Tiêu chuẩn chọn chồng của phụ nữ thời hiện đại
Nét duyên ngầm của phụ nữ trong mắt đàn ông hiện đại
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh.
Lợi ích của sữa mẹ với sức khỏe của trẻ sơ sinh:
Giúp tình mẫu tử thêm gắn kết: Khi cho trẻ bú, tử cung người mẹ sẽ được co hồi sớm, giúp tránh mất máu hậu sản. Việc cho con bú cũng giúp kích thích tạo sữa, đồng thời tạo được sự gắn bó giữa mẹ và con. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy những người không cho con bú sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn ở những bà mẹ có cho con bú.
Tăng sức đề kháng cho bé: Sữa non giàu dưỡng chất và kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh viêm nhiễm. Hệ thống miễn dịch của bé còn rất lâu mới hoàn thiện nên bú mẹ như 'vòng kim cô' giúp bé tăng sức đề kháng.
Tăng chỉ số IQ cho trẻ: Vào năm 2008, các nhà nghiên cứu ở ĐH McGill phát hiện ra rằng những trẻ đã bú mẹ sẽ có kết quả kiểm tra IQ tốt hơn khi ở tuổi lên 6.
GS Michael Kramer tin tưởng: “Bú mẹ trong một thời gian dài giúp phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ."
Nghiên cứu gần đây cho thấy những axit béo trong sữa mẹ có thể kích ho��t sự phát triển của não bộ nhưng các nhà khoa học khác lại tin rằng mối quan hệ gần gũi mẹ con được tạo ra trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đã tạo ra những phản ứng tích cực đối với não bộ của trẻ.
Bú mẹ liên quan với vị trí trong xã hội: Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy những trẻ được bú mẹ cũng sẽ thành đạt hơn khi trưởng thành. Nhóm nghiên cứu của ĐH Bristol đã quan sát 1.400 đứa trẻ sinh từ 1937-1939 trong suốt 60 năm sau đó. Những trẻ được bú mẹ sẽ có nấc thang xã hội cao hơn những trẻ bú bình là 41%. Trẻ được bú mẹ kéo dài cũng sẽ thích nghi nhanh với sự thay đổi hơn, kết quả nghiên cứu chỉ rõ.
Những phụ nữ có nghề nghiệp ổn định cũng có xu hướng cho con bú lâu hơn những bà mẹ làm nhiều công việc khác nhau.
Trẻ bú mẹ tránh được Hội chứng đột tử khi ngủ. (Ảnh minh họa).
Giảm nguy Hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh: Các nhà khoa học Mỹ khảo sát dữ liệu từ 18 nghiên cứu khác nhau để tìm mối liên quan giữa bú mẹ và đột tử, và phát hiện những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu giảm được 73% nguy cơ đột tử so với những trẻ khác.
Tác giả nghiên cứu cho rằng bú mẹ giúp trẻ giảm bớt những đợt tiêu chảy, viêm đường hô hấp và tăng cường hệ thống miễn dịch, đây là những yếu tố được cho là có liên quan với đột tử.
Trẻ bú mẹ giảm nguy cơ béo phì: Trẻ bú mẹ có xu hướng tăng cân chậm hơn so với trẻ bú bình. Vì đơn giản, trong sữa mẹ có chứa insulin leptin (một hormone điều chỉnh sự thèm ăn). Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường ngưng bú mẹ khi không còn cảm giác đói. Điều này chính là nền tảng giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh khi trưởng thành.
Thông tin thêm: Khi quyết định nuôi con bằng sữa mẹ, hầu hết chị em đều lo lắng và tự hỏi "Bao lâu cho bé bú một lần là hợp lý?".
Sự thật, nhu cầu của mỗi trẻ là không giống nhau. Có bé chỉ cần nửa tiếng sau lần bú đầu tiên đã khóc đòi bú nhưng có bé đến tận 3 - 4 tiếng sau mới có dấu hiệu cần 'nạp năng lượng'. Do đó, bạn nên căn cứ vào nhu cầu thực tế của con để lên thời gian cho bé bú sao cho hợp lý. Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8 - 12 lần trong 24 giờ. Mẹ có thể nhận biết được trẻ bú đủ qua những biểu hiện sau:
- Tiểu ướt tã 6 - 8 lần trong 24 giờ.
- Tiêu phân sệt trung bình 6 - 8 lần trong 24 giờ và ít nhất 1 lần mỗi ngày trong 2 tháng đầu tiên.
- Tăng cân đều đặn và phù hợp với lứa tuổi.
Học viện nhi khoa Mỹ khuyên, bạn không bao giờ được để quá 4 tiếng đồng hồ vào ban đêm và 3 tiếng đồng hồ vào ban ngày mà không cho bé bú. Nếu bé đang say giấc nồng, bạn nên nhẹ nhàng đánh thức, đảm bảo bé nhận đủ sữa mẹ. Một số bé có 'bệnh' thích bú mẹ ngay cả khi mắt đang lim dim, không tỉnh táo.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng tối đa, cung cấp kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng, béo phì, tiêu chảy và các bệnh về tai và phổi khác. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và hấp thu đối với trẻ. Không có gì ngoài sữa mẹ là thức ăn cho trẻ trong 6 tháng đầu tiên của cuộc sống.
Trong thời gian đang nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ phải đặc biệt chú ý đến thực đơn của mình, một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng đôi khi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mà trẻ cần. Sau đây sẽ là một vài lưu ý cần thiết cho các mẹ.
Tất cả những bà mẹ đều biết, ngay từ khi mang thai, họ cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và phong phú nhưng với giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì không phải ai cũng hiểu tường tận.
Sữa mẹ chiếm đến 87,5% là nước đồng thời cũng bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và chất khoáng.
Thực đơn ăn uống của mẹ sẽ được phản ánh trong chất lượng sữa vì thế khi đang nuôi con bằng sữa mẹ thì việc ăn uống đủ chất và cân bằng là vô cùng quan trọng. Chính chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng sữa và khiến cho mẹ khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác mệt mỏi khi con bú nhiều.
Rất nhiều các bà mẹ đang tự hỏi liệu mình có phải ăn thật nhiều khi đang nuôi con bằng sữa mẹ hay không? Không nhất thiết phải như thế nhưng các mẹ phải luôn nhớ rằng cần cung cấp từ 500 đến 600 calo một ngày.
Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần phải bổ sung đầy đủ lượng protein (có nhiều trong các loại thịt đỏ, cá, trứng), axit béo (dầu thực vật, cá béo), canxi (sữa, phô mai, yahout), sắt ( thịt đỏ, lòng đỏ trứng), axit folic (các loại rau, bông cải), ...
Hình minh họa
Đó là những chất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Lưu ý cần phải uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày, tránh các chất kích thích như trà hay cà phê.
Không nên uống rượu trong thời gian cho con bú bởi một lượng nhỏ chất cồn sẽ vào trong sữa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp bạn uống rượu thì sau khi uống ít nhất 2 tiếng mới nên cho con bú để ít bị ảnh hưởng đến con. Và có lẽ bạn cũng nên quên đi quan điểm của nhiều người rằng uống bia sẽ nhiều sữa.
Có hay không những loại thực phẩm các mẹ cần kiêng khem trong thời gian cho con bú? Hoàn toàn không, trong thời gian cho con bú, các mẹ có thể ăn tất cả các loại thực phẩm. Mẹ có thể ăn hành, tỏi dù cho những loại thực phẩm này sẽ khiến cho sữa có mùi khác lạ nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của bé và có tác dụng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn.
1. Bỏ qua sữa non
Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.
Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.
2. Cho ăn trước khi cho bú
3. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú
Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Các mẹ đừng dễ dàng từ bỏ công việc thiêng liêng này. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.
Bé bị bệnh? Bé sơ sinh có thể mắc một số bệnh như: nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ. Mẹ nên mang bé đến viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời.
Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề? Khi bị cảm, bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc bị tưa lưỡi, viêm miệng.Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.
Khả năng mút sữa kém? Những trẻ sinh ra có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Khi đó mẹ có thể vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.
Bé và mẹ đã từng bị xa cách? Sau một thời gian xa cách (do mẹ bị bệnh hoặc phải đi làm) có thể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Mẹ hãy bằng tình yêu vô bờ của mình và tùy vào tính cách của bé để kiên nhẫn “dụ dỗ”, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé.
4. Cho bé bú quá lâu
Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.
Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:
- Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.
- Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…
- Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.
Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?
Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.
5. Cho bé bú khi đang tức giận
Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.
(ST).