8 sai lầm phổ biến khi sử dụng nước rửa chén gây hại cho sức khỏe
Làm sao để hết nghén trong những ngày đầu thai kỳ
Bà bầu làm gì để giảm stress trong thai kỳ?
Các loại mèo phổ biến ở Việt Nam
8 sai lầm nguy hiểm nhưng rất phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt
Tóc phát triển nhanh hơn
Sự thay đổi hormone trong suốt thai kỳ sẽ làm cho tóc bạn mọc dài và óng ả hơn. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy hiện tượng này cũng xảy ra với mình. Tuy nhiên, chỉ sau sinh 3-6 tháng, hiện tượng này sẽ biến mất và tóc bạn lại trở về trạng thái bình thường. Đối với nhiều mẹ, tóc còn rụng nhiều sau khi sinh nở.
Tăng cân
Khi mang thai, việc tăng cân là chuyện đương nhiên vì bạn đang phải mang thêm một sinh linh nữa trong cơ thể mình. Hầu hết chị em phụ nữ đều tăng từ 8 đến 14 kg khi mang thai và sẽ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng sau khi sinh nở. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên lưu ý không nên ăn quá nhiều, để tăng cân ngoài mức kiểm soát nhất là những người đã béo hoặc béo phì.
Rạn da
Bạn đừng bất ngờ khi từ tháng thứ 6, trên da bụng, da đùi bạn có xuất hiện một vài vết rạn nhỏ. Tình trạng này ngày càng rõ rệt ở những tháng cuối thai kỳ. Đó là triệu chứng rạn da khi mang bầu. Bạn có thể hạn chế hiện tượng này với chế độ ăn uống hợp lý, chăm chỉ tập luyện thể thao và sử dụng những loại kem dưỡng hạn chế rạn da chó bà bầu.
‘Xì hơi’
Đây là một trong những triệu chứng làm chị em cảm thấy xấu hổ nhất khi mang thai. Theo các nhà nghiên cứu, bà bầu có thể ‘xì hơi’ không kiểm soát từ 14-23 lần/ngày. Triệu chứng này có nguyên nhân do áp lực của bầu thai đè lên cơ hoàng, vùng chậu và do những thay đổi hormone trong thời gian bầu bí. Để hạn chế hiện tượng này, chị em có thể ăn thêm nhiều thực phẩm họ nhà đậu, rau xanh như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh và măng tây.
Són tiểu
Đây cũng là một trong những triệu chứng làm bà bầu cảm thấy ái ngại khi mang thai. Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu phổ biến khi mang thai nhưng nhiều bà bầu còn mắc phải triệu chứng són tiểu. Áp lực của thai nhi đè lên cơ hoành sẽ làm bà bầu đi tiểu thường xuyên hơn và nếu bạn nén lại trong một khoảng thời gian nào đó sẽ bị són tiểu. Lời khuyên ở đây là chị em bầu nên đi tiểu thường xuyên và đừng đợi đến khi muốn mới đi. Hiện tượng này cũng sẽ chấm dứt sau khi sinh1-2 tuần.
Ốm nghén
Ốm nghén là chứng bệnh phổ biến khi mang thai và theo thống kê của các nhà khoa học, có tới 80% chị em bị ốm nghén, nôn ói khi bầu bí. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai và dần dần giảm mức độ ở những tháng tiếp theo. Ốm nghén khi mang thai sẽ làm bạn mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, khó ăn uống… Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn nhiều đồ khô và rau xanh. Tập thể dục đều đặn cũng giúp làm giảm hiện tượng này.
Ham muốn ‘chuyện ấy’
Trong khi một số chị em cảm thấy không mấy hưng phấn với ‘chuyện ấy’ khi mang thai do ngoại hình cản trở thì phần lớn mọi người lại hưng phấn hơn. Tuy nhiên, có mẹ bầu lại lo lắng rằng không biết quan hệ tình dục có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không? Theo các bác sĩ khoa sản, bạn hoàn toàn có thể ‘yêu’ bình thường nếu bạn đang có thai kỳ khỏe mạnh và không bị bác sĩ khuyến cáo không nên làm ‘chuyện ấy’.