Cách dạy con ngoan bằng những kinh nghiệm cực hay
Chăm con, yêu thương con và lúc nào bố mẹ cũng mong con mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để tốt nhất cho con. Hãy học cách dạy con để là những ông bố bà mẹ tuyệt vời.
Bạn đưa “tối hậu thư” cho con: “Con thay đồ đi, không thì chúng ta ở nhà”, và con bạn trả lời: “Vậy con ở nhà”. Bạn… thua rõ mười mươi. Răn đe con cũng cần nghệ thuật, nếu không sẽ phản tác dụng đấy!
Nói dối
Con gái nằng nặc không chịu vào nhà trẻ. Bạn chỉ vào căn nhà cạnh nhà trẻ và dọa: “Đó là nhà của ông kẹ, hoặc là con đi học hoặc là mẹ cho con vào đó”. Con bé nghe lời, bạn hân hoan vì hoàn thành nhiệm vụ, nhưng rồi bạn té ngửa khi mấy ngày sau, cứ đi ngang căn nhà bạn từng dọa có “ông kẹ” là con bạn ù té chạy vì sợ. Con bé thậm chí nghĩ rằng… tất cả căn nhà quanh nhà trẻ đều có ông kẹ.
Đe dọa… suông
Con giành đồ chơi với bạn, bạn hét lên: “Con không trả đồ chơi cho bạn là mẹ tịch thu tất”, và bạn tiếp tục… quay ra tám chuyện. Con bạn thầm nghĩ: “Mình sẽ giành đồ chơi của bạn vài lần nữa cho tới khi mẹ phạt mình”. Một khi đưa ra lời cảnh báo hợp lý, nếu trẻ không nghe lời, hãy lập tức thực hiện hình phạt bạn đã tuyên bố. Lần sau khi con tái phạm, hãy nhẹ nhàng nhắc con về hình phạt này.
Ảnh minh họa.
Bố mẹ không thống nhất ý kiến
Bạn và chồng dẫn con đi chơi, anh ấy hứa sẽ thưởng cho con nếu con chơi thật ngoan và ngược lại. Nhưng bé con của bạn hôm ấy không ngoan lắm, ấy vậy mà bạn vẫn vô tư mua ngay cho con một món đồ chơi. Thế là bạn đã vô tình làm giảm trọng lượng ý kiến của bố rồi. Các cặp vợ chồng nên cùng thảo luận kỹ những nguyên tắc nho nhỏ trước khi “công bố” với con.
Hối lộ con
Để dụ con ăn xong bữa cơm, bạn treo giải thưởng là một cây kẹo mút hay thanh chocolate to bự, bé con ăn hết ngay bữa cơm. Hôm sau, tới bữa. bé bất ngờ giở chiêu đòi kẹo, chocolate, thậm chí vòi vĩnh nhiều thứ khác. Được nước làm tới, có lúc bé chỉ ăn một ít cơm và chừa bụng để… ăn các món được thưởng. Thay vì để mình rơi vào cảnh này, có một bí quyết kỳ diệu dành cho các bố mẹ: Nhẹ nhàng khơi gợi sự đồng cảm của con. Bạn có thể nói: “Mẹ sẽ rất vui nếu con ngồi ăn hết veo bữa ăn tối mà mẹ đã dành cả buổi chiều để chuẩn bị cho cả nhà” hoặc “Mẹ thực sự thấy buồn khi con ăn uống lười biếng thế này”.
Dông dài
Trò chuyện với con cái dĩ nhiên là cần thiết, tuy nhiên, phải tùy vào lứa tuổi của con để có hình thức nói chuyện phù hợp. Đôi khi, cha mẹ quá ảo tưởng về khả năng thấu hiểu vấn đề của con mình dù chúng mới… lên 2. Trẻ em không phải là những “người lớn nhỏ” và việc nỗ lực giải thích lý lẽ với một đứa trẻ đôi khi giống như bạn đang nói một ngôn ngữ khác với “hắn ta” vậy. Thay vì đưa ra bài giảng dài dòng về việc ăn nhiều bánh kẹo trước khi ăn bữa cơm chính sẽ làm hại sức khỏe của bé thế nào, bạn chỉ cần nhẹ nhàng: “không ăn vặt khi sắp đến giờ cơm”. Bạn cũng có thể giải thích cho con hiểu nhưng nhớ chọn cách nói chuyện phù hợp.
Hình phạt ở… quá xa
Bạn chở con đi học về, đường kẹt xe và cu cậu không ngừng nhấp nhổm. Bạn cáu lên: “Con không ngồi yên là tối nay mẹ không kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ đâu”. Bình thường, chiến thuật này rất có tác dụng nhằm yêu cầu con ăn tối và tự đánh răng, nhưng lần này, bé cứ trơ ra, tiếp tục ngọ nguậy, là vì… hình phạt còn ở quá xa.
Nói không ngừng
Không chỉ người lớn mới cần khoảng lặng khi bị chỉ trích. Hãy tôn trọng tâm hồn dễ tổn thương của các bé con bằng cách đừng quát tháo, ngừng nói lại, hít thở sâu, tìm cho mình một khoảng không để thở. Nếu không thể rời khỏi con, hãy đưa con di chuyển đến một căn phòng hoặc một khoảnh sân khác, sự di chuyển sẽ làm bạn nguội đi cơn giận. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn khi bạn “hạ nhiệt”.
Vi phạm nguyên tắc của chính mình
Bạn và chồng răn con không được mạnh tay ném đồ chơi xuống đất, vậy mà hôm nọ, chồng bạn thẳng tay ném con gấu bông đã cũ vào góc tường vì vướng víu nhà cửa. Con bạn nhìn thấy cảnh này, điều đó đồng nghĩa với việc nguyên tắc của hai bạn đã không còn giá trị. Hãy nhớ là trẻ con rất dễ bắt chước và những nguyên tắc đặt ra trong nhà phải bình đẳng với mọi thành viên.
Trẻ phụ bếp: cho cơ hội nhỏ - nhận thói quen tốt
Bạn từng nghe nói “cho phép trẻ phụ việc nhà - đặc biệt là cùng vào bếp - sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và một số đức tính khác như lòng tự tin, tính độc lập, thích học hỏi…”. Hãy cùng tìm hiểu, mẹ nhé!
1. Xây dựng tính độc lập và sự tự tin nơi con trẻ
Khi phụ mẹ nấu ăn trẻ sẽ dần độc lập và tăng thêm lòng tự tin và hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Hơn nữa, trẻ em, ngay cả những trẻ khó ăn nhất, cũng sẽ thấy vui khi thử món ăn mới, nhất là những “kiệt tác” do tự tay chúng làm ra.
2. Tập cho trẻ thói quen dinh dưỡng tốt
Cho trẻ tham gia nấu ăn càng sớm càng dễ thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, đặc biệt là khi các “đầu bếp nhí” của bạn được thử sức với các thành phần dinh dưỡng khác nhau như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên cám.
3. Cùng vun đắp những kỷ niệm vui và đẹp
Ngoài việc trẻ học được kinh nghiệm hợp tác tốt, mẹ và con còn có cơ hội vui vầy khi cùng tham gia chuyện bếp núc. Sẽ có những kỷ niệm thật đẹp, những khoảnh khắc không thể quên trong lòng trẻ như khi mẹ vô tình cho nhiều muối trong món sốt cà chua, hay lúc mẹ đãng trí cho trứng vào nồi nấu nước chè.
4. Cơ hội để trẻ thực hành và củng cố kiến thức ở trường
Môn Toán: đọc một công thức nấu ăn giúp trẻ làm quen với các đơn vị đo lường khác nhau như lít, gram, ki-lo gram… Bé lớn hơn sẽ có dịp thực hành kỹ năng đếm hay cộng trừ.
Môn tiếng Việt: Trẻ có thể học thêm nhiều từ mới và ý nghĩa của chúng như tên các dụng cụ nấu ăn, tên các món ăn, phân biệt được các động từ như “cắt” và “băm” khác nhau như thế nào…
Môn Lịch Sử: Khi cùng nấu những món truyền thống dân tộc như làm bánh Chưng, bánh Tét sẽ giúp trẻ ôn lại sự tích bánh chưng, bánh dày, ôn lại lịch sử hình thành nước Văn Lang, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc…
Dạy trẻ gói quà
Người xưa từng nói “của cho không bằng cách cho”, do đó ngoài việc chọn được món quà thật ý nghĩa thì việc dạy trẻ gói quà sao cho thật ấn tượng cũng là cách bày tỏ tình cảm chân thành của trẻ dành cho người thân trong gia đình. Cùng khám phá và cùng trẻ thực hiện cho dịp Lễ sắp đến, bạn nhé!
1. Tự làm giấy gói quà
Gợi ý trẻ vẽ lên giấy thủ công theo sở thích của bé như hình người thân, hình phong cảnh ngày Tết …
Phụ trẻ dán những hình vẽ dễ thương lên giấy gói quà theo ý thích của trẻ.
2. Làm thiệp chúc mừng
Bạn có thể giúp trẻ tự làm thiệp chỉ với giấy bìa cứng cùng với một vài phụ kiện trang trí như nơ, hoa khô, ngôi sao và kim tuyến.
3. Viết lời chúc
Sáng tạo những kiểu chữ viết độc đáo bằng kim tuyến hay bút nhũ màu cũng là một ý tưởng hay để trẻ tự khám phá khả năng của mình.
Nếu trẻ chưa biết viết, bạn có thể viết giúp bé.
4. Gói quà và trang trí
Phụ trẻ dán giấy gói quà sao cho khéo léo, không bị nhăn nhúm. Với phần giấy còn thừa bạn giúp trẻ tạo hình bông hoa nhỏ hay một cái nơ.
Có thể dán một vài hạt cườm hay nút áo nhiều màu lên dây ruy-băng cho đẹp.
5. “Xức” nước hoa cho quà
Để món quà thêm phần đặc biệt, có thể gợi ý trẻ tự chọn mùi nước hoa hay dầu thơm trẻ thích để “xức” lên thiệp và giấy gói quà.
Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc
Cách làm cua rang muối ớt ngon ngây ngất
Cách uống rượu vang đúng cách
Cách làm yaourt tại nhà giúp bạn ăn thả ga
Cách làm đèn trời thả chơi
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn không thể chối từ
Cách làm sạch dạ dày lợn để món khoái khẩu của gia đình bạn trở nên an toàn hơn
Cách xào rau muống ngon hấp dẫn cả gia đình
Cách làm quẩy nóng khỏi cần mua ngoài hàng
Cách làm bánh macaron của người Pháp
Cách làm mắm kho quẹt ngon đúng vị
Cách làm bánh khọt miền Nam
Cách làm bánh đúc truyền thống
Cách làm bánh da lợn thơm ngon
Cách làm bánh quai vạc chiên
Cách làm bánh quy bơ
Cách làm bánh quy bằng lò vi sóng
Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà
Cách làm bánh quy mặn
Cách làm bánh quy hạnh nhân
Cách làm bánh wagashi đến từ xứ sở hoa anh đào
Cách làm bánh waffle xốp mềm, thơm ngon
Cách làm bánh cay thơm ngon đặc sản Sài Gòn
(ST).