Những vitamin cần thiết cho bà bầu

Những vitamin cần thiết cho bà bầu. Những điều cần biết khi sử dụng và bổ sung những loại vitamin cần thiết.


Sự cần thiết của vitamin đối với thai phụ

Ngay cả với những phụ nữ thực hiện một chế độ ăn uống “hoàn hảo” khi mang thai thì vẫn có thể thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt hay axit folic. Axit folic cần thiết trong sự phân chia tế bào, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiểu não.

Người mẹ nên hỏi bác sĩ để bắt đầu bổ sung axit folic khoảng 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên. Người mẹ cần nhiều sắt hơn trong thời kỳ mang thai vì lượng máu để nuôi dưỡng bào thai sẽ tăng lên.

Sắt là một thành phần thiết yếu của hemoglobin (chất vận chuyển ôxy trong máu) của bạn. Nếu chế độ ăn uống của bạn không bao gồm đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, cơ thể bạn sẽ phải dùng đến lượng sắt được dự trữ trong xương tủy người mẹ và cơ thể mẹ sẽ thiếu sắt để cung cấp cho chính mình và cho con.


Ngay cả với những phụ nữ thực hiện một chế độ ăn uống “hoàn hảo” khi mang thai thì vẫn có thể thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt hay axit folic. (ảnh minh họa)

Một khi sắt bị thiếu thì sẽ dẫn tới thiếu máu. Đặc biệt, sắt rất cần thiết trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi bào thai đã lớn.

Nhìn chung, các loại vitamin bổ sung cho bà bầu rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng theo sự chỉ dẫn, không nên lạm dụng để tránh trường hợp bị thừa vitamin. Vitamin bổ sung có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn… cho phụ nữ mang thai.

Bạn có thể chuyển sang dùng vitamin dạng lỏng hay dạng nhai để thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, nên tăng cường chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bạn hàng ngày như rau xanh, hoa quả…

Tốt, nhưng không nên lạm dụng

Hầu hết các vitamin do thức ăn cung cấp, cơ thể không tự tổng hợp được. Cơ thể cần một lượng rất nhỏ vitamin, nhưng không thể thiếu các chất này. Ở người đang mang thai hoặc cho con bú, nhu cầu vitamin cũng tăng cao so với lúc bình thường.

Vitamin có trong tất cả các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa và nhất là trong các loại rau, củ,quả tươi. Tuy nhiên, số lượng mỗi loại quả nhiều ít khác nhau tùy theo loại thực phẩm. Vitamin A có nhiều ở các loại dầu mỡ động vật như dầu gan cá, bơ, cám, lòng đỏ trứng.

Trong một số loại củ quả có màu đỏ (gấc, cà rốt) và các loại rau màu xanh thẫm (rau ngót, rau bí) đều có tiền vitamin A (caroten). Khi vào cơ thể, dưới tác dụng của các men ở gan, chất này sẽ biến thành vitamin A.

Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám gạo, đậu tương nhưng cũng có một lượng nhất định trong các loại thực phẩm khác. Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải… Nếu ăn uống đầy đủ các lọai vitamin mà không cần uống thêm bất cứ loại vitamin nào nữa.

Trường hợp bà mẹ không ăn được nhiều thực phẩm đa dạng hoặc ở những vùng, những thời gian ít có rau quả tươi thì có thể uống thêm một số loại vitamin, tốt nhất là dùng loại polyvitamin (đa sinh tố).

Chỉ nên uống mỗi ngày một viên là đủ. Với loại vitamin tan trong dầu (như vitamin A, E, D), nếu dùng quá mức sẽ được lưu giữ lại trong các tổ chức mỡ và có thể gây ngộ độc.


Nên bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. (ảnh minh họa)

Dấu hiệu thai phụ bị thừa vitamin

-    Thừa vitamin A: Các triệu chứng bao gồm: Đau đầu, nôn và buồn nôn, da bị bong tróc. Mắt mờ và đau phía trước đầu cũng là dấu hiệu thường thấy khi thai phụ sử dụng vitamin A quá liều (quá 3.500 IU mỗi ngày).

-    Thừa vitamin D: Các dấu hiệu phổ biến là đau đầu, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, các cơ bắp trở nên yếu ớt… Dùng vitamin D quá liều còn làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.

-    Thừa vitamin E: Triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị thâm tím, chảy máu và cơ bắp yếu ớt (không nên dùng quá 15 mg vitamin E mỗi ngày).

-    Thừa vitamin C: Quá 2 gam vitamin C mỗi ngày dễ gây tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày. Nếu không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ là bạn nên bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả và thực phẩm như trong cam, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải…

-    Thừa vitamin B và folate: Quá liều vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm; quá liều vitamin B1 (quá 1,5 mg mỗi ngày) sẽ xuất hiện triệu chứng như: nhịp tim nhanh, hạn đường huyết, đau đầu; quá liều vitamin B3 (hơn 1,8 mg mỗi ngày) khiến da ngứa ngáy; thai phụ dễ hắt hơi, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn; quá nhiều folate (quá 1000 mg mỗi ngày) có thể ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương của bào thai.

-    Thừa canxi: Sử dụng nhiều canxi sẽ gây nên chứng táo bón nghiêm trọng, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu bị khát, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt.

-    Thừa sắt: Triệu chứng sớm khi dùng quá nhiều sắt là tiêu chảy (có thể đi tiêu ra máu), sốt, buồn nôn, đau bụng.

Dấu hiệu ngộ độc sắt thường xuất hiện khoảng hơn 60 phút sau khi thai phụ dùng sắt quá liều. Trường hợp này, thai phụ cần được đi khám nhanh chóng.


Những Vitamin cần thiết cho bà bầu

1. Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Trong một số trường hợp Pyridoxine còn giúp giảm cảm giác ốm nghén vào buổi sáng ở những phụ nữ khi mang bầu.

Pyridoxine có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà.

2. Canxi

Chất khoáng này rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Việc thiếu canxi trong thời kỳ bầu bí có thể gây ra bệnh loãng xương và giảm độ chắc khoẻ của khung xương.

Canxi có nhiều trong các sản phẩm sữa như: phó mát, sữa chua, đậu tương, bông cải xanh.

3. Vitamin E

Vitamin E giúp phát triển hệ cơ và các tế bào máu đỏ. Thiếu vitamin E liên quan đến việc trẻ sinh ra nhẹ cân, trong khi thừa vitamin E có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì thế nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để bổ sung lượng vitamin E phù hợp.

Vitamin E  có trong các loại thực phẩm như : dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.

4. Sắt

Sắt đóng vài trò chính trong việc tạo hồng cầu, giúp cơ thể trẻ phát triển khoẻ mạnh và là chất khoáng quan trọng cho sự phát triển của nhau thai.

Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại thịt đỏ, rau và ngũ cốc.

5. Protein

Protein đặc biệt cần thiết trong giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ giúp cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể bé.

Các sản phẩm giàu protein gồm: thịt, cá, trứng, phó mát và đậu phụ.

6. Vitamin B1(Thiamin)

Vitamin B1 rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung tâm của thai nhi. Thiếu Thiamin làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bé.

Thực phẩm có chứa Thiamin gồm: các loại ngũ cốc, mầm lúa mỳ và trứng.

7. Kẽm

Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào của thai nhi đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh ra enzyme như insulin trong cơ thể phụ nữ mang thai.

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa.


Những siêu thực phẩm cho bà bầu:


Trứng

Thành phần dinh dưỡng: Cho dù đó là món chiên, luộc chín hay ốp-la thì trứng vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp cho bạn dồi dào protein – rất cần thiết trươc khi sinh nở. Ngoài ra, trứng cũng dồi dào sắt, folate và choline.

Tại sao trứng tốt cho bà bầu?

Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.

Khoai lang

Thành phần dinh dưỡng: Khoang lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene.

Tại sao khoai lang tốt cho bà bầu?

Khoai lang là nguồn thực phẩm dồi dào beta carotene – một chất chống oxy hóa mà  cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Và bạn có thể đã đọc qua rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé.

Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh.

Hạnh nhân

Thành phần dinh dưỡng: Hạnh nhân có chứa đầy đủ các chất béo lành mạnh bao gồm cả những chất tăng cường cho bộ não như omega-3, protein, chất xơ và một loạt các vitamin, khoáng chất. Thêm vào đó, cơ thể bạn cũng sẽ được bổ sung magie nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm này.

Tại sao hạnh nhân tốt cho bà bầu?

Bổ sung magie trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.

Hạt đậu

Thành phần dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt thì đậu và các sản phầm từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Đậu và đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi. Đặc biệt là đậu (đậu nướng) rất dồi dào kẽm.

Tại sao hạt đậu tốt cho bà bầu?

Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé  vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.

Thịt nạc

Thành phần dinh dưỡng: Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.

Tại sao thịt nạc tốt cho bà bầu?

Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

Nước cam

Thành phần dinh dưỡng: Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.

Tại sao nước cam tốt cho bà bầu?

Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.

Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.

Sữa chua

Thành phần dinh dưỡng: Sữa chua có chứa nguồn canxi nhiều hơn sữa bình thường và thêm một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm.

Tại sao sữa chua tốt cho bà bầu?

Canxi rất cần thiết để giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Nếu thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sau này sẽ rất dễ bị loãng xương.

Bột yến mạch

Thành phần dinh dưỡng: Bột yến mạch có chứa đầy đủ protein, chất xơ và vitamin B6.

Tại sao bột yến mạch tốt cho bà bầu?

Hãy bắt đầu buổi sáng với bát cháo yến mạch hoặc các loại ngũ cốc giúp bổ sung năng lượng dồi dào cho bạn. Bên cạnh đó, bột yến mạch dồi dào chất xơ sẽ giúp giảm triệu chứng táo bón ở bà bầu. Đây chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng của mẹ bầu.

Rau lá xanh

Thành phần dinh dưỡng: Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.

Tại sao rau lá xanh tốt cho bà bầu?

Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này.

Cá hồi

Thành phần dinh dưỡng: Cá hồi là nguồn thực phẩm dồi dào chất béo omega-3 và protein.

Tại sao cá hồi tốt cho bà bầu?

Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mát của em bé.

Bạn lo lắng sợ cá hồi sẽ chứa lượng thủy ngân cân? Tuy nhiên, hãy yên tâm nhé, vì cá hồi chưa lượng thủy ngân rất thấp và được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu cần ăn đủ 350gam/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn có thể ăn thêm quả óc chó và hạnh nhân cũng chứa dưỡng chất omega-3.

Bà bầu nên tắm như thế nào?

Phòng bà bầu thiếu vitamin D mùa lạnh

Bà bầu ăn trứng ngỗng

Bà bầu bị phù nề

Những việc nhà bà bầu nên tránh

(St)

Khi mag thai thi can cung cap bao nhieu gam canxi sat vitaminb vaC moi ngay ak
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận