Nói chuyện với thai nhi như thế nào

 Từ tuần thứ 8, thính giác và tai của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây là lúc bạn có thể giao tiếp với bé. Học cách nói chuyện sẽ giúp con bạn phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.

Âm thanh là cách kết nối đầu tiên của thai nhi với thế giới bên ngoài. Từ những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể tạo môi trường giao tiếp sôi động, kích thích thính giác của con phát triển.


Thai nhi nghe được từ lúc nào?

Tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh vào tuần 24. Vào tuần thứ 18, thai nhi đã nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim bạn và máu chảy qua dây rốn. Bạn có thể trò chuyện với bé để cả hai bắt đầu làm quen và cảm nhận tình mẫu tử.

Từ tuần thứ 25, bé sẽ nghe thấy tiếng của bạn, của bố và những người xung quanh. Một số bé còn có thể phân biệt được giọng nào của mẹ, giọng nào của bố sau hai tuần kế tiếp.
Một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ cho thấy  thai nhi có thể nhận biết tiếng của mẹ và người lạ.

Theo nghiên cứu, khi nghe ghi âm giọng nói thân thuộc của mẹ, tim thai sẽ đập nhanh hơn so với nghe tiếng người lạ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thai nhi có khả năng chú ý, ghi nhớ và học khi còn trong bụng mẹ.

Lúc này tai của bé vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa nghe rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi.

Đó là lý do vì sao có những lúc bạn cảm thấy con đạp bất ngờ vào thành bụng khi bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào như tiệc, ca nhạc…

Những cách thức giao tiếp

Một số bố mẹ có con đầu lòng thường thắc mắc: “Bắt đầu nói chuyện với thai nhi như thế nào?” hay: “nói chuyện gì”.

Bạn nên chọn lúc thư thả để nói chuyện với thai nhi, chẳng hạn: “Mẹ vừa mua quần áo để con mặc khi chào đời đấy”, “Con muốn nghe nhạc không, mẹ mở nhạc cho con nghe nhé”…

Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe. 

Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời. Bạn cũng có thể hát ru trước khi đi ngủ.

Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói, tiếng hát của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà bạn vẫn cứ lên tiếng, bé sẽ “lục đục”, khó chịu trong bụng mẹ đấy. Chỉ đến khi bạn chuyện trò, nói chuyện hoặc cất tiếng hát, thai nhi sẽ “êm” ngay.

Khi bé cử động, bạn nói và xoa nhẹ vào nơi cảm nhận được cú đạp. Đồng thời, bạn có thể chờ xem thai nhi có phản ứng sang chỗ khác không: Nếu có, đó là thai nhi đang phấn khích với cuộc trò chuyện đấy.
 

TTheo nghiên cứu của các nhà khoa học, từ tuần thứ 8 thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển. Và đây là lúc bạn đã có thể giao tiếp được với bé.


Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện hoặc hát ru bé mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng tỏ cách tốt nhất để tạo mối quan hệ giữa người thân trong gia đình đặc biệt là bố mẹ với thai nhi là giao tiếp. Bạn đừng nghĩ rằng thai nhi đang trong bụng mẹ thì giao tiếp thế nào và có nói chuyện thì liệu bé có cảm nhận được không?

Xin thưa với các bạn, thai nhi hoàn toàn có thể nhận biết và học hỏi được những âm thanh từ bên ngoài đấy. Vì vậy hãy đừng ngần ngại trò chuyện với bé nhé!

Khi nào thai nhi có thể nghe được?

Theo các nhà khoa học, tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh ở tuần thứ 24 của thai kỳ. Ở tuần thai thứ 18, em bé của bạn đã có thể nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim mẹ và dòng màu chảy qua dây rốn. Ngay từ thời gian này (thai nhi hơn 4 tháng), bạn đã có thể trò chuyện với bé để tạo sợi dây gắn kết thiêng liêng giữa bố mẹ và con.

Ngoài ra từ tuần thứ 25 trở đi, thính giác của em bé sẽ phát triển hoàn thiện hơn và bé có thể nghe được tiếng nói của mẹ, của bố và những người xung quanh. Sau thời gian này khoảng 2 tuần, thai nhi còn có khả năng phân biệt được đâu là giọng của mẹ, đâu là giọng của người ngoài.


Ngay từ tuần thứ 24, thính giác của thai nhi đã phát triển đẩy đủ. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ để chứng tỏ điều này cho thấy, khi nghe tiếng thân thuộc của người mẹ (kể cả giọng nói được ghi âm lại), tim thai nhi sẽ đập nhanh hơn so với tiếng của người khác. Điều này còn chứng tỏ từ tuần 25 thai nhi đã có khả năng chú ý, ghi nhớ và học hỏi.

Dù vậy, trong thời gian này, tai thai nhi vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa phân biệt rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh đều có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy con bất ngờ đạp mạnh khi nghe âm thanh lớn đột ngột nhưng lại dịu đi và không đạp nữa khi âm thanh đó cứ diễn ra đều đều.

Khả năng nghe và ghi nhớ của thai nhi càng biểu hiện rõ rệt hơn sau mỗi tuần thai. Càng lớn thai nhi càng có những cử động và biểu hiện rõ ràng mà bạn dễ dàng nhận thấy, nếu dành thời gian để ý một chút.

Dù biết rằng thai nhi có khả năng nghe được âm thanh nhưng nhiều bố mẹ vẫn thắc mắc rằng họ không biết bắt đầu giao tiếp với thai nhi thế nào? Mách nhỏ với các bậc sắp làm cha mẹ là bạn hãy nói chuyện với bé từ chính tình cảm và suy nghĩ trong sâu thẳm trái tim bạn nghĩ.

Hãy trò chuyện với bé bằng những câu chuyện thường ngày bạn gặp ở công sở hay những chuyện bố mẹ trêu đùa nhau có liên quan đến bé. Bạn cũng có thể khoe với bé về chiếc áo bạn mới mua hay đồ đạc cuối tuần hai vợ chồng bạn vừa đi sắm cho bé…

Một điều lưu ý là vợ chồng bạn nên chọn những lúc thư thả để trò chuyện với thai nhi. Thời gian lý tưởng nhất để giao tiếp với bé là vào buổi tối khi có có sự góp mặt của cả hai vợ chồng. Hãy bắt đầu từ những câu nói nhẹ nhàng, những câu chuyện nhẹ nhàng để bé từ từ cảm nhận bạn nhé!

Hát cho bé nghe

Hát ru không chỉ làm em bé mới chào đời thích thú mà ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã rất thích những câu hát nhẹ nhàng này rồi đấy bạn. Vì vậy hãy dành thời gian trước khi đi ngủ mỗi ngày để hát cho bé nghe nhé.

Bố mẹ cũng có thể nuôi dưỡng tâm hồn thai nhi với âm nhạc bằng cách cho bé nghe nhạc. Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng tỏ, cho thai nhi nghe nhạc làm bé thông mình hơn và khả năng học hỏi cũng tiến bộ hơn. Những dòng nhạc được khuyến khích cho thai nhi nghe là nhạc giao hưởng và nhạc cổ điển. Bạn sẽ nhận thấy sự phản ứng tích cực của bé sau một thời gian đều đặn hát ru hoặc cho bé nghe nhạc. Điều này còn có tác dụng ngay cả sau khi bé chào đời.

Đọc sách cho bé

Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe. Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời.

Kết

Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà không thấy bạn đọc sách hay hát ru bé nữa, bé sẽ “lục đục” trong bụng bạn đấy. Chỉ chờ đến khi bạn khé nói chuyện hoặc tiếp tục đóc sách bé mới “êm” được. Tuy nhiên trong lúc giao tiếp với bé, thỉnh thoảng bạn vẫn thấy bé huých nhẹ vào thành bụng, đó là dấu hiệu chứng tỏ thia nhi đang rất thích thủ đấy!

Hiểu biết đước khả năng nghe và cảm nhận được của thai nhi, bố mẹ và những người thân nên tận dụng thời gian để trò chuyện tạo mối dây liên kết tình cảm với bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.



Xoa nhẹ tay lên bụng và nói những câu chuyện vui sẽ giúp bé cảm nhận một cách tinh tế về tình yêu thương, để khi sinh ra sẽ biết chia sẻ và sống có trách nhiệm hơn.

Bạn muốn con mình sinh ra sẽ thông minh nên đã áp dụng rất nhiều bài thuốc và sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng nhằm giúp bé yêu được phát triển toàn diện ngay khi còn trong bụng. Tuy nhiên có một cách chăm sóc dễ dàng, hiệu quả mà lại không hề tốn kém, đó chính là “nói chuyện với thai nhi”.

Khi được 3 – 4 tháng tuổi thai nhi bắt đầu có phản ứng với những âm thanh bên ngoài, mặc dù không nghe được như chúng ta nhưng thông qua những bước sóng âm thanh, những xung truyền của cảm xúc sẽ kích thích lên não bộ, giúp bé cảm nhận được tình cảm mà bố mẹ và những người thân yêu dành cho mình. Mặc dù không nghe thấy lời mẹ nói “Con yêu, con là hạnh phúc của bố mẹ” nhưng bé sẽ cảm nhận được rằng bé đang được yêu thương.

Không nhất thiết phải quy định một ngày nên dành bao nhiêu thời gian nói chuyện với em bé trong bụng. Sáng ngủ dậy, bạn hãy chào bé và xoa tay lên bụng báo hiệu cho bé biết ngày mới đã đến rồi. Khi nấu cơm bạn hãy nói cho bé biết hôm nay bạn định nấu món gì và món ăn đó sẽ đem lại nhiều dinh dưỡng ra sao. Buổi tối là lúc hai vợ chồng có nhiều thời gian dành cho bé nhất, chính vì vậy hai người hãy cùng tâm sự và kể những câu chuyện vui để bé cùng cảm nhận. Điều này hết sức quan trọng vì theo các nghiên cứu mới nhất cho biết việc cả bố và mẹ cùng nói chuyện với thai nhi đồng thời người bố xoa nhẹ tay lên bụng bầu sẽ giúp bé cảm nhận một cách tinh tế về tình yêu thương, những đứa trẻ khi sinh ra sẽ biết chia sẻ và sống có trách nhiệm hơn.

(ST).

Tôi muốn hỏi là tôi không được gần vợ .tôi muốn hằng ngày nói chuyện với thai nhi thì phải làm thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
dung roi day...chong miinh toi nao cung nchuyen voi con qua dt..be nha minh hom lam nha,moi lan nghe dc giong noi cua bo thi chan tay no cu huych huych,,,minh thay hp vo cung...hiiii
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
hoi the thi lam sao ma tra loi duoc goi dien thoai va kich am thanh len
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Tiêng viêt dây chưa đươc nưa la tiêng anh
hơn 1 tháng trước - Thích
Thưa chuyên gia em ₫ã mang thai ₫ược 15 tuần,xin cho em hỏi khi nào thể cho bé nghe tiếng anh vỡ lòng ₫ược ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Bạn không sợ sau khi sinh bé nhà bạn chỉ biết tiếng anh mà không biết tiếng việt à.thông thường thì tuần thứ 25 là bé có thể nghe được.Còn bạn muốn cho bé nghe lúc nào cũng được nhé(sau tuần 25)
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận