Cách cách bắt tay trong giao tiếp tạo sự gần gũi khi nói chuyện
Cách nói chuyện lưu loát hấp dẫn cho bạn luôn tự tin khi giao tiếp
Nói với con chuyện giới tính
TT - Khi nào có thể nói với con những vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục và nên nói hay không? Câu hỏi tưởng đơn giản ấy đã thật sự gây lúng túng cho không ít người làm cha, làm mẹ.
Buổi trò chuyện giữa chuyên viên tham vấn tâm lý Ngô Minh Uy với phụ huynh sáng 28-8, do phòng tư vấn tâm lý - giáo dục trẻ em (Nhà Thiếu nhi TP.HCM) tổ chức đã giúp người lớn ngộ ra nhiều lẽ.
“Đâu phải ai rủ cũng vào khách sạn”
Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, chuyên viên Ngô Minh Uy - phó giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố - kể đã gặp nhiều phụ huynh hốt hoảng tìm đến vì phát hiện con mình có những phát biểu khá tự nhiên về... chuyện người lớn. Theo ông, còn có những phát biểu trên truyền thông về giới tính rất chung chung, gây hoang mang và thậm chí cung cấp một cái nhìn đáng sợ về giới tính, đời sống tình dục cho giới trẻ.Dẫn những con số trong một nghiên cứu do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại VN về tình yêu, tình dục tại VN mới nhất, ông Uy khuyên cha mẹ đừng quá bi quan về sự am hiểu của con cái trước vấn đề này. Bằng chứng là chưa đến 10% trong tổng số được khảo sát cho biết có người yêu ở lứa tuổi 14-17. Trong đó, 0,6% của số này thừa nhận có quan hệ tình dục khi yêu, mà theo ông tỉ lệ này rất thấp so với giới trẻ phương Tây cùng tuổi.
Phân vân trước tỉ lệ này, một phụ huynh nam đặt vấn đề liệu với Internet, công nghệ thông tin phát triển hiện nay, con số ấy có đúng thực tế? Ông Uy khẳng định sẽ thay đổi nhưng chắc chắn không đến mức quá bi quan như nhiều phụ huynh lo lắng. “Tôi nói chuyện với nhiều học sinh độ tuổi này, các bạn nữ nói với tôi đôi khi thấy cha mẹ lo lắng thái quá vì tụi em đâu có “dở hơi” mà cứ ai rủ cũng vào khách sạn”, ông kể và trấn an các phụ huynh: “Lo lắng sẽ không giải quyết được gì, cha mẹ cần trao đổi để con cái hiểu và chọn cách bảo vệ mình tốt nhất”.
Chỉ được nói thật
Ở tuổi nào có thể nói với con về giới tính? Câu hỏi đặt ra tưởng đơn giản mà lại không. Một phụ huynh nữ chia sẻ có hai con trai và khi các cháu bước vào lớp 6 (11 tuổi) mới dám trao đổi “vài chuyện về giới tính khi con hỏi”. Ông Uy cho rằng đây cũng là tâm lý phổ biến của nhiều phụ huynh. Thậm chí câu con hay hỏi nhất “con sinh ra ở đâu?” không phải người mẹ nào cũng dám thẳng thắn trả lời.
Theo ông, sự e ngại, mắc cỡ, thậm chí trở thành điều cấm kỵ khi nói chuyện về giới tính, tình dục của văn hóa phương Đông nói chung đã gây trở ngại không ít khi cha mẹ trò chuyện với con về giới tính, tình dục. Vì vậy, khi con thắc mắc, cha mẹ hoặc chọn cách lảng tránh hoặc sẽ biến việc trao đổi thành buổi thuyết giảng rằng con còn nhỏ, lo học đi, tò mò làm gì, khi nào lớn sẽ biết. Kết quả đứa trẻ không có thông tin càng thêm thắc mắc và khi không nhận được câu trả lời từ cha mẹ, chúng sẽ tìm đáp án bằng cách khác.
“Hãy nói rõ ràng và chỉ được phép nói thật trước các thắc mắc của con về giới tính, tình dục”, ông Uy khuyên. Ông khiến nhiều phụ huynh bất ngờ khi khẳng định cha mẹ phải lưu ý và nói với con về giới tính như phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ, cách giữ vệ sinh thân thể... ngay khi con chào đời. “Khi đến tuổi dậy thì, con phải được biết về tình dục và những kỹ năng cơ bản để biết tự bảo vệ mình trước hành vi có nguy cơ xâm hại tình dục”, ông nói.
Chuyên viên cũng cho rằng phần nhiều cha mẹ hay có xu hướng trấn áp trước các thắc mắc về chuyện tình dục, giới tính của con cái và đây là ứng xử chưa đúng. Ông đúc kết bằng một thông điệp khoa học: tốt nhất là không có quan hệ tình dục khi còn đi học, nhưng con cần biết rõ về giới tính và tình dục, biết rõ ràng có thể làm gì, ở đâu có thể có bao cao su, thuốc ngừa thai khi không kiềm chế được.
8 điều cha mẹ có thể làm
- Vượt qua trở ngại tâm lý (ngại ngùng, xấu hổ, lo lắng...).
- Trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin trước khi nói chuyện với con.
- Nói với con về giới tính, tình dục khi con bắt đầu có suy nghĩ, thắc mắc.
- Không nhất thiết phải là cha nói với con trai, mẹ nói với con gái.
- Nói trung thực, tránh chỉ trích, đe dọa hoặc quá sự thật các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục với con.
- Đừng biến buổi trao đổi thành thuyết giảng nặng nề và căng thẳng.
- Tập cho con tự chủ và kỷ luật để không vượt ranh giới của một đời sống tình dục khỏe mạnh.
- Tạo ra mối quan hệ tin tưởng và cởi mở với con.
Nói chuyện với con về vấn đề giới tính
Tuy đây là một vấn đề khá nhạy cảm và không phải cha mẹ nào cũng dễ dàng mở lời, nhưng không bao giờ là quá sớm khi nói chuyện với con cái về vấn đề giới tính. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ. 1. Hiểu biết cơ bản Em bé từ đâu tới? Bạn hãy giảng giải cho con của bạn biết. Con bạn nên được biết những thông tin sự thật về giới tính. Ở tuổi này, con bạn thường nghe thông tin và trao đổi với bạn bè cùng trang lứa. Nếu bạn không cung cấp cho con những thông tin bổ ích, con bạn sẽ có cách hiểu sai lầm. 2. Nói về những hình ảnh cơ thể Trong giai đoạn tuổi teen, con bạn luôn quan tâm rất nhiều về sự thay đổi của cơ thể. Hãy cho con bạn biết đó là chuyện bình thường. Khi con bạn lớn lên sẽ có sự thay đổi của cơ thể. Bạn có thể kể chuyện về bạn khi bạn ở tuổi con bạn hiện nay. Những hình ảnh về cơ thể khi lớn lên sẽ giúp cho con bạn hiểu và nắm bắt thông tin dễ dàng. 3. Bàn luận xung quanh vấn đề hậu quả của tình dục Theo quy luật của tự nhiên, khi lớn lên con bạn sẽ phải cưới vợ, cưới chồng và có con. Em bé là một điều kì diệu của tạo hóa. Nhưng con bạn sẽ gặp khó khăn rất lớn khi mang thai ở tuổi quá trẻ. Bạn hãy chia sẻ tình cảm với bọn trẻ khi nói về vấn đề này. Hãy cung cấp cho con kiến thức về sự mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. 4. Đưa ra những viễn cảnh sau này Thật hữu ích cho tuổi teen nếu bạn cung cấp cho chúng những thông tin cả về con trai lẫn con gái. Con bạn sẽ có cái nhìn bao quát. Mẹ có thể nói với con gái và bố nói chuyện với con trai, sẽ thuận lợi hơn. Có thể bạn không cảm thấy thoải mái và con bạn cũng xấu hổ, nhưng đó là một việc bạn nên làm. Cố gắng giữ cho cuộc nói chuyện của bạn với con một cách thoải mái và có thêm sự hài hước. Có thể bạn sử dụng những quyển sách dành cho cha mẹ để tham khảo. 5. Nói với con bạn rằng cánh cửa luôn mở Điều quan trọng là bạn nên khuyến khích con hỏi bất cứ điều gì mà chúng băn khoăn, tò mò về giới tính và bạn chính là người tin cậy để cung cấp thông tin. Hãy cho con biết bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với con mọi điều. Trần Duy Khánh |
Nói chuyện "người lớn" với con trẻ như thế nào?
Nói chuyện giới tính với con quá khó cũng là lý do mà nhiều phụ huynh đành chữa cháy bằng cách biện hộ cho mình là "không vẽ đường cho hươu chạy". Việc giáo dục giới tính chỉ đạt hiệu quả khi người lớn thẳng thắn, cởi mở với trẻ một cách khoa học.
Chia sẻ tại hội thảo “Nói chuyện
giới tính với con có khó không?” do Công ty Tâm lý Trẻ tổ chức tại Nhà
thiếu nhi Q.1, TPHCM sáng 5/5, chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ cho
rằng người lớn thường lúng túng khi đề cập đến sức khỏe giới tính, tình
dục với con. Một số người lại cho đó là chuyện “bậy bạ” cũng như sợ “vẽ
đường cho hươu chạy” nếu như cởi mở chia sẻ nên dẫn đến việc họ thường
tìm cách để né tránh.
“Điều này dẫn đến việc trẻ sẽ phải "tự bơi" mà không biết đâu là
đúng, đâu là sai. Tất cả các bệnh bác sĩ đều khuyên phòng bệnh hơn chữa
bệnh, mà sao riêng về sức khỏe giới tính, tình dục… chúng ta cứ lăn tăn
để rồi đến khi con “mắc bệnh”, mới tá hỏa tìm thuốc chữa?”, bà Huệ nói.
BS David TD Phạm(Richardson Medical Clinic, Texas, Hoa Kỳ) bày tỏ, ông hiểu được tâm lý của phụ huynh Việt Nam làlo lắng nếu như mình nói với con về tình dục, về các phương pháp thai thì chúng sẽ “đu” ngay theo chuyện này. Đây là một quan niệm sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả đau lòng mà trẻ phải gánh chịu.
Qua nhiều chương trình tư vấn, hai chuyên gia này cho hay rất nhiều HS cấp 2 đã biết về bao cao su, về thuốc tránh thai… Đây là một điều rất nguy hiểm đối với những em chưa biết gì vì các em tuổi này thích chứng tỏ ta đây sành sỏi, không thu kém bạn bè nên sẵn sàng chứng minh... mình biết. Vì thế, được giáo dục giới tính một cách khoa học, chính xác là điều cần thiết với bất kỳ đứa trẻ nào.
Cách nói chuyện “tế nhị” với con
BS David TD Phạm khuyến cáo, việc giúp trẻ nhận biết giới tính, phụ huynh phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, từ ngày còn tắm cho con. Còn độ tuổi cần thiết để trao đổi với trẻ vấn đề giới tính hiện nay là lúc trẻ khoảng 11 tuổi, giai đoạn bắt đầu dậy thì là lúc trẻ có những biến đổi về tâm sinh lý lớn nhất.
Trong trào lưu và môi trường sống phức tạp như hiện nay, chúng ta phải thẳng thắn cho trẻ biết về cách tránh thai, cách tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Qua đó, còn giúp trẻ hiểu được rằng, bố mẹ là nơi nâng đỡ tinh thần cho mình.
Trong việc nói chuyện giới tính với con, theo ông Phạm, bố mẹ không
được lãng mạn hóa chuyện tình dục nhưng cũng không được hù dọa con. Cũng
không phải tỏ ra nghiêm trọng hóa vấn đề như hôm nay bố mẹ phải nói
chuyện này với con mà nên tận dụng mọi cơ hội để chia sẻ cùng trẻ như
khi đọc một bài báo, xem một bộ phim… có những nội dung, hình ảnh liên
quan để “mở bài” cho cuộc trò chuyện.
Bà Minh Huệ gợi ý khi trao đổi, phụ huynh hãy sử dụng những câu hỏi mở, đừng “đóng khung” con trong suy nghĩ của mình. Ví dụ khi trẻ hỏi về bao cao su, đừng chặn ngay suy nghĩ của chúng bằng việt quát con hỏi làm gì hay chờ lớn lên sẽ biết. “Để bắt đầu cuộc nói chuyện thật tự nhiên, chúng ta nên hỏi lại trẻ: “Thế theo con, nó là cái gì?” vì chắc chắn ít nhiều trẻ đã biết. Khi trẻ bày tỏ cách hiểu của mình, chúng ta sẽ biết trẻ sai ở chỗ nào để kịp thời chỉnh sửa”.
Qua việc trao đổi, tìm hiểu này, phụ huynh cũng có thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh về những hành vi bất thường, liên quan đến xu hướng rối loạn tình dục ở trẻ.
Để việc trao đổi hiệu quả, bố mẹ phải có sự chuẩn bị trước vì mình có hiểu thì mới nói được với con. Bởi thế, chính phụ huynh cũng phải chịu khó học, tìm hiểu đi để giúp con đúng cách. Đặc biệt, người lớn đừng giáo điều bắt ép con phải thế này, thế kia mà hãy phân tích lợi - hại rồi cho trẻ thấy đó là lựa chọn của chính bản thân chúng. Khi đó trẻ sẽ có trách nhiệm hơn trước mỗi quyết định của mình.
Hoài Nam
(ST)