Điện thoại di động đặc biệt có hại với trẻ nhỏ bởi bộ não của chúng hấp thụ bức xạ gấp nhiều lần so với người trưởng thành.
Smartphone có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lân về kích thước. Trong thời gian này, giọng nói của cha mẹ, những cái chạm và chơi đùa cùng nhau sẽ giúp xây dựng một nhận thức trong não của trẻ để giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, đặc biệt những người chúng thường xuyên tiếp xúc.
Tuy nhiên với những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với màn hình smartphone hay máy tính bảng, nhận thức của chúng sẽ khác.
Chuyên gia tư vấn và y tá nhi khoa Denise Daniels cho biết. “Smartphone sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng và trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sâu sắc giữa trẻ và cha mẹ”.
Smartphone và máy tính bảng có thể “gây nghiện”:
Smartphone và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ thứ gì chúng muốn chỉ bằng một cú nhấp tay. Tuy nhiên những điều này không dạy trẻ cách sử dụng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc tự thử thách chính mình, đó là đăc điểm của một tính chất “gây nghiện”.
Nguyên nhân của những lần “ăn vạ”:
Nếu đã nghiện một thứ gì đó, nó sẽ ám ảnh và sẽ gây nên cơn thịnh nộ cho “con nghiện” nếu lấy đồ vậy gây nghiện ra xa người đó. Điều này xảy ra với mọi lứa tuổi.
Ở trẻ em, nhiều bậc phục huynh thường sử dụng smartphone và máy tính bảng như một cách để “dụ dỗ” trẻ em khi chúng đang giận giữ hoặc “ăn vạ”, tuy nhiên đây hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay.
Smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng giấc ngủ:
Có một thực tế rằng sử dụng smartphone, máy tính bảng hay thiết bị đọc sách điện tử trước khi đi ngủ vào ban đêm sẽ làm cho việc chìm vào giấc ngủ khó khăn hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình các thiết bị này sẽ gây ức chế hormone melatonin sinh ra trong giấc ngủ đảm bảo giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau, điều này làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể.
Ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em:
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ em vì nó làm sao lãng sự chú ý của chúng. Video và trò chơi trực tuyến cũng làm hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác.
Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ: “Giao tiếp là điều cơ bản để thiết lập các mối quan hệ của con người, và những biểu hiện qua giao tiếp đang dần biến mất với các thiết bị công nghệ hiện đại”, nhà tâm lý học Jim Taylor cho biết. “Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ mà không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ trước đến nay. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là lời nói"
Tăng khả năng mắc các chứng bệnh về tâm thần:
Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu rối loạn cảm xúc, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi...
Có thể dẫn đến béo phì:
Với những đứa trẻ nghiện smartphone và máy tính bảng, chúng sẽ có xu hướng ngồi một chỗ để sử dụng các thiết bị công nghệ, nghĩa là sẽ hạn chế các hoạt động thể chất, dẫn đến khả năng bị tăng cân.
Khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn:
Bởi vì trẻ em không thể tự học được sự đồng cảm khi sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ, và nếu hình thành thói quen bắt nạt người khác trên Internet, chúng cũng sẽ xem việc bắt nạt người khác ở ngoài đời thực là bình thường. Ngoài ra, hiện có nhiều trò chơi điện tử hay video trực tuyến với nội dung bạo lực, có thể khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn và khiến trẻ em nghĩ rằng hành vi bạo lực là giải pháp đơn giản và thông thường để xử lý và giải quyết các vấn đề.
Ẩn chứa các nguy cơ nhiễm bệnh:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone.
Thiếu đi các kỹ năng công đồng:
Học tập những kỹ năng cộng đồng là một yếu tố cần thiết để tạo nên thành công cho một đứa trẻ, tuy nhiên nếu nghiện smartphone và máy tính bảng, trẻ em sẽ không còn hứng thú với việc học tập các kỹ năng cộng đồng.
Hãy để những đứa trẻ “nghiện” smartphone đặt máy xuống, giao tiếp nhiều hơn với người thân trong gia đình, những đứa trẻ cùng trang lứa để giúp chúng tăng kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu sự đồng cảm... dĩ nhiên, để làm được điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cũng cần phải có sự đồng cảm với chính con của mình.