Người bị ngộ độc thực phẩm thường có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt và đau bụng. Khi đó, hãy dùng những thực phẩm sau để giúp thải độc tố, phục hồi năng lượng sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Gừng:
Theo bác sĩ gừng có tác dụng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch, giảm buồn nôn và cải thiện tiêu hóa. Vì vậy, người bị ngộ độc thực phẩm có thể dùng 1 tách trà gừng hoặc ngậm lát trà gừng trong miệng để ngăn buồn nôn
Chuối:
Giúp người bị ngộ độc giảm cảm giác buồn nôn, nôn và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, có thể ăn từ 1-2 quả chuối chín.
Tỏi:
Chống tiêu chảy và giảm đau bụng. Khi bị ngộ độc, con người nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể. Vì, tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus”
Đậu xanh:
Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp giải độc cơ thể rất hiệu quả. Người bị ngộ độc có thể dùng bột đậu xanh hòa với nước nguội để uống. Thông thường, người bị ngộ độc có thể uống từ 400-500ml nước đậu xanh.
Chanh:
Chanh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thanh lọc độc tố, tăng hệ miễn dịch và giúp cơ thể chóng hồi phục sức khỏe. Vắt lấy nước chanh, cho vào 1 cốc nước ấm và uống nhiều lần trong ngày giúp làm sạch dạ dày và giảm viêm.
Rau má, húng quế, bạc hà, rau mùi:
Những loại rau gia vị trên có đặc tính kháng khuẩn, làm bớt đi sự khó chịu ở bụng, làm mát gan và lợi tiểu. Do đó, người bị ngộ độc thực phẩm cần chế biến theo cách rửa sạch rau, giã nát và hòa với nước ấm uống nhiều lần trong ngày.
Chế độ dinh dưỡng của người bị ngộ độc:
Trước tiên, người bị ngộ độc thức ăn cần đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể.… để bù đắp lại lượng nước đã mất trong cơ thể.
Ngoài ra, người bị ngộ độc không cần quá kiêng khem. Trong khẩu phần ăn cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm như: chất đạm, chất béo, vitamin và yếu tố vi lượng. Bên cạnh đó, thức ăn cần nấu nhạt, mềm nhừ, lỏng và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
Tránh dùng các loại thực phẩm khó tiêu dạng thô, cứng, nhiều chất xơ và các đồ ăn có dầu mỡ, rau củ sống,… Đặc biệt là các thức uống có gas chứa nhiều đường, cà phê, rượu, bia
Trước vấn nạn thực phẩm không an toàn và thường xuyên có những ca ngộ độc thức ăn, bác sĩ Thúy Hà đã đưa ra lời khuyên dành cho người tiêu dùng:
Chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm.
Cần chọn thực phẩm tươi sống, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng.
Bảo quán đúng cách thực phẩm chưa chế biến trong tủ lạnh. Đối với thịt cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá khoảng 2 ngày. Còn, thịt bò có thể từ 3-5 ngày.
Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chế biến, hộp đựng thức ăn của gia đình.
Chỉ ăn uống thực phẩm đã chín kỹ và ăn ngay sau khi được nấu chín.
Không nên dùng rượu ngâm, đồ uống tự chế ở quán ăn.