Phá thai bằng thuốc có an toàn không?
Chăm sóc phụ nữ sau khi phá thai
Tác dụng phụ của việc phá thai bằng thuốc
Tác dụng phụ của việc phá thai bằng thuốc bạn không thể bỏ qua
Tác dụng phụ của việc phá thai bằng thuốc và nguy cơ vô sinh
Phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng với thai dưới 50 ngày và cho những thai phụ vì điều kiện đặc biệt không thể làm bằng ngoại khoa. Theo quy định của Bộ y tế, phương pháp này chỉ được thực hiện tại bệnh viện tỉnh và trung ương, không được làm ở phòng mạch tư.
Nạo hút thai (phá thai ngoại khoa) thường có những tai biến như chảy máu, sót rau, thủng tử cung, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và tương lai sinh sản. Ở Việt Nam, 5% trong số tử vong bà mẹ liên quan đến nạo hút thai (chủ yếu do nhiễm trùng, chảy máu). Một số nghiên cứu cho thấy nạo hút thai còn liên quan đến các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Tâm lý của chị em là muốn có một cách phá thai kín đáo, ít tai biến hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Phá thai bằng thuốc đáp ứng được yêu cầu này cho dù nó không hẳn là một phương pháp hoàn hảo.
Trên thế giới hiện có 4 nhóm thuốc phá thai, Việt Nam dùng nhóm mifepristone và misoprostol.
Hoóc môn progesteron do hoàng thể tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung để trứng làm tổ và bám chắc vào đó. Nhóm thuốc mifepristone có tác dụng đối kháng với pro-gesteron nên cản trở quá trình này. Nếu dùng sớm khi chưa thụ thai thì nó ngăn cản quá trình thụ thai (được coi là thuốc tránh thai khẩn cấp). Nếu dùng muộn khi đã có thai trong vòng 49 ngày, nó làm bong thai ra khỏi niêm mạc tử cung, được coi là thuốc phá thai. Khi dùng mifepristone quá muộn, thai sẽ không bong ra được.
Còn nhóm thuốc misoprostol làm tăng cường co bóp cơ tử cung để tống thai ra ngoài sau khi mifepristone đã làm bong thai ra khỏi niêm mạc tử cung. Để phá thai, 2 nhóm thuốc trên nhất thiết phải kết hợp với nhau.
Phác đồ phá thai bằng thuốc gồm 3 bước:
- Làm bong thai: Bệnh nhân uống mifepristone 200 mg ngay tại phòng khám để làm tróc túi thai ra khỏi niêm mạc tử cung rồi về nhà tự theo dõi theo hướng dẫn của thày thuốc.
- Tống thai ra ngoài: Sau 48 giờ, bệnh nhân trở lại bệnh viện uống tiếp misoprostol 400 mg (để đẩy thai ra) và lưu lại phòng khám trong 3 giờ để theo dõi mạch, huyết áp (cứ nửa giờ một lần). Nơi theo dõi này phải có đủ các trang bị cấp cứu về tim mạch, đồng thời phải có điều kiện để vận chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn.
- Kiểm tra hiệu quả: Sau 14 ngày, bệnh nhân đến khám lại. Nếu siêu âm vẫn thấy thai phát triển và tim thai vẫn đập thì bắt buộc phải phá bằng phương pháp khác; không được giữ thai.
Những lưu ý về phá thai nội khoa
Không được áp dụng phá thai bằng thuốc cho các trường hợp thai ngoài tử cung, đang mang vòng, thiếu máu nặng, bị bệnh gan và thận, dùng corticoid kéo dài.
Khi đã dùng phương pháp này thì phải quyết tâm đến cùng chứ không được bỏ dở. Thai phụ phải trình bày ý định phá thai bằng nội khoa chậm nhất là vào ngày thứ 42 của thai kỳ để có đủ thời gian (7 ngày) cùng với thày thuốc suy nghĩ kỹ trước khi đi đến quyết định. Thống kê ở các nước cho thấy hiệu quả của phương pháp này là 87-97%, nghĩa là còn khoảng 6% thất bại. Do thuốc có những tác hại với thai nên khi thuốc không hiệu quả, nếu không tìm cách khác để tống thai ra ngoài thì đứa trẻ sẽ phát triển không bình thường (có thể bị khuyết tật, dị dạng). Vì vậy, tuy thày thuốc đã hướng dẫn cách theo dõi sẩy thai nhưng thai phụ không được chủ quan mà bắt buộc phải đến bệnh viện để kiểm tra lần cuối (bước 3).
Thai phụ phải nói rõ với thày thuốc tuổi thai, tiền sử bệnh tật. Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ có thêm sự chính xác trong chẩn đoán và quyết định áp dụng biện pháp phá thai nội khoa.
Thuốc phá thai có một số tác dụng phụ như ra máu, rỉ máu kéo dài, buồn nôn, nôn. Thực chất đây là những hiện tượng thường có trong sẩy thai tự nhiên, nhưng thai phụ cần được báo trước để khỏi hoang mang.
Khi áp dụng phương pháp phá thai nội khoa, người bệnh không được dùng các thuốc phenitoin, phenobarbital, carbamazepine (vì các thuốc này làm giảm hiệu lực mifepristone) và cũng không được dùng các kháng viêm không steroid (vì làm giảm hiệu lực của phương pháp).
(Theo Sức khỏe và đời sống)