Phân biệt cá bút chì thật giả


Cá bút chì còn gọi là cá hắc bạc, hiện nay trên thị trường có 2 loại cá bút chì, để phân biệt được cá bút chì thật giả các bạn cần xem xét kỹ các yếu tố sau đây:

Cách phân biệt cá bút chì thật giả



1. Cá bút chì hàng thật: (Siamese Algae Eater - Crossocheilus siamensis)

Loại rêu mà
cá bút chì thật có thể ăn được là rêu nâu, rêu tóc, fuss algae, beard algae... Bút chì thật tính tình hiền và nghịch ngợm, nếu lớn có thể dài đến 12 cm. Vì có nhiều loại cá giống hay na ná cá bút chì nhưng không ăn rêu rồi chúng còn hung dữ vậy mình phải biết cách phân biệt.



-Cá bút chì thật có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến đuôi nhìn như răng cưa.
- Vẩy hình lưới đánh cá.
- Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi màu trong suốt
- Miệng dẹp thích hợp cho việc mút rêu


2. Cá bút chì hàng giả ( False Siamese Algae Eater - Epalzeorhynchus sp )
- Con này có thể ăn rêu nhưng hơi hung dữ.
- Sọc đen dầy đậm sắc nét ở giữa thân.
- Trên lưng phía trên sọc đen có màu nâu và vẩy không phải hình lưới.
- Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi màu vàng.
- Miệng nhọn




3.
Cá chuột otto Otocinclus affinis (Otto)
Ngoài ra ta cần chú ý đến cá chuột otto có hình dáng gần như cá bút chì

Loại cá này rất hăng hái trong việc ăn rêu và tính tình cũng dễ thương, nó thích ăn những loại rêu như con cá bút chì. Giá bán của cá này khá cao nếu so với loại cá ăn rêu khác. Vì nó nhỏ con, nếu hồ lớn thì mình cũng phải thả với số lượng lớn. Cá Otto rất nhạy cảm với nước vì vậy mình nên thả nó vào hồ cây thủy sinh khi môi trường hồ đã ổn định.



4. Flying fox cũng là 1 dạng cá dọn bể có hình dáng gần như cá bút chì, nhưng nó khác bút chì ở điểm có sọc đen trên lưng và các vây lưng, vây bụng có màu đen đậm.


Tên khoa học: Epalzeorhynchos kalopterus
Xuất xứ: Châu Á, Thái Lan
Chiều dài: 13-16 cm
Tuổi thọ: 3 - 5 năm
Nhiệt độ: 22.8-27.2°C
pH: 6.0 - 7.5




Cá bút chì (Crossocheilus siamensis)

Là loài ăn rêu tảo hại phổ biến trong hồ thủy sinh, cá bút chì thích nghi rất tốt với các loại thức ăn công nghiệp nên để kích thích bút chì diệt rêu cần bỏ đói chúng. Cá bút chì là loài năng động, khẩu phần ăn phong phú nên cần tránh nuôi chung với tép và cá bột.

Một số đặc điểm sống

- Cá bút trì nhỏ ăn rêu tốt hơn cá bút chì lớn. Lý do là loài này lớn khá nhanh, theo đó khẩu phần ăn của chúng cũng thay đổi, cá lớn có xu hướng chuyển sang những thức ăn giàu dinh dưỡng như động vật (tép bột, cá bột), thức ăn công nghiệp.
- Năng động là bản tính của loài này, vậy nên đôi khi các bạn thấy cá bút chì nhảy ra khỏi hồ mà không có lý do. Có thể khắc phục bằng cách che miệng hồ bằng kính hoặc hạ thấp mức nước.
- Khi đói, cá bút chì có thể ăn cả các loại rêu cảnh hoặc cắn phá thực vật thủy sinh trong hồ.
- Loài này có tập tính phân định lãnh thổ, do đó cần hạn chế số lượng vừa đủ trong hồ để tránh xung đột (tối đa 6 con cho hồ 100L nước).
- Độ pH của hồ nên dưới 7.0, nhiệt độ nước khoảng 25ºC.
- Chú ý phân biệt cá bút chì thật và giả bằng cách xác định vệt đen rõ ràng, có hình zic zac kéo từ đầu miệng tới hết đuôi, miệng cá bút chì thật có 2 râu nhỏ hai bên.

Cá bút chì trong tự nhiên

Những đánh giá sai lầm

- Bút chì phá hoại cây thủy sinh. Đơn giản là chúng không đủ rêu tảo hại để ăn, bản năng sinh tồn buộc chúng phải làm vậy để tồn tại.
- Cá bút chì càng lớn càng lười. Đó là do chúng đã ăn tranh thức ăn với các loài cá khác hoặc khi hồ hết rêu tảo, bạn sợ chúng chết mà đã cho ăn như nuôi cá cảnh. Điều đó càng làm chúng nhanh chóng thích nghi với thức ăn công nghiệp mà quên hẳn nhiệm vụ ăn rêu. Hãy bỏ đói để chúng làm việc, không nuôi quá đông để tránh xung đột giữa các cá thể và đảm bảo được mức độ rêu tảo hại phục vụ chúng.
- Bút chì không chịu làm việc. Lý do là bạn mua phải cá bút chì giả (hoặc người bán cố tình hoặc thực sự họ không phân biệt được bút chì thật, giả) hoặc chúng đã no (để ý bụng của chúng) và tệ hơn là bạn nuôi chung cùng khá nhiều loài cá khác và bút chì không thể làm ngơ trước các loại thức ăn công nghiệp.


(St)

Tự làm bể nuôi cá cảnh đẹp và hợp phong thủy
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Nuôi cá cảnh theo phong thủy
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước mặn