Chồng hay đi nhậu về khuya vợ nên làm thế nào
Làm gì khi chồng không đưa tiền cho vợ nuôi con
Ly hôn là việc không ai mong muốn. Nhưng khi bắt buộc phải chia tay thì điều khiến các cặp đôi lo lắng nhất là việc chăm sóc con. Vậy làm thế nào để nuôi con sau khi ly hôn, để con không bị ảnh hưởng nhiều.
Điều 94, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này”.
Theo đó, trách nhiệm của người đang trực tiếp nuôi con là phải tạo điều kiện cho người kia được tới lui, thăm nom, chăm sóc và giáo dục con. Nếu như người trực tiếp nuôi con gây khó, ngăn cấm, cản trở người kia trong việc thăm nom, chăm sóc con thì đây là hành vi bạo lực gia đình, sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Pháp luật không quy định việc đưa rước con về nhà cha hoặc mẹ sau khi ly hôn, mà đó chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên. Việc thỏa thuận này có thể ghi vào trong quyết định của tòa án hoặc cũng có thể thỏa thuận bên ngoài. Trường hợp trên, nếu khi ly hôn các bên không có thỏa thuận, hiện nay vì lý do nào đó người mẹ không đồng ý cho anh rước con về nhà của mình hoặc nhà ông bà nội chơi, thì anh phải chấp nhận. Do pháp luật không quy định nên tòa án cũng không có cơ sở để giải quyết theo yêu cầu của anh được.
Việc cấp dưỡng nuôi con là một nghĩa vụ bắt buộc, nếu trong quyết định ly hôn có ghi rõ việc anh phải cấp dưỡng nuôi con, thì anh phải tôn trọng và chấp hành cho đúng. Không thể vì lý do người mẹ không cho rước con về nhà chơi mà miễn việc cấp dưỡng nuôi con được.
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ), tại Điều 92 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Điều 94 Luật HN&GĐ quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Như vậy, sau khi ly hôn việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên là quyền và đồng thời là nghĩa vụ của cha, mẹ đứa trẻ, không ai được cản trở việc thực hiện quyền này. Luật chỉ quy định duy nhất một trường hợp hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con, khi người trực triếp nuôi con cho rằng việc thăm nom con của người kia ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ. Tuy nhiên, họ không được tự mình thực hiện mà phải yêu cầu yêu cầu Toà án ra quyết định.
2. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, được quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên”.
Căn cứ các quy định trên, anh có thể nộp
đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Tòa án sẽ có quyết định trên cơ sở các căn cứ do anh cung cấp hoặc/và
Tòa án thu thập được, chứng minh rằng quyền lợi của đứa trẻ đã bị ảnh
hưởng, bao gồm cả hành vi cản trở bố thăm nom con.
Có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Nếu không thỏa thuận được với vợ cũ về việc nuôi con, anh có quyền làm đơn đề nghị TAND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) xem xét, giải quyết. Nếu thấy việc ở với bố sẽ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ, Tòa án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định này, anh có quyền được thăm nom con sau khi ly hôn. Vợ cũ và gia đình vợ cũ của anh không có quyền cản trở anh thăm nom con trừ trường hợp có quyết định của tòa án hạn chế quyền thăm nom con đối với anh.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc thăm nom, đưa con đi du lịch sau khi ly hôn. Do đó, việc anh muốn đưa các con đi chơi, về thăm ông bà nội vào kỳ nghỉ hè cần phải được sự đồng ý của vợ cũ. Nếu những điều này được anh và vợ cũ thỏa thuận từ trước, vợ anh phải chấp nhận thực hiện theo đúng thỏa thuận.
Trường hợp vợ cũ của anh cố tình cản trở anh thăm nom, chăm sóc các con, anh có quyền đề nghị chủ tịch UBND cấp xã nơi vợ cũ của anh cư trú xử phạt hành chính hành vi ngăn cản quyền thăm nom giữa anh và các con với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thắc mắc về việc vợ cũ đưa con đi nước ngoài sinh sống có cần được sự đồng ý của anh hay không, tại Điều 92, Luật LHNGĐ quy định việc nuôi con, chăm sóc, giáo dục con được căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Vì vậy, việc đưa trẻ em ra nước ngoài để có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế là một việc làm phù hợp pháp luật (trừ khi đưa trẻ em đến những quốc gia có chiến tranh, dịch bệnh, quốc gia chậm phát triển…).
Hơn nữa, pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, vợ anh (mẹ, đồng thời là người giám hộ của con anh) hoàn toàn có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của anh.
Về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình như sau: "Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên".
Căn cứ theo quy định này, anh có thể trao đổi việc
thay đổi nuôi, giữ con với vợ cũ. Trường hợp hai bên không thỏa thuận
được, anh có quyền làm đơn đề nghị TAND cấp huyện (quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh) xem xét, giải quyết. Nếu thấy việc ở với bố sẽ đảm
bảo quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ, tòa án sẽ quyết định thay đổi
người trực tiếp nuôi con (giao con cho anh) theo quy định của pháp luật.
Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Căn cứ đoạn 2 điểm a ở trên thì bạn trả lời là “tùy ở cái tâm” nghĩa là không có yêu cầu cụ thể số tiền mà bên không trực tiếp nuôi con phải đóng góp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này mà Tòa án không giải thích rõ về việc yêu cầu cấp dưỡng là quyền lợi của con thì Tòa chưa làm đúng. Tuy nhiên, trong bản án có câu là việc tạm hoãn sẽ chấm dứt khi bạn có yêu cầu. Như vậy, bạn có thể gửi yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho Tòa án để Tòa xem xét giải quyết.
Việc quyết định mức cấp dưỡng thì Tòa án căn cứ vào sự tự nguyện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện, Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. Khi Tòa án quyết định mức tiền cấp dưỡng sẽ cân nhắc tới điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tình hình thực tế của đời sống sinh hoạt của cháu nhỏ; Tòa án cũng sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Cuối cùng, bạn muốn hỏi là có thể không cho chồng cũ thăm con có được không. Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về Quyền thăm nom con sau khi ly hôn:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc của bạn thì bạn không thể cấm được.
Pháp luật đã quy định rõ ràng về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn nhưng thực tế vẫn xảy ra các trường hợp tranh chấp, giành giật con hoặc cố tình đặt ra các điều kiện gây khó cho nhau, trong đó có cả hành vi “bắt cóc” con.
Gây khó cho nhau
Tòa án đã giải quyết ly hôn, qui định ai được nuôi con, ai cấp dưỡng nuôi con rạch ròi, nhưng nhiều người vẫn giành giật, bắt cóc con bất chấp pháp luật.
Trường hợp của chị D, ở quận Tân Bình, khi ly hôn,
tòa án quyết định chị được quyền nuôi con, người cha trợ cấp nuôi con.
Chị đã tạo điều kiện để người cha được thăm nom và chăm sóc con chung
một cách đàng hoàng. Vậy mà mới đây, người cha đã “bắt cóc” đứa con trai
đem về nhà ông bà nội nuôi mà không hề hỏi ý kiến của người mẹ.
|
Chớ để con trẻ thiệt thòi
Vì lợi ích của con, người cha/mẹ có quyền xin thay đổi người nuôi con. Tòa án có thể quyết định cho thay đổi người nuôi con trong trường hợp người mẹ không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Như vậy, những giải pháp giành giật, bắt con nnói trên là thiệt thòi quyền lợi (về tài sản) mà cũng không thể bảo đảm tuyệt đối quyền trực tiếp nuôi con về sau.
Sau khi ly hôn, các bên có quyền kết hôn với người khác, miễn sao người đó bảo đảm được việc nuôi dưỡng và chăm sóc con chung. Vì vậy, việc anh H.T lập văn bản thỏa thuận “Ai tái hôn, người đó mất quyền nuôi con” vừa tự “trói” mình vừa làm mất quyền kết hôn của người khác. Ý định “không nhận cấp dưỡng để cha không có dịp gặp con” cũng là một quan điểm lệch lạc vì dù người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người kia cấp dưỡng thì họ vẫn có quyền tới lui thăm nom con.
Trường hợp người mẹ được giao nuôi con nhưng người cha đã đến bắt con đi, không có sự đồng ý của người mẹ, thì dù có nuôi và chăm sóc con tốt, người cha cũng vi phạm pháp luật. Điều 304 Bộ Luật Hình sự có quy định về tội không chấp hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Khi vợ chồng ly hôn, dù ít dù nhiều, trẻ đã thiệt thòi về quyền lợi. Cha mẹ cần phải làm điều gì đó để bù đắp cho con và phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc con trong điều kiện tốt nhất có thể. Đừng vì những hiềm khích cá nhân, sự ích kỷ của mình... mà có những ý nghĩ và hành động sai trái, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con trẻ.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ
trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Sau khi ly hôn, vợ
chồng vẫn có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi
dưỡng con chưa thành niên... Người không trực tiếp nuôi con có quyền
thăm nom con, ...
Vì quyền lợi và tương lai của con
Trong vụ án lý hôn, ngoài vấn đề về phân chia tài sản, vấn đề “chia con” – hay nói chính xác là xác định quyền nuôi con là một nội dung quan trọng khác mà tòa án phải giải quyết.
Luật hôn nhân gia đình (Việt Nam) cũng như luật hôn nhân của nhiều quốc gia khác đều có những điều khoản cụ thể qui định về quyền nuôi con ( và cũng có thể coi đó là nghĩa vụ) của người vợ hoặc người chồng sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác
bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì chuyện phân
chia tài sản. Hầu hết các đương sự đều thuê luật sư – là những chuyên
gia pháp luật – tư vấn hoặc “tranh giành” quyền nuôi con cho mình.
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được các
đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa ghi nhận trong
bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,
giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành
niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Bên còn lại – tức là bên không được trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ
cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện kinh tế hoặc theo thoả
thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành.
Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với
nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên –
tức là vợ hoặc chồng.
Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới
tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là : điều kiện học
tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại …Chính vì vậy, có thể thấy
người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc … - tức
là có nhiều tiền hơn, thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi
con. Mà như vậy, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn.
Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm,
đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Chính vì vậy, chúng ta vẫn hay
thấy trong các vụ án ly hôn, phía người vợ thường chỉ ra những “thói hư
tật xấu” của người chồng như nhật nhẹt, vũ phu, hay đánh con … để giành
ưu thế trong “cuộc đua” giành quyền nuôi con.
Thật đáng ngạc nhiên là đã có trường hợp … ngược lại. Năm rồi, công chúa nhạc Pop Pritney Spears đã bị mất quyền nuôi con khi bị toà án kết luận “đã không qua được lần kiểm tra nồng độ rượu và ma tuý trong máu”.
Brit đang cố gắng giành lại quyền nuôi dưỡng hai con
Ở các nước châu Á thường người mẹ vẫn thân thiện và gần gũi hơn với con –
nên với qui định nếu con từ một độ tuổi nào đó ( như ở Việt Nam là từ 9
tuổi trở lên), đủ để nhận biết việc ở với ba hay mẹ là thuận tiện hơn
thì toà án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con – cũng là một lợi thế cho
người mẹ.
Ngoài ra, nếu con dưới 3 tuổi thì tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng – ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con.
Tuy vậy, trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng muốn nuôi con
khi ly hôn. Đa phần người chồng thường xem quyền này là nghĩa vụ - và
thường né tránh chuyện nuôi con khi ly hôn.
Một điều nữa cũng cần lưu ý là tuy giành được quyền nuôi con khi ly
hôn, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người cha người
mẹ không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn
yêu cầu thay đổi người nuôi con.
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qui định trong tất cả các trường
hợp, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom
con, có thể theo định kỳ hoặc thường xuyên theo thoả thuận của hai bên
và không ai được cản trở quyền này. Tuy nhiên, nếu người không nuôi con
lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông
nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi
con có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.
Tóm lại, việc ai là người có quyền nuôi con phụ thuộc phần lớn vào
quyền lợi và tương lai của chính người con. Tuy nhiên, việc đánh giá này
hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định chủ quan của tòa án. Do vậy,
đây vẫn luôn là vấn đề thường gây tranh cãi và chắc chắn sẽ không thể
làm hài lòng tất cả mọi người.
Trường hợp nếu là công dân Việt Nam nhưng lại không thường trú tại
Việt Nam thì việc ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng. Và hiển nhiên quyền nuôi con cũng theo đó
mà giải quyết.
Một số vụ án “nổi tiếng” tranh cãi về quyền nuôi con khi ly hôn
Gần đây, báo chí trong nước có đưa tin về việc tranh chấp quyền nuôi
con của nữ diễn viên Lý Hương với người chồng Tony Lam (người Mỹ) khi ly
hôn.
Lý Hương (nguyên đơn) và chồng đều yêu cầu được quyền nuôi con. Do
Việt Nam và Mỹ chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp, nên theo qui định,
khi xử lý các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình tại nước nào thì
áp dụng theo luật của nước đó. Do trong hộ chiếu của Lý Hương không ghi
chú rõ việc cô và ông Tony Lam đã kết hôn vào tháng 2-2001 ở Mỹ nên vụ
tranh chấp quyền nuôi con của hai người đều được cả hai nơi là tòa án
Việt Nam và tòa án Mỹ phân xử. Điều đáng nói là mỗi nơi lại tuyên trái
ngược nhau về quyền nuôi con của họ.
Trong phiên xử sơ thẩm tháng 4-2007, TAND TP.HCM đã tuyên xử cho Lý
Hương được quyền nuôi dưỡng con. Sau đó, ông Tony Lam đã kháng cáo nhưng
do vắng mặt nên Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã ra quyết định
đình chỉ xét xử vụ án và bản án của tòa sơ thẩm có hiệu lực vào tháng
9-2007.
Trước đó, trong quá trình xét xử tại TAND TP.HCM, ông Tony Lam đã
xuất trình cho tòa một án lệnh của tòa án gia đình tại tiểu bang New
York với nội dung “tạm thời giao quyền giám hộ cháu Princess Lam cho ông
Tony Lam”. TAND TP.HCM cho rằng án lệnh của tòa án gia đình ở Mỹ chưa
được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, hơn nữa lại được ban hành
sau khi toà thụ lý đơn xin ly hôn của Lý Hương nên không được chấp nhận.
Theo VTC, vụ việc này cho đến nay vẫn chưa thể phân xử ai là người được
quyền nuôi con.
Hay như cuộc tranh chấp quyền nuôi hai bé Hwan Hee và Joon Hee giữa gia đình diễn viên Choi Ji Shil và chồng cũ của cô là Cho Sung Min sau cái chết của diễn viên Choi Ji Shil cũng đang được dư luận quan tâm.
Hai bé Hwan Hee và Joon Hee bên mẹ Choi Ji Shil
Choi Ji Shil và Cho Sung Min li dị năm 2005. Khi li dị, Cho Sung Min
đã từ bỏ quyền chăm sóc hai con và nữ diễn viên Choi Ji Shil được toàn
quyền chăm sóc hai con Hwan Hee và Joon Hee. Tuy nhiên, vào ngày
2-10-2008, Choi Ji Shil đột ngột treo cổ tự vẫn và để lại hai con nhỏ.
Sau khi Choi Ji Shil qua đời, hai bé Hwan Hee và Joon Hee đã về sống tại
nhà của em trai Choi Ji Shil và được bố mẹ nữ diễn viên quá cố này chăm
sóc.
Sau đó, Cho Sung Min (chồng Choi Ji Shil) đến gặp gia đình Choi Ji
Shil đề nghị được lấy lại quyền nuôi dưỡng hai con vì trên giấy tờ Cho
Sung Min đã từ bỏ quyền làm cha từ năm 2005. Cho đến nay, việc tranh
chấp quyền chăm sóc hai con của Cho Sung Min và gia đình Choi Ji Shil
vẫn chưa được giải quyết ổn thoả.
-----------------------------------------------------------------------------
Qui định của pháp luật Việt Nam :
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên
hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì
Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền
lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện
trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi
mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín
tuổi trở lên.
Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom
để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo
dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án
hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt
Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt
Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo
pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có
nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
(ST).