Những thực phẩm không tốt cho bênh gút


Gout là một loại bệnh viêm khớp thường gặp ở nam giới. Chúng ta có thể bị gout hoặc căn bệnh này sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm không tốt cho bệnh gút nhé!



THỰC PHẨM GÂY BỆNH GÚT


Bệnh gout là gì?

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.  

Ngón chân cái sẽ  bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực như chân, đầu gối, mắt cá  chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị  bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.  

Một số loại thực phẩm gây bệnh gout  

Thịt: Hàm lượng protein, sắt và một số khoáng chất khác có trong thịt khá cao. Tuy nhiên, thịt lại có thể gây ra bệnh gout bởi thực phẩm nhiều protein thì tỷ  lệ hợp chất purin lại cao. Một số loại thịt có thể kể tên như thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn và thịt thú rừng. Thịt  đã qua chế biến, xử lý như thịt xông khói, xúc xích, pepperoni , lạp xưởng cũng có thể  gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, bất kỳ món ăn nào chế biến từ thịt như canh, xúp gà…đều nguy hiểm không kém. 

Nội tạng động vật: Không những thịt  động vật có thể gây ra bệnh gout mà nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc cũng chính là những tác nhân đáng phải lưu ý. 
Hải sản: Hải sản cũng chứa hàm lượng cao protein và purin - hợp chất gây bệnh gout. Có thể kể tên một số loại như cá trổng, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi. Ngoài ra còn phải kể tên một số loại giáp xác như cua, tôm, trai.  

Rau: Rau được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dường cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên một số loại rau lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Một số loại rau cần chú ý như nấm. đậu, súp lơ, cây đậu lăng, măng tây.  

Bia, rượu: Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng lại có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Nếu bạn  đã bị bệnh gout, nên trán xa bia rượu. 

Bột nở: Bột nở được sử  dụng trong lúc làm các đồ nướng. Nếu thực phẩm nào chứa loại bột nở này cũng có hàm lượng purin cao. Bành mỳ, bánh bao, bánh nướng, bánh mỳ vòng chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại. 

Chú ý: Trong khẩu phần ăn chúng ta hằng ngày đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi những loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý để có chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.


Hải sản

Theo Lona Sandon, một giáo sư về dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Y tế của Đại học Tây Nam Texas ở Dallas Mỹ) thì thịt của các loại hải sản rất giàu purin, mà khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric. Vì vậy, nếu ăn nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ bị gout hoặc làm cho bệnh nặng thêm nếu bạn đang mắc bệnh.

Bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng không nên ăn thường xuyên.


Ảnh minh họa

Bia

Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh gout. Nó không chỉ làm tăng mức độ axit uric acid trong cơ thể mà nó còn khiến cho cơ thể khó phân hủy cũng như loại bỏ lượng chất này ra khỏi cơ thể. 

Rượu vang là một lựa chọn tốt hơn, nhưng uống nhiều rượu lại không phải là ý tưởng tốt, kể cả với người bị bệnh gout. Vậy nên, theo các chuyên gia sức khỏe thì khi bị bệnh gout, tốt hơn hết bạn nên kiêng rượu bia càng nhiều càng tốt.

Thịt đỏ

Tất cả các loại thịt có chứa lượng purine không bằng nhau và thịt đỏ có chứa nhiều purine hơn nên bị cho là không tốt với người mắc bệnh gout. Lượng purine càng cao sẽ càng làm tăng axit uric trong máu, kết quả cuối cùng là dẫn đến bệnh gout. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể ăn thịt đỏ chứ không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. 

Bạn nên ăn thịt bò hoặc thịt lợn chứ không nên ăn nhiều thịt gà tây hoặc thịt cừu. Nếu ăn thịt cừu thì sườn cừu là một sự lựa chọn tốt hơn so với chân cừu.


Ảnh minh họa

Gà tây

Gà tây có hàm lượng purine cao hơn hẳn các loại thực phẩm khác, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh chúng để khỏi phải "đối mặt" với những rắc rối từ bệnh gout. 

Thịt gà và vịt là những lựa chọn an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên chọn thịt đùi vì nó sẽ tốt hơn cho bạn so với ức gà với da.

Đồ uống có đường

Các chất ngọt, nhất là chất ngọt nhân tạo sẽ kích thích cơ thể bạn sản xuất ra nhiều axit uric hơn. Điều này hiển nhiên không tốt cho người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh gout. Tốt nhất, bạn nên tránh các loại đồ uống chứa nhiều đường như nước trái cây, nước cola, xi-rô... 

Một nghiên cứu năm 2010 của Mỹ phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ phát triển bệnh gút cao so với những người ít uống loại nước này.

Măng tây

Măng tây, súp lơ, rau bina và nấm là những loại rau có lượng purine cao hơn các loại rau khác nên cũng sẽ có những ảnh hưởng không tốt với người bị gout. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, bạn có thể ăn chúng nhưng không thường xuyên.


Ảnh minh họa

Thực tế, có một số loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh gút. Chúng bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo như sữa ít béo, carbohydrate tổng hợp, cà phê, trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt. Bạn cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày.

Bạn không nhất thiết phải chỉ uống nước mà có thể chọn nước trái cây không ngọt, trà và cà phê. Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh.

Nếu kiêng khem quá nghiêm ngặt có thể khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng thiếu chất, giảm năng lượng, suy kiệt sức khỏe. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên ăn uống điều độ, chú ý những phản ứng của cơ thể và đi khám ngay nếu thấy có các dấu hiệu bệnh phát triển.


6 GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ DÀNH HẠN CHẾ BỆNH GOUT

Gout là cặn bệnh rất đau đớn do nó ảnh hưởng đến các khớp xương. Vì vậy, bệnh gout khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn.

Nguyên nhân gây nên hiện tương của gout là do có quá nhiều axit uric trong khớp. Loại chất này làm cho các khớp mềm, sưng và đỏ.

Nếu bạn bị chuẩn đoán là đang mang căn bệnh gout thì có nghĩa là bạn phải quan tâm đến cách sinh hoạt của mình để hạn chế các triệu chứng của bệnh gout và giảm các cơn đau do bênh gout gây ra. Chìa khóa ở đây là giảm sự tích tụ axit uric bằng cách áp dụng những thói quen tích cực trong ăn uống.

Tăng lượng nước uống

Nước là một trong những liệu pháp chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy, uống nước nhiều sẽ mang lại cho bạn những tác dụng tuyệt vời trong việc duy trì sức khỏe. Nước sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc và các chất cần đào thải khác ra ngoài một cách hiệu quả. Nước có vai trò quan trọng trong việc xử lý axit uric dừ thừa và đưa nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giảm hiện tượng tích tụ axit uric dư thừa trong cơ thể, từ đó ngăn chặn những đau đớn do bệnh gout gây ra.

Quả anh đào

Loại quả màu đỏ này là loại quả cực kỳ có lợi trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh gout. Loại quả này có hàm lượng chất chống ôxy hóa cao, là loại chất có tác dụng giảm axit uric tích tụ trong máu. Vì vậy, bổ sung quả anh đào vào chế độ ăn uống hàng ngày là giải pháp hiệu quả để giảm các triệu chứng của bệnh gout.

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng trong điều trị rất nhiều bệnh trong đó có cả bệnh gout. Vitamin C có khả năng kiềm hóa tinh thể axit uric. Quá trình này ngăn ngừa tích tụ axit uric trong cơ thể, từ đó giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh gout.

Bổ sung các loại trái cây như cam, bưởi hay các loại rau quả giàu vitamin C khác vào chế độ ăn là giải pháp tuyệt vời để bạn chiến đấu với bệnh gout. Tuy nhiên, hãy nhớ ăn trái cây ngay sau khi gọt vỏ, bởi trái cây sẽ mất vitamin C khi chúng tiếp xúc quá lâu với không khí.

Thư giãn

Giữ bình tĩnh và thư giãn là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bạn hạn chế những cơn đau do bệnh gout gây ra. Ngồi thiền và yoga là một trong những cách thư giãn cơ thể tuyệt vời. Điều này tác động tích cực đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp bạn đối phó hiệu quả với bệnh gout.

Tránh các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ, đặc biệt là những loại thịt đỏ giàu purin hay các loại thực phẩm không phải rau có hàm lượng protein cao là những loại thực phẩm bạn cần tránh. Thay vào đó hãy bổ sung protein cho cơ thể từ  các loại rau và các sản phẩm từ sữa.

Đậu đen

Trong đậu đen có rất nhiều anthocyanin, một loại chất được sử dụng để giảm các cơn đau của gout. Thường xuyên ăn đậu đen là cách hiệu quả để bạn giảm đau và điều trị bệnh gout. Anthocyanin hòa tan các tinh thể axit uric trong cơ thể, vì vậy mà chúng hạn chế sự tích tụ không mong muốn.

Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ giúp bạn giảm đau và hạn chế các biểu hiện khó chịu liên quan đến bệnh gout, chúng hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh. Khi áp dụng 6 giải pháp này có thể bạn sẽ không thấy được ngay tác dụng, vì chúng cần có phải có một thời gian nhất định để phát huy tác dụng.


NHỮNG CHÚ Ý VỚI NGƯỜI MẮC BỆNH GÚT

Chế độ ăn uống và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính gây nên bệnh gút - căn bệnh đang phổ biến ở nam giới hiện nay. Vậy lời khuyên nào cho các bệnh nhân mắc phải “căn bệnh nhà giàu” này?

Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh thống phong) là một loại bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường khởi đầu bằng việc viêm và sưng đau các khớp chân tay. Khi bệnh nặng có thể xuất hiện hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như: viêm khớp cấp, sỏi thận, suy thận, các bệnh tim mạch…Vì vậy, khi phát hiện ra bệnh, cần điều trị kịp thời, liên tục theo hướng dẫn của bác sỹ và phối hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Chế độ ăn uống

- Người bị bệnh gút không nên ăn các lọa thức ăn chứa nhiều chất đạm nhất là đạm động vật như: tim, gam, thận, óc, trứng vịt lộn… Nên ăn thức ăn có hàm lượng purin thấp như: trứng, sữa, pho mát tươi, bánh mì, bột ngũ cốc, rau cần, súp lơ, khoa tây, bí đỏ, đậu tương…

- Hạn chế ăn đồ ăn hải sản như: cá biển, tôm, cua, ốc, hến…

- Tuyệt đối không uống rượu, bia, đồ uống có các chất kích thích khác

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước khoáng và nước uống có ga vì 2 loại nước này giúp kiềm hóa nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dào thải lượng axít uric ra khỏi có thể.

Chế độ sinh hoạt

- Cần vận động thường xuyên, vừa sức. Không luyện tập quá nhiều và quá sức vì sẽ càng làm cơn đau ở các khớp chân tay trở nên trầm trọng.

- Tắm biển là liệu pháp rất tốt cho những bệnh nhân gút vì nước biển có khả năng chống lại hiện tượng cứng khớp, teo cơ.

- Tránh dầm mưa lạnh hay tắm lạnh đột ngột.

- Hạn chế căng thẳng, bực tức. Giữ tinh thần luôn thoải mái và không nên thức khuya.

- Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay với nước ấm từ 20 - 30 phút. Phương pháp này giúp làm mềm và thư giãn các khớp, có thể hạn chế được các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra, từ đó làm hạn chế biến dạng khớp.

 Chế độ thuốc men

- Nên uống thuốc đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ.

- Không nên lạm dụng hay tùy ý sử dụng thuốc giảm đau khi có hiện tượng sưng đau các khớp. Chỉ dùng thuốc giảm đau, kháng viêm khi có các cơn đau viêm khớp. Nên nhớ rằng: càng hạn chế dùng thuốc giảm đau càng tốt.




Tìm hiểu về bệnh gout
Món ăn cho người bệnh Gout
Ăn kiêng cho người bệnh gút
Lá Sa Kê chữa bệnh tiểu đường
Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe
Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y


(ST)