Những quán cafe đẹp ở Bạc Liêu
Những cảnh đẹp ở Nam Ninh Trung Quốc đắm chìm trong thiên nhiên
Những trải nghiệm khác trong thời kỳ bầu bí là:
- Bạn nên loại bỏ những chiếc áo lót quá ôm ngực vì chúng làm cản trở tuyến sữa lưu thông.
- Bạn thường xuyên cảm thấy nóng bức hơn. Những hormone khi có bầu đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, khiến bạn có cảm giác ngột ngạt, dễ đổ mồ hôi hơn trước. Nên mặc trang phục rộng, nhẹ, uống đủ nước và ở nơi thoáng khí.
- Bụng bầu có xu hướng bị ngứa. Đó là do làn da bị giãn mạnh. Một số phụ nữ còn bị ngứa ở cả tay và chân. Nếu bạn bị ngứa nặng khắp người, hãy nói với bác sĩ vì đó có thể là bệnh gan.
- Bạn cần ghi tên vào một lớp học tiền sản, càng sớm càng tốt khi bạn biết mình có thai.
- Đừng bao giờ bỏ qua một buổi khám thai định kỳ nào cả. Ngay cả khi bạn mệt hoặc thấy vẫn khỏe mạnh, bạn cũng không nên bỏ khám thai.
- Mang theo một quả chuối vào phòng ngủ. Cơn nghén buổi sáng tồi tệ gấp đôi khi dạ dày trống rỗng, vì thế, nên ăn nhẹ sau khi bạn phải dậy vào toilet buổi đêm.
- Lên kế hoạch đi nghỉ thật cẩn thận. Hầu hết các hãng hàng không không cho phép thai phụ bay sau tuần 36 và từ tuần thứ 28, bạn không được phép đi máy bay nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
- Em bé của bạn không biết lúc nào bố mẹ “gần gũi”.
- Bôi tinh dầu quả hạnh (almond oil) lên đáy chậu (giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) mỗi tối sau tuần thứ 32. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cách này hạn chế rách tầng sinh môn khi vượt cạn.
- Có bầu không có nghĩa là bạn từ bỏ luyện tập. Chuyên gia thể dục cho phụ nữ có bầu Mỹ nói rằng, những người ngừng luyện tập trong quý 3 thậm chí còn tăng cân nhanh hơn những phụ nữ chưa luyện tập gì cả.
- Nếu có một bộ phim bạn muốn xem, hãy đi tới rạp và thưởng thức.
- Đừng âu lo, hãy giữ lạc quan cho mình. Các nhà nghiên cứu Mỹ nhận thấy, những người mẹ nhìn đời bằng màu hồng ngủ ngon hơn, có thân hình vừa phải, dễ chuyển dạ và sinh ra những em bé khỏe mạnh hơn.
- Hãy quan tâm đến cỡ giày của bạn. Khoảng tuần 28 đến tuần thứ 30, khối lượng chất lỏng trong cơ thể tăng mạnh. Kết quả, đôi chân bị phù tới mức bạn không thể xỏ chân vào đôi giày chật. Hãy tặng cho mình một đôi giày mới và tháo bỏ giày nếu bạn phải ngồi hay nằm xuống.
- Sinh con trai hay con gái cũng là điều gây tò mò cho nhiều người mẹ. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những phụ nữ có năng lượng cao, đảm nhiệm những công việc truyền thống của đàn ông (như phi công chẳng hạn) có xu hướng sinh bé trai do họ có hàm lượng testosterone cao.
- Đừng uống trà cùng với bữa ăn. Trong quá trình mang bầu, cơ thể cần hấp thu nhiều sắt từ thực phẩm nhưng caffein trong trà sẽ kìm hãm quá trình này. Nếu muốn uống một ít trà, tốt nhất uống giữa các bữa ăn.
- Bạn có thể mang mùi khác lạ. Tất cả các chất trong cơ thể đều thay đổi khi bạn sắp làm mẹ; ví dụ, dịch âm đạo có mùi mới, ấm và quyến rũ hơn.
- Đừng lo lắng nếu bạn nhận thấy vài bất thường ở vùng kín. Những tế bào quanh cổ tử cung mềm hơn do quá trình mang bầu, kết hợp với sự thay đổi của hormone có thể khiến dịch âm đạo trông như sữa bò. Trừ khi dịch dầy, xanh và có mùi khó chịu, bạn mới nên lo lắng vì nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Đừng mua một cặp kính mới khi có bầu. Sự gia tăng chất lỏng ở mắt (kết quả từ các hormone trong thai kỳ) có thể làm kém thị giác. Nếu muốn đổi kính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
- Đây là lúc bạn nên bắt đầu nghĩ về người chăm bé. Tất nhiên, em bé chưa chào đời nhưng không bao giờ là quá sớm cho các kế hoạch. Cân nhắc xem bạn có thể nghỉ việc để trông con, nhờ ông bà hay tìm người trông trẻ qua các trung tâm...
- Âm thanh bé nghe tốt nhất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ là giọng nói của mọi người. Hãy kể cho bé một câu chuyện hoặc hát cho bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bé có phản ứng và thư giãn với những bài hát, câu chuyện bé nghe được nhiều lần trong bụng mẹ.
- Đừng quên tắm nắng vào sáng sớm hay chiều muộn. Bắt đầu từ tuần 34, em bé trong bụng cũng hấp thu được ánh mặt trời khi ánh nắng tiếp xúc với bụng bầu.
- Bạn cần duy trì bổ sung canxi nhưng không phải uống sữa giàu chất béo cả ngày. Có nhiều canxi trong sữa tách kem, nước cam hay sữa đậu nành.
- Bạn trở nên hay đãng trí hơn. May mắn thay, chứng hay quên khi có bầu chỉ là tạm thời