong nguồn nước và khi người mẹ dùng, các chất độc này sẽ truyền sang cho đứa trẻ. Tiếp đến là nhiễm độc chì, sử dụng liều iốt kali quá lớn (có trong xirô chống ho, thuốc uống để chẩn đoán X-quang). Nhiễm độc PCB (Polychlorinated biphenyls) có trong các sản phẩm giặt, xà phòng, bảo quản thực phẩm… Để hạn chế khuyết tật khi sinh thì nên sống trong môi trường trong lành, không nên ăn cá nhiễm thủy ngân, nguồn nước ô nhiễm cũng như hoa quả nhiễm độc hoặc có chứa hàm lượng hóa chất cao.

10. Bức xạ ion hóa

Bức xạ ion hóa (Ionizing radiation) là mối nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe sinh sản. Theo đó người mẹ chỉ cần tiếp xúc trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng phát triển trí não bất thường, chậm phát triển tâm thần, gây bệnh bạch cầu ở trẻ sơ sinh. Nên thận trọng, kỹ thuật chẩn đoán bằng X-ray có mức độ bức xạ nhỏ, nhưng quét vi tính (CT) thì chỉ một lần quét có mức bức xạ cao gầp 10 lần khám X – quang, vì vậy khi mang thai nên hạn chế các thủ thuật này.

Gợi ý cách phòng tránh

- Viên Aspirin: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng Aspirin và một số thuốc giảm đau có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ;

Thuốc còn có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và gây nhiều biến chứng lên bé sơ sinh ở ba tháng cuối của thai kỳ. Asprin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bà bầu.

Bạn không nên tùy ý sử dụng asprin hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau đầu, cảm sốt… nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Chất histamin: Đây là một chất hóa học nguy hiểm được nha sĩ dùng trong quá trình hàn răng. Ngoài ra, một số thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có chứa histamin, bà bầu cũng nên tránh sử dụng.

- Chất Iod: Một hóa chất có trong một số thuốc trị ho. Iod có thể làm suy chức năng giáp trạng ở thai nhi.

- Chất sơn móng tay: Nhiều thai phụ có cảm giác choáng váng, chóng mặt khi phải tiếp xúc hay làm việc trong môi trường nhiều hóa chất mỹ phẩm như các cửa hàng, dịch vụ làm đẹp.Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một số độc tố có trong nhiều loại sơn móng tay có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí sảy thai ở bà mẹ.

- Nước uống chứa lâu trong bình nhựa: Bà bầu không nên sử dụng các loại nước, bao gồm cả nước đun sôi để nguội chứa trong bình nhựa quá 1 tuần lễ. Nước uống để trong thời gian dài có thể là môi trường phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại, hơn nữa, một số hóa chất từ nhựa cũng có khả năng phân hủy, hòa tan, gây nhiễm độc nước.

Nếu muốn sử dụng tiếp, tốt nhất bạn nên đun sôi lại nước lọc trong bình một lần nữa.

- Chất nhuộm tóc: Chứa coaltar hay một số chất hóa học rất độc khác có thể gây sảy thai. Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất và có chỉ dẫn là an toàn với sức khỏe, bạn vẫn nên cẩn thận. 

- Hóa chất tẩy rửa: Nếu có điều kiện, bạn nên nhờ người khác giúp lau chùi, nhất là tẩy rửa nhà vệ sinh, nhà bếp… trong suốt thời gian mang thai. Không phải tất cả các loại hóa chất tẩy rửa đều nguy hiểm, tuy nhiên, mùi vị của chúng thường rất mạnh, có thể làm bạn mệt mỏi, đau đầu… Trường hợp phải lau chùi, bạn nên nhớ đeo khẩu trang, găng tay và làm việc trong môi trường thoáng khí.

Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt ruồi muỗi.

- Mỹ phẩm trang điểm: Chất phthalates dùng trong các mỹ phẩm, như thuốc đánh móng tay và nước hoa, có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật, tuy chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người nhưng các bác sĩ khuyến cáo bạn vẫn nên cẩn thận..

Thai phụ nên tránh dùng loại kem trị mụn có tên Retin A hay Accutane.

Không nên sử dụng kem dưỡng da, sản phẩm chống lão hóa chứa nhiều vitamin K và E bởi chúng chưa được thử nghiệm về giới hạn an toàn trong khi mang thai.

- Thuốc trừ sâu và các loại sơn: Chứa nhiều chất hóa học Deet có hại cho sức khỏe, khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, thậm chí làm thai nhi chậm phát triển. Tốt nhất, bạn không nên tự mình sơn nhà hay phun thuốc trừ sâu. Nếu phải tiếp xúc trong môi trường này, bạn nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang hay các trang phục bảo hộ khác.

Các hóa chất này có thể lưu trên quần áo hay cư trú trên da, vì vậy, bạn nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau đó.

Ăn uống

- Tránh sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ…

- Sử dụng một lượng nhỏ các loại cá có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá polắc, cá trê…

- Không ăn các loại củ quả mọc mầm vì chúng thường chứa nhiều chất độc; các sản phẩm sữa, bơ, phômai chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ; uống rượu; thực phầm nhiều caffein, cocain...

- Nên rửa tay, các dụng cụ chế biến, đựng thức ăn thật sạch sẽ. Nên đi khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để bác sĩ có thể phát hiện và điều trị dứt điểm nếu bạn mắc phải các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh lây qua đường tình dục.

Lưu ý: Một số nguồn độc tố trên có khả năng lưu lại trên cơ thể bạn trong một thời gian tương đối dài, kể cả khi bạn chưa mang thai . Vì vậy, đây cũng là lưu ý có tính chất khái quát dành cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ có thai và những người chuẩn bị mang thai.

(ST)
Bệnh sứt môi,hở hàm ếch có di truyền không?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Chi toi co bau ma k bit ,chi bi cam cum co di mua thuoc uong vay lieu thai nhi co bi di tat hay lam sao k
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Luc toi cam cum toi khong biet toi da co thai,toi da su dung 1 so thuoc cam.vay co anh huong hay gay di tat cho thai nhi khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
E k pit m mag thai nen co uong 1vien khang sinh.khi e biet m co thai di sieu am thi e pit thoi gian e uog thuoc la khoang 3-4ngay e co thai.nhu vay co anh huong j toi e be k?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
trước khi vợ tôi mang thai 4 tháng tôi phải nút mạch hóa chất , vậy con tôi có bị ảnh hưởng gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Mình nghĩ bạn nên đưa vợ đi kiểm tra. test dị tật thai nhi
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
nung uong thuoc kien ty hoan 4ngay thi thu thai vay co anh huong gi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi vì vậy, nếu bạn uống thuốc trong thời gian thụ thai cũng có những nguy cơ tiềm ẩn. Để chắc chắn bạn nên đi kiểm tra sớn
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Cac anh cac chi cho e hoi con e duoc 19 tuan di kham thi bac sy bao con e bi thoat vi hanh ta trang .vay do la do nguyen nhan gi ? Moi nguoi cho e biet de lan sau e rut kinh nghiem
hơn 1 tháng trước - Thích
Có thể do bé bị bệnh bẩm sinh bạn ạ, có những cái chúng ta cố gắng khắc phục được nhưng cũng có những bệnh do cơ địa của từng người. Bạn cố gắng ăn uống đủ chất và hoạt động nhẹ nhàng để con bạn phát triển tốt nhất nhé. Chúc bạn mạnh khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Tôi là nhân viên phòng thí nghiệm công ty nông dược nên phải thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tôi đang mang thai tháng thứ 4. Xin cho hỏi như thế có ảnh hưởng lớn với thai nhi hay ko? Muốn biết ảnh hưởng như thế nào tôi cần xét nghiệm những gì? Xin cám ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
troi ah ban nen tranh xa nhung chat do ngay.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
trước đây em có chuyện buồn về tình cảm, em đã uống thuốc trừ sâu. Hiện tại em đã lấy chồng và đang mang thai được gần 3 tháng. Cho em hỏi việc em uống thuốc sâu có ảnh hưởng đến thai nhi hiện tại không? em rất lo và sợ ...Mong bs tư vấn, em cảm ơn nhiều ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Toi sinh chau ra moi bite chau bi Tim bam sinh ,co 12 Ngon chan,va bi u mau ma toi ko bietNguyen nhan tai Sao .toi rat so Minh mang thai LAN sau co khoe Manh ko vi vay xin Bac si cho toi Phuong phay tranh cac bench di tat bam sinh
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Chào chị! Trước tiên chị nên bình tĩnh, sau đó, hãy đưa bé đến bệnh viện tim mạch, hoặc viên nhị khám và trị đồ cho bé nhé.Bé sinh ra mà bị tim bẩm sinh thì không phải chuyện đơn giản.Chúc bé mau khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Khj toj sjnh be thj that su soc vj con toj bj khuyet 1 ban chan. Toj khong bjet nguyen nhan taj sao con mjnh laj bj the mac du thang nao toj cung kham thaj djnh ky o benh vjen .Toj chj nho la khj mang thaj 3 thang dau tjen toj co uong 2 vjen thuoc seda vj nha toj het thuoc cam xuyen huong ko bjet co phaj la do thuoc seda ma con toj bj khuyet tat.
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Dù khoa học có thể chứng minh việc dị tật của các bé có nguyên nhân, tuy nhiên cũng không ai phán đoán được chắc chắn.Trường hợp của chị không chắc chắn là soda đâu.Hãy chăm sóc tốt cho bé hiện tại.Có thai lần sau cố gắng chú ý hơn
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
em bit m co thai dc 3 tuan.Nhung hom truoc e khong bit e da uong 2 vien paracetamol.E muon hoi co anh huong gi den thai khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Chào bạn! Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Mặc dù nó dễ dàng qua được nhau thai ở dạng không liên kết, tuy nhiên ở liều điều trị không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc gây ảnh hưởng đến bào thai. Paracetamol được sử dụng khá rộng rãi nhưng cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu được kiểm chứng về việc sử dụng của thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một nghiên cứu đã được đăng ký của Đan Mạch với mẫu là 26 424 trẻ em đã bị phơi nhiễm với paracetamol trong tử cung trong ba tháng đầu không tăng tỷ lệ của dị tật bẩm sinh so với nhóm trẻ không bị phơi nhiễm.Thế nên bạn không có gì phải lo lắng lắm nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích
cho con hoi em con khi moi sinh ra chi co ngon tay cai va ngon tay ut o giua hai ngon co 1cuc xuong sau nay em con co co hoi duoc dieu tri hay ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Chào bạn! Hãy đưa bé đi điều trị sớm nhất có thể vì khi bé còn nhỏ việc can thiệp mô xương sẽ dễ dàng hơn là khi trưởng thành, chúc bé nhanh khỏi nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Cho em hỏi thuốc ngủ có gây ra dị tật thai nhi không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
chj oi e mang thai o tuan 38,chj con khoang 10 ngay nua la sjnh ebe ,e dj kham bac sj bao tim thai cua ebe co van de,tim k can doi ,e rat lo lang.mong chj cho e loi khuyen dung dan nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Tim không cân đối là thế nào hả mẹ nó. Có phải nhịp tim không đều hay không? Tim thai thường từ 120 - 160 lần /phút. Khi em bé cựa quậy nhiều thì tim nhanh lên hơn. (side note: con gái đập nhanh hơn con trai) Tim thai nhanh thì thường không sao - có khi tới 180l/phút vẫn bình thường. Tim đập chậm mới có vấn đề, cần lưu ý theo dõi. Tim mẹ đập nhanh khi mang thai là do tim cần bơm nhiều máu hơn để nuôi em bé. Muốn tim đập chậm lại cho lần mang thai sau thì sau khi sanh nên tập thể dục thường xuyên, nhịp tim sẽ giảm lúc thường, vậy lúc mang thai có tăng nhưng cũng sẽ không nhanh quá. Còn nếu bi giờ Miwcon bị đập nhanh quá làm mệt thì hít 1 hơi thật sâu, thở ra chậm. Chúc khoẻ và vui nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
cac anh chj oi,e dag mang thai o tuan 38,tuan truoc e sdj sieu am k thay hien tuong bat thuong gj,tuan nay e dj kiem tra bac sj bao con e bj tim co van de,ma e sap toi ngay sjnh roi.anh chj cho e loi khuyen ,e rat lo lang
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Tuy các máy siêu âm tim đều có thể siêu âm tim thai nhưng siêu âm tim thai phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm, bởi siêu âm tim cho thai nhi rất thức tạp. Ngoài ra, các sản phụ cũng cần phải được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn kỹ trước khi thực hiện xét nghiệm này để đảm bảo đúng thời điểm và cho kết quả chính xác nhất. Em không nên quá lo lắng và xem xét kỹ lại vì tâm lý không tốt cung ảnh hưởng đến bé. Hơn nữa cơ hội chữa trị cho trẻ bị tim bẩm sinh hiện nay là rất nhiều nên bé vẫn có thể sống khỏe mạnh sau khi điều trị nếu đúng là bị tim bẩm sinh. chúc em luôn vui khỏe nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
cho hoi? nguoi me mang thai ma bi u nao thi co anh huong gi nhieu den thai nhi khong vay?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Không có thông tin nên không thể chia sẻ cùng chị được. Mong chị vui khỏe nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
cho e hoi phu nu mang thai ma bi u nao thi co duoc khong , co trieu chung gi ve sau khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Phụ nữ mang thai bị u não là mẹ bị hay con bị hả bạn. Thực sự trường hợp trẻ bị u não khi còn trong bụng mẹ thì chưa từng nghe thất
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chào BS! Cho em hỏi cách phòng tránh tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh. Cảm ơn BS!
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Điều trị bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh kéo dài suốt cuộc đời, không có cách nào chữa dứt điểm được. Không thể thay thế enzyme, phẫu thuật não hoặc phẫu thuật tuyến thượng thận cũng không giúp được gì. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh các hormone bị thiếu - cortisol và hormone giữ muối - bằng cách bổ sung chúng dưới các loại thuốc. Những dạng thuốc này cần được uống hằng ngày, suốt đời, kể cả khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Khi trẻ bị bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh không cần phải ăn kiêng. Trẻ em gái bị bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh thường cần phẫu thuật ở âm đạo khi còn nhỏ, khi lớn sẽ còn lại sẹo mổ. Âm đạo có thể không đủ giãn rộng khi phụ nữ sinh con, do đó, thường cần thủ thuật (mổ đẻ) để lấy em bé ra./.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
vo em di xet nhiem mau tat ca nguy co deu thap nhung em van lo?co cach nao ma chinh xac tuyet doi ko?ko lay nuoc oi
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Không có gì chính xác cả, bạn không nên quá lo lắng khi những chỉ số đều tốt như thế. Bạn phải là người luôn cứng rắn nhất, khi bạn lo lắng vợ bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Như vậy còn ảnh hưởng đến bé hơi ấy chứ. Chúc mừng ông bố trẻ nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
quái thai có phải là dị tật không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
dan anh do that wa dang ,dang le phai de co ay lua chon moi dung.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
cho em hỏi là xưa mẹ em mang thai em có uống thuốc cúm không may bây giờ em bị sứt môi nhẹ thì khi em lập gia đình liệu con em sinh ra có bị di truyền không ạ? gia đình cả 2 vợ chồng thì không có tiền sử gì về dị tật ạ.em xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
chan em bé bị treo ban chan lúc mới sinh.cho e hoi co thể chua tri duơc ko
hơn 1 tháng trước - Thích
mình không biết có thai nên tuần 4 mình có đi chụp xq theo yêu cầu bác sĩ ở cỗ 3 tư thế, và có uống thuốc OTIV hơn 1 tuần không biết sinh bé có bị dị tật không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận