Gạo có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Bát cơm dẻo thơm chính là yếu tố không thể thiếu để có bữa ăn ngon. Quy trình nấu cơm từ gạo rất đơn giản, tuy nhiên, có những sai lầm thường gặp khi nấu cơm mà rất ít người để ý có thể gây nguy hại đến sức khỏe, chị em nhất định phải lưu ý nha!
Không rửa tay trước khi vo gạo:
Nhiều người nghĩ rằng, gạo sau này nấu chín thì vi khuẩn cũng chết, tay rửa vào nước cũng sạch nên không cần rửa tay trước khi vo gạo. Nhưng đây lại chính là một trong những nguyên nhân khiến gạo bị “bẩn”.
Hai bàn tay một ngày phải chạm vào biết bao đồ vật, tiếp xúc với hàng nghìn con vi trùng. Không có gì đảm bảo những con vi trùng đó không thể lọt vào gạo khi bạn tiếp xúc. Chính vì thế, trước khi vào bếp, hãy rửa tay thật sạch, lau thật khô rồi hãy chạm vào đồ ăn.
Chọn gạo quá trắng: Theo các chuyên gia, gạo lúa càng để lâu càng có màu trắng đục chứ không trắng sáng. Màu trắng đục bên ngoài gạo chính là lớp chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Nếu để mất màu trắng đục là gạo đã mất dần chất dinh dưỡng vốn có của mình, chỉ còn lại đường bột. Đường bột vào cơ thể dễ gây béo phì, tiểu đường.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất gạo nắm bắt tâm lý thích gạo trắng của người dân để tẩm, ướp hóa chất. Chính điều này càng làm nguy cơ mắc bệnh của người dùng.
Khi chọn gạo, các bạn hãy chọn gạo trắng đục, nên có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo.
Vo gạo quá kỹ: Phần lớn chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ,… của gạo đều nằm ở lớp vỏ ngoài. Phần lõi gạo chủ yếu là tinh bột, đường bột. Vỏ gạo rất dễ tan vào nước, dễ bay hơi trong khi nấu. Chính vì thế, việc vo gạo quá kỹ có thể làm mất lớp vỏ ngoài của gạo. Khi đó, gạo chỉ còn lõi đường bột, dễ gây béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,…
Để tránh làm mất chất dinh dưỡng từ gạo, người nấu không nên chà xát gạo bằng tay nhiều lần. Nên vo gạo thẳng trong nồi cơm, chỉ gạt trấu và bẩn ra ngoài. Khi nấu nên tránh mở nắp nồi cơm nhiều lần để hơi gạo không bị thoát ra ngoài.
Nấu cơm bằng nước lạnh:
Nấu cơm bằng nước lạnh khiến gạo bị trương, lớp vỏ từ đó cũng tan vào nước. Khi cơm sôi, hơi nước thoát ra ngoài mang theo chất dinh dưỡng khiến gạo chỉ còn tinh bột, không tốt cho sức khỏe.
Các bạn nên nấu cơm bằng nước nóng. Nước nóng sẽ làm gạo co lại, không bị nứt, vỡ. Cơm sẽ dẻo, thơm và đủ chất. Ngoài ra, nấu cơm bằng nước nóng còn tiết kiệm thời gian nấu cho gia đình.
Đổ ít hoặc quá nhiều nước:
Nếu không muốn ăn cơm nhão nhoét hoặc khô cứng, bạn nên chú ý lường nước vừa đủ. Nếu cơm gạo tẻ trắng tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:1,2- 1,4.
Thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 2-4 mm là vừa, nếu trộn thêm lương thực phụ như gạo tím, cao lương hoặc kê... thì phải thêm nước vì lương thực phẩm phụ rất ăn nước.
Mở vung ngay khi nồi bật nút hâm nóng:
Thông thường, khi nồi cơm điện tự ngắt thì cơm đã chín, nhưng nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi.
Bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm thêm 5 phút nữa để cơm ngon và không bị dính nồi
Tuyệt chiêu giúp nồi cơm nhà bạn ngon gấp 10 lần:
Mẹo nhỏ sau có thể giúp nồi cơm nhà bạn ngon gấp 10 lần. Trước khi đậy nắp nồi nấu cơm, bạn hãy nhỏ vài giọt dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành đều được), vài giọt giấm.
Dầu giúp hạt cơm chín và bóng hơn, giữ hình hạt gạo nguyên hơn, giấm giúp bảo vệ vitamin trong hạt gạo để cơm tơi xốp và thơm ngon.