Chọn nội thất cho phòng của trẻ phải chú ý những gì. Một số gợi ý cho việc lựa chọn nội thất cho phòng của trẻ
Quy tắc cần chú ý khi lựa chọn:
Quy tắc 1: Phân khu cho từng hoạt động
Chắc
chắn bạn đã nghe nhiều về các khu vực quy hoạch. Đối với trẻ em thì yếu
tố này còn cần thiết hơn bất kỳ phòng khác. Nó luôn đòi hỏi phải có một
khu vực dành riêng cho các hoạt động dành riêng cho các hoạt động khác
nhau (giải trí, giáo dục, nghỉ ngơi) mà bạn cần phải thiết lập, bố trí.
Đối với mỗi khu vực đều cần được xác định để lựa chọn đồ nội thất đặc
trưng cho từng chức năng phục vụ.
Quy tắc 2: Chú trọng mảng lưu trữ tiện dụng Quy
tắc kế tiếp là chú trọng mảng lưu trữ - điều này không phải là xây dựng
một khu vực riêng biệt mà cần chia sẻ một phần của đồ nội thất cho việc
lưu trữ gần nơi sử dụng của chúng. Ví dụ như quần áo gần với khu vực
vui chơi giải trí; đồ chơi và các mục sở thích và sách thì gần với khu
vực học tập… Đó là kế hoạch không chỉ giúp trẻ dễ dàng tìm thấy những
thứ chúng cần ngay lập tức mà còn như một cách nhanh chóng để loại bỏ
chúng.
Quy tắc 3: Tận dụng hiệu quả của đồ nội thất hai cấp Trên
thị trường có rất nhiều nhà sản xuất đồ nội thất hai cấp, đó là giải
pháp thuận lợi và tối ưu cho nhiều trường hợp. Sau khi đo sơ bộ căn
phòng của trẻ đừng bỏ qua điều này và đừng cho rằng nội thất hai cấp
chỉ cần thiết cho không gian rất nhỏ và độ cao trên 3m.
Ví dụ như
tủ quần áo không nhất thiết phải to như tủ của người lớn, đặc biệt là
trẻ mầm non và học sinh. Vì vậy bạn nên chú ý đến mô hình phù hợp hơn là
tủ quần áo tích hợp cùng với giường hoặc nơi học tập…
Quy tắc 4: Nên đặt hàng nội thất thay vì mua sẵn Nếu
nhà có hai hoặc nhiều trẻ hơn, và khu vực dành cho trẻ diện tích nhỏ,
nhiều bậc phụ huynh nghĩ về các khả năng của giường hai tầng. Họ cũng
không nên mua làm sẵn (vì đôi khi quá cồng kềnh) mà nên đặt hàng vì có
tính thực tế là các yếu tố cấu trúc sẽ phù hợp hơn với hình thể của căn
phòng.
Quy tắc 5: Chú trọng nội thất có yếu tố di động, nhỏ gọn Yếu
tố di động nhỏ gọn (trên bánh xe hoặc xoay) luôn làm cho trẻ em đặc
biệt ấn tượng. Một đứa trẻ khi nhìn thấy yếu tố này của trò chơi thì đều
có hứng thú. Ví dụ như một thiếu niên thì chúng sẽ có cơ hội thay đổi
căn phòng theo ý thích của mình.
Quy tắc 6: Tích cực sử dụng không gian của các bức tường Tích
cực sử dụng không gian của các bức tường nhờ các lưu trữ hỗ trợ như kệ,
kệ treo và hộp đựng di động. Cách thức này không chỉ có thêm không gian
lưu trữ mà còn có thể trở thành một vật trang trí nội thất nếu biết lựa
chọn về màu sắc, kiểu dáng… trong sự kết hợp hoặc tương phản với các
bức tường.
Quy tắc 7: Chú ý khai thác không gian các góc Nên
chú ý khai thác không gian các góc trong phòng trẻ hơn là sử dụng các
khu vực thẳng truyền thống để kích thích tư duy khám phá của trẻ.
Quy tắc 8: Xác định vị trí chính xác cho thùng chứa và yếu tố màu sắc Hãy
dành thời gian để xác định vị trí cho các thùng chứa để chúng dễ dàng
được trẻ tìm thấy và thuận tiện sử dụng. Thêm nữa, chú ý tới yếu tố màu
sắc để có thể đạt được hiệu quả như ở quy tắc 6.
Quy tắc 9: Lựa chọn những mô hình nhiều màu sắc (không quá 3 màu) Đừng
tìm kiếm màu sắc chính xác cho đồ nội thất trong phòng trẻ. Thú vị nhất
cho trẻ là những mô hình có nhiều nhiều màu sắc. Nhưng không phải quá
nhiều để gây quá sức cho tâm lý tinh tế của trẻ. Tốt hơn là chỉ trong
khoảng từ 2 – 3 màu. Chúng có thể là cơ sở để lựa chọn màu sắc cho
tường, rèm cửa, chăn, ga… Cách tiếp cận này trong thực tế hay hơn nhiều
so với việc chọn màu sắc cho màn cửa, hình nền và tường trước rồi mới
lựa chọn đồ đạc có màu sắc tương ứng.
Theo PLXHNội
thất phòng trẻ phải vừa thể hiện được cá tính, vừa đảm bảo an toàn khi
chơi đồng thời phát triển được trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
Về màu sắc
Với thế giới quan của các bé, màu sắc
dường như là tất cả, do đó trong phần thiết kế nội thất cho phòng trẻ,
cần phải nhấn mạnh về màu sắc. Một điều cơ bản nên biết đó là: các bé
gái có xu hướng thích màu sắc nóng như hồng, đỏ, da cam, vàng… Trong khi
đó, các bé trai thì lại thích các màu có sắc trầm và lạnh như màu xanh
nước biển, xanh quân đội, xám, nâu đất và hơi chi tiết… Màu sắc còn tùy
thuộc vào trẻ thích hay không và còn tùy thuộc vào không gian phòng trẻ.
Ngày nay, các nhà thiết kế thường thiết kế nội thất phòng trẻ với nhiều
màu.
Dịu dàng sắc hồng cho phòng ngủ bé gái
Kết hợp màu hồng với màu trắng hoặc
màu khác tươi sáng sẽ tạo sự duyên dáng và tuyệt vời cho phòng ngủ của
bé gái. Ý tưởng thiết kế màu hồng quyến rũ này đối với phòng ngủ của bé
gái kết hợp xu hướng thời trang hiện đại với các vật liệu ánh sáng, tạo
ra không gian thơ mộng.
Màu sắc có ảnh hưởng nhất định đến
tính cách của trẻ, màu trắng luôn là màu thân thiện, gần gũi với trẻ,
phù hợp với cả bé trai hay gái, tính cách mạnh mẽ hay thùy mị. Màu trắng
là màu trung tính nên phụ huynh có thể yên tâm trong việc chọn các sản
phẩm nội thất màu trắng mà không sợ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như
sự phát triển giới tính của trẻ.
Căn phòng nam tính dành cho bé trai
Bé trai thường có cá tính tinh
nghịch, thích khám phá và năng động. Vì vậy, khi thiết kế phòng ngủ cho
bé cần một không gian rộng lớn, đồ dùng không quá nhiều, chủ yếu tạo sân
chơi cho bé, nội thất đơn giản nhưng bắt mắt, thu hút.
Khả năng thích nghi lâu dài
Trẻ em phát triển rất nhanh cả về thể
chất và tư duy, hơn nữa chúng thường có tâm lý “cả thèm chóng chán”, vì
vậy các đồ nội thất chọn mua cần có khả năng thích nghi lâu dài.
Không chỉ nói đến độ bền với thời
gian, mà chúng có thể điều chỉnh, thay đổi kích cỡ phù hợp với thể trạng
của trẻ hoặc có thể làm mới bằng việc thay thế một bộ phận, chi tiết
nào đó. Lựa chọn thông minh này góp phần làm giảm các chi phí mua sắm
mới đồ nội thất cho trẻ và tiết kiệm được một khoản tiền hàng năm.
Độ an toàn
Khi chọn đồ nội thất cho trẻ em, nên
lưu ý nhiều đến các chi tiết như sắc cạnh và mép của bàn hay giường có
dễ làm cho bé bị đau khi vấp ngã và có được xử lý kỹ thuật (như mài
nhẵn, có độ tù) hợp lý chưa, có chịu nổi trọng lượng nặng, có gây nguy
hiểm nếu trẻ vô ý ng�� trong hoạt động hàng ngày, và độ bền của các chi
tiết sản phẩm theo thời gian như: tay nắm, chân ghế, bản lề, thanh ray
trượt, chân giường, thành giường… Sử dụng các loại chắn bọc bảo vệ bằng
cao su, sàn nhà bằng mút nỉ vừa êm vừa dễ vệ sinh khi cần.
Về chất liệu
Để đảm bảo an toàn cho các bé khi sử
dụng đồ vật hàng ngày, nội thất phòng bé nên chọn đồ gỗ kết hợp vải hay
giả da vì tính bền, mẫu mã và màu sắc đa dạng. Các sản phẩm kim loại tuy
có tính bền nhưng đơn điệu trong tính năng và mẫu mã, có nhiều góc cạnh
sắc bén, dễ bị ăn mòn, rỉ sét gây nguy hiểm cho bé trong quá trình sử
dụng nên thường không thông dụng trong nội thất phòng trẻ em.
Sản phẩm làm từ nhựa cũng là một lựa
chọn cho nội thất trẻ em bởi trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển nhưng khuyết
điểm là có tính giòn, không bền theo thời gian. Theo xu hướng hiện nay,
các sản phẩm làm từ gỗ, ván ép tổng hợp được xử lý chống mối mọt theo
công nghệ hiện đại, hoàn toàn yên tâm về độ bền cũng như khả năng tạo
dáng sản phẩm.
Bên cạnh đó, khi chọn đồ nội thất cho
trẻ cần lưu ý vấn đề “làm sạch”. Nên tất cả mọi thứ trong phòng trẻ từ
tường, sàn nhà, rèm cửa hay giường tủ đều phải là những thứ có thể làm
sạch một cách dễ dàng. Những vật liệu có thể làm sạch một cách dễ dàng
như gỗ, nhựa hay sử dụng những màu sắc ít bị gây chú ý hơn khi bị dính
bẩn. Hạn chế sử dụng những đồ nội thất bọc nỉ, vải hay có đệm mút. Với
tường nhà, có thể sử dụng những loại sơn dễ lau chùi hoặc thay thế những
mảng tường bằng chiếc bảng – nơi bọn trẻ thoải mái thể hiện trí tưởng
tượng phong phú của mình.
Về độ cao
Nội thất trong phòng trẻ không nên
quá cao, gây nguy hiểm. Thay vì sử dụng tủ quần áo cao như của người lớn
thì nên thiết kế một chiếc tủ thấp có nhiều ngăn kéo để quần áo cho
trẻ. Về công năng, các sản phẩm đã thể hiện rất rõ qua các thiết kế mang
đậm nét hình thức sử dụng như: giường có độ cao thích hợp bao nhiêu cho
trẻ bao nhiêu tuổi, thông thường giường tính luôn đệm cao 350mm, có thể
rộng 1m, 1m2, 1m4... tùy diện tích phòng.
Bàn học với chiều cao tiêu chuẩn để
không ảnh hưởng đến sự hình thành cột sống trong quá trình học tập của
trẻ… Cửa sổ và rèm thiết kế đơn giản không quá dài, rèm cửa được trang
trí với màu sắc tươi mới, sặc sỡ cùng tông với những đồ vật khác trong
phòng tạo nên phong cách đồng bộ hợp với ý thích của trẻ.
Lời khuyên của nhà tư vấn thiết kế
Anh Hùng (KTS của Nhà xinh) đưa ra
một vài lưu ý cho bậc phụ huynh khi chọn đồ nội thất cho phòng trẻ để
đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ :
-Phân khu cho từng hoạt động
-Chú trọng mảng lưu trữ tiện dụng
-Tận dụng hiệu quả của đồ nội thất cấp 2 (ví dụ như tủ quần áo tích hợp cùng giường hoặc nơi học tập…)
-Chú trọng đồ nội thất có yếu tố di động, nhỏ gọn
-Nên đặt hàng nội thất thay vì mua sắm
-Tích cực sử dụng không gian của các bức tường
-Khai thác không gian các góc
-Lựa chọn những mô hình nhiều màu sắc
Phòng ngủ là không gian để trẻ giải
trí, học tập và nghỉ ngơi nên căn phòng của bé cần có không gian thoáng
mát, màu sắc tươi tắn đáng yêu, đồ dùng nội thất được sắp xếp hợp lý phù
hợp với công năng sử dụng.