Theo quan điểm của người xưa thì sau khi sinh, bà mẹ và đứa trẻ cần nằm trong một căn phòng kín gió. Nằm dưới lò than từ 1 – 2 tháng để cơ thể trẻ và mẹ được giữ ấm và chắc khoẻ sau này.
Các bà mẹ thường được ăn những món canh hầm bổ dưỡng như đu đủ, cà rốt hầm với chân giò heo để có nhiều sữa cho trẻ. Không cắt móng tay cho trẻ, thường xuyên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh. Các bà mẹ thường kiêng ăn và chỉ ăn cơm muối tiêu, và các đồ ăn mặn. Đặc biệt trẻ sơ sinh không được nằm úp vì bé sẽ bị ngạt thở. Khi trẻ bị táo bón, nấu nước đậu xanh hoặc cháo bí đỏ cho trẻ dễ đi, hoặc dùng cọng hành ngoáy vào hậu môn của trẻ.
Vùng rốn của trẻ rất dễ bị nhiễm trùng nên thường được băng kín lại để khỏi bị nhiễm trùng, một số nơi dùng cồn để lau rửa vùng rốn cho trẻ sơ sinh khi rốn chưa rụng. Ngoài ra còn có quan niệm “đặt đồng xu” ở lỗ thoát vị rốn cho trẻ để phòng trừ trái gió trở trời. Người Việt Nam thường dùng mật ong rơ lưỡi cho sạch.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Không được vắt sữa non. Trẻ phải luôn được ngủ với mẹ ngày đêm và luôn được bọc ấm. Khi trẻ bị bệnh thường dùng phương pháp cắt lể. Khi chăm sóc cho trẻ không nên rửa tay.
Hầu hết quan điểm trên không còn phù hợp với điều kiện môi trường hiện nay. Nhưng một số phương pháp vẫn còn dùng rộng rãi và có ích như: cho bà mẹ ăn canh hầm chân giò heo để có nhiều sữa hơn. Ngủ với mẹ ngày đêm, không vắt sữa non, và trẻ luôn được bọc ấm, đặc biệt là phương pháp bú sữa mẹ hoàn toàn.
Hiện nay trẻ sơ sinh thường được chăm sóc trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ. Trẻ không ngủ chung với mẹ mà nằm nôi riêng. Cho trẻ ngậm núm vú giả khi vừa mới sinh xong một vài ngày. Bao tay cho trẻ ngày đêm.
Một số phương pháp được nhiều bậc cha mẹ áp dụng như tắm gội cho bé hằng ngày bằng nước ấm sạch. Cho trẻ bú sữa bình thay vì bú trực tiếp từ mẹ. Vệ sinh cho trẻ bằng tã giấy thay tã vải thông thường. Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sớm. Khi trẻ bị khò khè cho trẻ uống nhiều nước cam thảo. Thoa phấn rơm khi bị nổi sảy. Cho trẻ nằm úp thay vì nằm ngửa để trẻ khỏi bị sặc sữa khi ngủ. Làm sạch da cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm bia để loại bỏ chất nhờn sau khi sinh. Nhỏ chanh vào mắt trẻ sơ sinh để khử trùng. Khi trẻ còn thức mở nhạc cho trẻ nghe và ru ngủ.
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì các phương pháp như tắm bia để làm sạch da cho trẻ, nhỏ chanh vào mắt trẻ và cho trẻ uống nước cam thảo hiện nay đang bị cấm vì rất nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra, tã giấy tuy tiện dụng nhưng không tốt cho trẻ vì dễ gây ra nhiễm trùng. Không nên cho trẻ bú bình sớm và nằm nôi vì trẻ sẽ thiếu hơi ấm của mẹ. Có nhiều phương pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh được phổ biến nhưng các bậc phụ huynh cần thận trọng lựa chọn để tránh các sai lầm đáng tiếc.
Nuôi con theo từng tháng:
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 1 tháng tuổi
• Cho bé bú mẹ hay bú bình, bé bú khỏang 150 ml sữa/kg mỗi ngày.
• Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú, thay tã cho bé và biết rằng bé đang thức và sẵn sàng để bú.
• Vỗ lưng bé ít nhất 1 lần khi cho bú, giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé.
• Cho bé uống vitamin bổ sung nếu có bác sĩ chỉ định.
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:
• Cho bé bú ngay sau khi sinh để cung cấp cho bé những lợi ích dồi dào của sữa non.
• Bạn hãy ăn một chế độ thich hợp có chứa nhiều năng lượng và uống nhiều nước đảm bảo cung cấp một lượng thích hợp để có sữa đủ cho bé.
• Vẫn tiếp tục dùng những lọai vitamin và sữa dùng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú (như Enfamama) mà bạn dùng trước khi sinh.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 2 tháng tuổi
• Hãy cho bé bú sữa hoặc bú sữa bình trong những trường hợp cần thiết, không nên cho bé bú sữa bò
• Cho bé bú khỏang 5 lần mỗi ngày, bé bú được khỏang 150 ml sữa / kg cân mỗi ngày
• Không bỏ bột ngũ cốc lõang hay thức ăn nấu nhuyễn vào sữa trong thời gian này. Bé còn rất nhỏ để có thể tiêu hóa được những thức ăn không phải là sữa.
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:
• Cho bé bú cả hai vú mỗi khi cho bú để kích thích sự tạo sữa và nhớ cho bé bú hết một bên rồi mới đến bên kia.
• Không nên ăn kiêng trong thời gian cho bú, giảm bớt năng lượng hấp thu vào sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp sữa.
• Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn, hãy nhắc bác sĩ rằng bạn đang cho con bú và hãy tư vấn với bác sĩ của con bạn trước khi bạn uống bất kỳ lọai thuốc không kê toa nào.
• Vẫn tiếp tục dùng những lọai vitamin và sữa dùng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú (như Enfamama) mà bạn dùng trước khi sinh.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 3 tháng tuổi
• Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữ bột thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không được cho bé uống sữa bò.
• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình, nên ẵm bé trong lúc cho bé bú. Đừng bao giờ dựng ngược chai sữa lên.
• Trừ khi bác sĩ yêu cầu, không nên cho bé ăn dặm vào tuổi này.
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:
• Bạn hãy học cách vắt lấy sữa bình thường hay dùng một cái bơm hút.
• Trong những trường hợp không cho bé bú được, hãy cho bé bú sữa mẹ đã được lấy ra, sữa này chỉ được để trong tủ lạnh 24 giờ mà thôi.
• Bạn cần ăn, ngủ và uống nước đầy đủ.
• Vẫn tiếp tục dùng những lọai vitamin và sữa dùng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú (như Enfamama) mà bạn dùng trước đây
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 4 tháng tuổi
• Hãy nuôi dưỡng bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp trong trường hợp cần thiết. Đừng cho bé bú sữa bò.
• Lúc này bé đã có thể cho bạn biết khi nào bé đói, hãy tạo giờ ăn cố định theo nhu cầu của bé.
• Hãy cho bé ăn dặm hoặc không cho tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Bạn có thể cho bé thử ăn dặm trong giai đọan này và hãy cho từ từ mà thôi. Hãy từ từ để bé làm quen với kiểu thức ăn mới và mùi vị mới. bạn không nên ép bé ăn trong giai đọan này.
• Vẫn tiếp tục dùng những lọai vitamin và sữa dùng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú (như Enfamama) mà bạn dùng trước đ
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 5 tháng tuổi
• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình, hãy cho bé bú các sữa dinh dưỡng công thức 1 (cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi), không cho bé bú sữa bò cho đến khi bé ít nhất được một tuổi.
• Nếu bác sĩ của bé khuyên bạn bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bạn có thể bắt đầu với một ít bột ngũ cốc. Nên pha bột lỏng và có thể pha với một ít sữa mẹ hoặc sữa bột, hoặc chỉ với nước sôi để nguội.
• Tập cho bé ăn thức ăn mới khi bé tới giờ ăn và thật đói bụng. Chỉ cho bé ăn 1 hay 2 muỗng cà phê.
• Khi bé có dấu hiệu là đã no. Bạn nên ngưng, không nên ép bé.
• Bạn đừng nên khen khi bé có bất cứ sáng kiến nào để chơi đùa với thức ăn nhưng cũng đừng la rầy bé. Hãy tạo cho bữa ăn luôn có không khí vui vẻ cho cả bạn và bé.
• Bạn cũng thỉnh thỏang để bố của bé cho bé ăn để tạo sự thân mật với bé qua những bữa ăn.
• Vẫn tiếp tục dùng những lọai vitamin và sữa dùng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú (như Enfamama) mà bạn vẫn dùng trước đây.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 6 tháng tuổi
• Mặc dù bé có thể ăn dặm từ bây giờ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Đừng cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi.
• Nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể tăng dần số lượng bột ngũ cốc trong bữa ăn cho bé. Cho bé thử dùng nhiều lọai bột khác nhau (cho dùng riêng).
• Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể bắt đầu cho bé dùng trái cây và rau.
• Có thể cho bé uống nước trái cây mỗi ngày nhưng không nên cho uống nước cam và nước cà chua trong thời gian này vì độ chua của chúng có thể chưa phù hợp với dạ dày còn non yếu của bé.
• Tránh dùng mật ong và tránh cho bé ăn nguyên cả một quả trứng cho đến khi bé 1 tuổi.
• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa mẹ, bạn có thể vắt sữa và giữ trong tủ lạnh cho đến lúc bạn không thể cho bé bú được.
• Vẫn tiếp tục dùng những lọai vitamin và sữa dùng cho bà mẹ có thai và nuôi con bú (như Enfamama) mà bạn vẫn dùng trước đây.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 7 tháng tuổi
• Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột thích hợp trong trường hợp cần thiết. Không cho bé bú sữa bò cho tới khi bé được 1 tuổi.
• Có thể cho bé ăn bánh bích quy.
• Không nên cho bé uống nước có gaz, nước đường, món tráng miệng có gelatin hòa tan trong đó, hay những lọai nước giải khát khác.
• Nếu bé bú sữa bình, đừng để bé vừa ngủ vừa bú. Nếu như bé ngậm núm vú quá lâu, sữa có thể sẽ bám vào răng và tạo điều kiện cho sâu răng.
• Trong bữa ăn, bạn có thể cho bé một cái muỗng và một cái tách (bằng nhựa) để bé cầm và dùng các ngón tay bốc thức ăn đưa vào miệng để nhai.
•
Nếu bạn vẫn còn cho bé bú, hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo có đủ sữa cho bé.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 8 tháng tuổi
• Tiếp tục nuôi dưỡng bé bằng sữa mẹ hay sữa bột dành riêng cho lứa tuổi này cùng với ăn dặm. Không cho bé bú sữa bò.
• Cho bé ăn những thức ăn mới vào đầu bữa ăn khi bé rất đói bụng.
• Cho bé thức ăn để cầm, nắm như rau, trái cây hay bánh quy.
• Có thể cho bé uống nước trái cây, có thể pha thêm với nước cam hay cà chua.
• Bé bắt đầu thể hiện tính độc lập ở tuổi này, nếu bé ngừng ăn một cách đột ngột hay từ chồi không nhận muỗng, bạn đừng cho là có vấn đề nghiêm trọng và đừng ngạc nhiên nếu bé nhả thức ăn ra.
•
Nếu bạn vẫn còn nuôi con bằng sữa mẹ và bạn cần phải đi làm, bạn cần có nơi thích hợp để vắt sữa khi cần thiết.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 9 tháng tuổi
• Sữa mẹ hay sữa bình cho lứa tuổi này trong những trường hợp cần thiết vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Đừng cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được ít nhất một tuổi.
• Nếu bác sĩ chấp nhận, bạn có thể cho bé ăn một ít thịt vào cách bữa ăn. Thịt nên được xay hay tán nhuyễn và đảm bảo rằng không có xương. Có thể dùng thịt gà, hay các lọai thịt nạc khác.
• Nên thay đổi chế độ ăn của bé và cố cho bé ăn những thức ăn tươi, mới nấu và mới xay.
• Khuyến khích bé cầm giữ chai sữa hoặc chén ăn.
•
Nếu bạn còn cho bé bú và bé bú ít đi thì bạn đừng nghĩ rằng đó là dấu hiệu bé sẵn sàng ngưng bú. Bỏ bú phải tiến hành từ từ.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 10 tháng tuổi
• Sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp cho tuổi bé vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đọan này. Không cho bé uống sữa bò cho đến khi bé h2
• Có thể cho bé ăn những lát mỏng trái cây đã gọt vỏ như chuối, đào, cam, lê hay táo.
• Cho bé dùng từ ¼ đến 1/3 tách nuớc trái cây mỗi ngày.
• Cho bé tham gia vào những bữa ăn của gia đình.
•
Nếu bạn vẫn còn cho con bú, khi bé cắn vào núm vú, bạn hãy nói “Không” hay “Ôi” và lấy miệng bé ra khỏi vú trong vài phút. Bé sẽ biết rằng cắn là không được cho phép.
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 11 tháng tuổi
• Cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột thích hợp cho lứa tuổi của bé trong trường hợp cần thiết. Đừng cho bé bú sữa bò cho đến khi bé được ít nhất một tuổi.
• Tiếp tục cho bé làm quen với những thức ăn mới với lượng nhỏ và mỗi lần chỉ nên cho bé ăn thử một lọai thức ăn.
• Gọt vỏ và lấy bỏ hạt khi cho bé ăn trái cây.
• Nếu bạn vẫn còn cho con bú và bé tỏ ra kích thích vào buổi tối thì bạn ngưng dùng những thức uống cóc chất kích thích như café, coca cola, trà,…
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 12 tháng tuổi
• Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bình nếu như bé vẫn còn thích. Đây vẫn là những nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé.
• Có thể để cho bé tự ăn với sự giúp đỡ của bạn. Cho bé dùng những thức ăn có thể cầm được và những thức ăn mềm với 1 cái muỗng. Bạn có thể lờ đi tình trạng bừa bộn do bé gây ra.
• Có thể cho bé làm quen với một vài lọai ray trái đã gọt vỏ như cà chua, dưa leo,…
• Chấp nhận cho bé những thức ăn bé thật yêu thích. Nếu bé chừa lại hầu như chỉ một ít, hãy tiếp tục cho bé ăn hết.
• Cố gắng tạo cho bé thói quen ăn 3 bữa 1 ngày.
•
Nếu bạn vẫn còn cho con bú và bé bắt đầu không muốn bú mẹ nữa, hãy thay thế những cữ bú bằng một ly sữa bột dành cho trẻ ở lứa tuổi nà
Tránh mắc những sai lầm sau:
Khi chăm sóc một em bé sơ sinh, có những điều bạn nên đặc biệt lưu ý:
1. Đặt quá nhiều gối, chăn trong cũi của trẻ
Bạn thường đặt xung quanh cũi em bé nhiều gối và chăn nhưng việc đó lại có thể gây nguy hiểm cho bé bởi chúng có thể bị mắc kẹt hoặc bị ngạt thở bởi chính những chiếc gối hoặc chăn đó. Bạn cũng không nên để nhiều đồ chơi vào trong cũi bởi trẻ có thể bị những đồ chơi đó làm cho nghẹn, ngạt thở khi chẳng may nuốt phải các nút bấm hay bộ phận bị long ra.
2. Không dùng kem chống nắng cho trẻ
Bạn cần dùng kem chống nắng cho trẻ ngay từ những năm đầu đời và dùng thường xuyên. Khoảng 80% những lần bị cháy nắng xảy ra khi trẻ còn nhỏ. Bạn nên để lọ kem chống nắng tại nơi tiện lợi nhất để không quên bôi kem cho trẻ trước khi ra ngoài. Đừng bao giờ chỉ dựa vào mũ đội đầu để che nắng cho trẻ bởi chúng thường xuyên bỏ mũ ra.
3. Mang trẻ sơ sinh đến nơi đông đúc
Có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng buồn chán khi phải ở nhà với em bé mới sinh trong thời gian đầu nhưng đó lại là nơi tuyệt vời nhất cho trẻ bởi đó là nơi tất cả các nhu cầu thiết của trẻ được đáp ứng dễ dàng như ăn, ngủ, vệ sinh… Vì vậy, bạn không nên mang trẻ đến siêu thị vào giờ tan tầm hay mang trẻ đến trường học ồn ào. Bạn cần nhớ rằng hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh đám đông làm ảnh hưởng đến bé.
4. Dạy trẻ nói
Trẻ rất hào hứng học nói và trò chuyện với bạn nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp thì trẻ sẽ rất khó học theo. Trẻ không nhất thiết phải hiểu từng từ bạn nói và chỉ cần nghe ngữ điệu giọng nói và khẩu hình của bạn. Nếu bạn muốn dạy trẻ thêm một ngoại ngữ nào đó, việc này cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
5. Để trẻ thức khuya sẽ giúp trẻ ngủ lâu hơn
Trên thực tế, để trẻ thức khuya sẽ khiến trẻ thức dậy sớm hơn. Nếu bạn để trẻ thức quá khuya, trẻ sẽ trở nên dễ cáu gắt, không vui vẻ và sẽ đánh thức bạn dậy vào sáng sớm ngày hôm sau.
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?
Dạy con sống độc lập
Dạy bé tập nói nhanh
Dạy trẻ uống nước
Dạy chim sáo nói tiếng người
Làm gì khi con lười học
(ST).