Nguyên nhân của bệnh ung thư máu và những thông tin cần biết
Công dụng trị bệnh ung thư của trà xanh
Triệu chứng của bệnh ung thư máu
Ung thư là gì?
Ung thư là một nhóm gồm trên 100 bệnh khác nhau. Ung thư xuất hiện khi những tế bào tiếp tục phân chia và hình thành những tế bào mới một cách bất thường không chịu sự kiểm soát của cơ thể.
Tất cả các cơ quan trong cơ thể được cấu tạo từ các tế bào. Bình thường các tế bào chỉ phân chia thành nhiều tế bào khi cơ thể cần. Quá trình có kiểm soát này giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nếu các tế bào cứ phân chia khi cơ thể không cần đến sẽ hình thành một khối mô. Khối mô thừa có thể lành tính hay ác tình, được gọi là đám tăng trưởng hay khối u.
Những khối u lành tính không phải là ung thư. Chúng thường bị cắt đi và không tái phát trong hầu hết các trường hợp. Điều quan trọng nhất là những tế bào trong khối u lành tính không lan ra những phần khác của cơ thể. Những khối u lành tính hiếm khi đe dọa mạng sống.
Những khối u ác tính là ung thư. Các tế bào ung thư xâm lấn và làm tổn thương các mô và cơ quan lân cận. Chúng cũng có thể tách ra khỏi khối u ác và vào dòng máu hay hệ bạch huyết. Đó là cách ung thư lan từ khối u ban đầu (nguyên phát) để hình thành những khối u mới ở nơi khác của cơ thể. Sự lan tràn của ung thư được gọi là di căn.
Hầu hết ung thư được gọi bằng loại tế bào hay cơ quan ban đầu. Khi ung thư lan ra, những khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên với khối u nguyên phát. Ví dụ: nếu ung thư phổi lan đến gan thì những tế bào ung thư ở gan là tế bào ung thư phổi. Bệnh này được gọi là ung thư phổi di căn (không phải là ung thư phổi).
Dấu hiệu cảnh báo ung thư
Báo động của ung thư có thể là dấu hiệu toàn thân không liên quan đến một cơ quan nào trong cơ thể hoặc ngược lại, có quan hệ với nơi khu trú khối u hoặc với các di căn ung thư. Phần lớn những dấu hiệu ấy không phải là biểu hiện riêng của ung thư, bởi vậy bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc thường ít để ý đến vì cho rằng chúng chỉ là biểu hiện của những bệnh khác nhẹ hơn hoặc cũng không có gì đáng ngại. Chỉ có khám lâm sàng cẩn thận và tùy trường hợp mà làm các xét nghiệm sinh học, X.quang, nội soi mới ảnh hưởng được chẩn đoán.
Dấu hiệu toàn thân
Những dấu hiệu này rất đa dạng, có thể đơn độc trong một thời gian dài mà không có biểu hiện đặc biệt nào của ung thư cả. Nếu chúng tồn tại lâu hoặc nặng lên thì sẽ là những dấu hiệu báo động. Dấu hiệu toàn thân có thể là chán ăn (chủ yếu là sợ thịt), sụt cân nhiều, sốt dai dẳng không do nguyên nhân nhiễm khuẩn, điều trị bằng mọi cách cũng không khỏi, mệt mỏi kéo dài…
Ba dấu hiệu báo động quan trọng, đó là:
- Chảy máu: Chảy máu, dù ít hay nhiều, bao giờ cũng là một dấu hiệu báo động. Chảy máu do các mạch máu bị khối u xâm lấn hoặc do vỡ các mạch máu nằm giữa các mô ung thư. Bệnh nhân nhổ ra máu hoặc chảy máu mũi (máu cam) nếu bị ung thư miệng, họng, xoang, thực quản. Nếu bị ung thư phổi – phế quản thì khạc đờm có máu. Đái ra máu là do ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt, ở bệnh nhân nữ, chảy máu âm đạo ngoài thời gian hành kinh, hoặc khi giao hợp, hoặc sau khi đã mãn kinh có thể do ung thư dạ con hoặc ung thư âm đạo. Đại tiện ra máu thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư đại tràng. Nôn ra máu thường là do ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày…
- Đau: Đau cũng là một dấu hiệu báo động quan trọng của ung thư. Đó là loại đau cố định ở một chỗ, đau liên tục ngày càng nặng, dùng thuốc giảm đau không đỡ, làm cho bệnh nhân mất ngủ. Đau đầu mãn tính lúc đầu có thể là dấu hiệu duy nhất báo hiệu ung thư não. Đau bụng dai dẳng hoặc đau thành cơn có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư một cơ quan sâu, ví dụ như đại tràng.
- Nhiễm khuẩn: Mọi trường hợp nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại và không khỏi khi dùng kháng sinh đều có thể là dấu hiệu báo động của ung thư. Đó là vì bệnh này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm khuẩn bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm hẹp các cơ quan rỗng (phế quản hoặc bộ máy tiết niệu chẳng hạn), làm loét các niêm mạc miệng, họng hoặc cơ quan sinh dục, phá hủy các mô.
Những dấu hiệu báo động khác
- Viêm tĩnh mạch: Viêm tĩnh mạch (hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch) thường là tĩnh mạch các chi dưới, đôi khi cũng là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Đấy là vì khối u trong ổ bụng hoặc trong khung chậu đã chèn ép tĩnh mạch gây nên viêm tĩnh mạch và các mô ung thư tiết ra một số chất tạo nên những cục máu đông.
- Những dấu hiệu sờ thấy hoặc nhìn thấy: Một số dấu hiệu báo động có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. Nếu sờ thấy một cục nhỏ hoặc một vùng cứng bất thường ở da, cơ, vú hoặc tinh hoàn mà những tổn thương vùng này lại tồn tại lâu hoặc to lên đều đặn thì dù chúng có đau hay không cũng cần phải đi khám bệnh ngay. Da nổi gồ lên không đều, bị loét lâu không liền và lan rộng cũng là dấu hiệu báo động của ung thư da. Cuối cùng, nếu thấy hột mụn cơm (mụn cóc) hoặc nốt ruồi dày lên, thay đổi màu sắc hoặc chảy máu cũng phải đến gặp thầy thuốc ngay.
Cơ quan hay bộ máy nào bị ung thư ?
Dựa vào những dấu hiệu báo động, có thể biết được khá chính xác cơ quan hay bộ máy nào bị ung thư.
- Miệng, họng, xoang và thực quản: Dấu hiệu báo động là nhai thấy vướng hoặc đau lan lên tai, khản giọng kéo dài (ung thư miệng hoặc ung thư họng); đau, nuốt nghẹn, nôn (ung thư thực quản)…
- Bộ máy hô hấp: Khó thở tăng dần hoặc đột ngột, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, về sau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi. Ho dai dẳng ở người nghiện thuốc lá cũng cần được theo dõi chặt chẽ.
- Bộ máy tiêu hóa: Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bộ máy tiêu hóa là người bệnh có cảm giác nặng ở thượng vị (phần trên của bụng) và táo bón. Mót đại tiện giả, cảm giác nặng và đau ở trực tràng gợi nghĩ đến ung thư trực tràng. Vàng da tiến triển nhanh gợi ý ung thư đường mật, ung thư gan.
- Bộ máy tiết niệu và tuyến tiền liệt: Đái khó, bí đái là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư cơ quan tiết niệu hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Hạch bạch huyết: Một hoặc nhiều hạch ở cổ, hạch nách hoặc hạch bẹn to lên có thể là triệu chứng đầu tiên của ung thư sâu hoặc ung thư hạch.
- Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu mạn tính, liệt, rối loạn thị giác, thay đổi tính tình, nôn vào buổi sáng đôi khi là những dấu hiệu báo động của ung thư não hoặc màng não.
Các nguyên nhân ung thư và cách phòng ngừa
Số trường hợp bị ung thư mới tại Hoa Kỳ tăng mỗi năm. Mọi lứa tuổi đều có thể bj ung thư, nhưng lứa tuổi trung niên và người già thường bị hơn người trẻ ở hầu hết các loại ung thư. Ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới là ung thư tuyến tiền liệt, còn ở phụ nữ là ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, ung thư phổi là nguyên nhân ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ tại Hoa Kỳ. Ung thư não và bệnh bạch cầu (ung thư máu) là các ung thư thường gặp ở trẻ em và người trẻ.
Càng biết nhiều về các nguyên nhân gây ung thư, chúng ta càng có nhiều cơ hội ngăn chặn. Các nhà khoa học nghiên cứu các dạng ung thư trong cộng đồng tìm kiếm những yếu tố tác động đến nguy cơ phát triển bệnh. Trong phòng thí nghiệm, họ đã khám phá ra những nguyên nhân có thể gây ung thư và thử xác định những điều thực sự xảy đến khi những tế bào bình thường biến thành ung thư.
Những hiểu biết về ung thư của chúng ta ngày nay không hoàn chỉnh, nhưng rõ ràng rằng chấn thương như và chạm hay bầm tím không gây ra ung thư. Và dù rằng nhiễm vài loại virus có thể làm tăng nguy cơ mắc vài loại ung thư nhưng ung thư không lây. Không người ai có thể bị nhiễm ung thư từ người khác.
Ung thư phát triển từ từ, là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp kết hợp liên quan đến môi trường, lối sống và di truyền. Các nhà khoa học đã xác định nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bị ung thư. Trong đó có khoảng 80% ung thư của tất cả các loại có liên quan đến sử dụng thuốc lá, ăn uống hay một số ít hơn là tiếp xúc với phóng xạ hay các tác nhân gây sinh ung trong môi trường và nơi làm việc. Một số người nhạy cảm với các tác nhân gây ung thư hơn người khác.
Những nguy cơ này có thể ngăn ngừa được. Những nguyên nhân khác nhau như di truyền thì không thể tránh khỏi. Cảnh giác với những nguyên nhân ấy rất hữu ích, tuy nhiên cũng cần nhớ rằng không phải mọi người có một yếu tố nguy cơ ung thư nào đó đều có thể phát triển thành ung thư. Thực tế, điều này hầu như không xảy ra. Những người có yếu tố nguy cơ có thể bảo vệ chính mình bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ khi có thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ, để nếu ung thư xuất hiện thì cũng được phát hiện sớm.
Sau đây là vài yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư đã biết:
Thuốc lá
Thuốc lá gây ung thư. Thực tế, hút thuốc, sử dụng thuốc lá không khói, và ở trong môi trường tiếp xúc vơi thuốc lá thường xuyên dù không hút thuốc thực sự cũng là nguyên nhân gây tử vong ở 1/3 bệnh nhân ung thư tại Hoa Kỳ mỗi năm. Hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có thể tránh được tại nước này.
Người ta tính rằng hút thuốc gây tử vong hơn 85% mọi loại ung thư phổi. Nguy cơ mắc ung thư phổi tùy thuộc số lượng và loại thuốc hút, thời gian hút thuốc. Nói chung, người hút một gói mỗi ngày có khả năng mắc chứng ung thư phổi gấp 10 lần người không hút. Người hút thuốc cũng có khả năng phát triển vài loại ung thư khác hơn người không hút thuốc (như ung thư miệng thanh quản, thực quản, tụy, bàng quang, thận, cổ tử cung). Nguy cơ ung thư bắt đầu giảm khi ngừng hút thuốc, và tiếp tục giảm dần sau mỗi năm ngưng hút.
Sử dụng thuốc lá không khói (nhai và ngửi thuốc lá) gây nên ung thư miệng và họng. Các tình trạng tiền ung, hay những thay đổi mô có thể dẫn đến ung thư. Những thay đổi này bắt đầu mất dần sau khi ngừng sử dụng thuốc lá không khói.
Tiếp xúc với môi trường hút thuốc lá cũng được gọi là hút thuốc thụ động, làm tăng nguy cơ ung thư phổi cho người không hút thuốc. Nguy cơ này lên đến 30% hay cao hơn cho người phối ngẫu (chồng hay vợ) của người hút thuốc. Hút thuốc thụ động gây nên 3000 ca ung thư phổi tử vong tại Hoa Kỳ mỗi năm.
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào và cần giúp bỏ thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ hay nha sĩ của mình, hoặc tham gia các nhóm cai thuốc được các bệnh viện địa phương hay các tổ chức tự nguyện hỗ trợ.
Chế độ ăn
Lựa chọn thức ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành ung thư của bạn. Có bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều mỡ và một số loại ung thư như ung thư vú, đại tràng, tử cung, và tuyến tiền liệt. Quá cân nhiều có liên quan đến tăng tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt, tụy, tử cung, đại tràng, buồng trứng, và ung thư vú ở phụ nữ lớn tuổi. Nói cách khác, các nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn chứa xơ và một số chất dinh dưỡng nhất định giúp bảo vệ chúng ta khỏi vài loại ung thư.
Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư bằng lựa chọn vài thức ăn đơn giản. Cố gắng có một chế độ ăn đa dạng, cân đối gồm nhiều loại thức ăn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Đồng thời, hãy giảm các thức ăn béo. Bạn nên ăn năm suất trái cây và rau mỗi ngày, nên chọn nhiều bánh mỳ toàn bằng gạo và ngũ cốc hơn, giảm trứng, thịt nhiều mỡ, các sản phẩm bơ sữa nhiều chất béo (như sữa nguyên chất, bơ, và nhất là pho mát), dầu dấm (trộn rau), margarine, dầu ăn. Để biết thêm, xin đọc bài Sống mạnh khỏe.
Ánh nắng mặt trời
Các tia tử ngoại bức xạ từ mặt trời và các nguồn khác (như đèn mặt trời) gây hại da và có thể gây ung thư da. Tiếp xúc với bức xạ tử ngoại lập đi lập lại làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt ở người da trắng và người dễ bị tàn nhang. Các tia tử ngoại mặt trời mạnh nhất trong mùa hè từ 11 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều (thời gian chiếu sáng trong ngày). Nguy cơ cao nhất trong thời điểm mặt trời trên đỉnh đầu và có bóng chiếu ngắn. Tốt nhất nên tránh ánh nắng mặt trời khi chiếc bóng ngắn hơn thân người được coi như là một qui luật.
Áo quần bảo vệ, như mũ và tay áo dài có thể giúp ngăn cản những tia mặt trời có hại. Bạn cũng có thể sử dụng màn che mặt trời để giúp bảo vệ bản thân. Màn che mặt trời được xếp loại bằng cường độ theo SPF (yếu tố bảo vệ mặt trời), được xếp từ 2 đến 30 hay cao hơn. Những màn che được xếp từ 15 đến 30 ngăn chặn hầu hết các tia mặt trời có hại.
Rượu
Uống rượu lượng nhiều làm tăng nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản và khí quản. (Người hút thuốc và uống rượu có nguy cơ mắc các ung thư này đặc biệt cao). Rượu có thể phá hủy gan và tăng nguy cơ ung thư gan. Vài nghiên cứu cho rằng uống rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu bạn có uống thì hãy điều độ, không hơn một hay hai cốc mỗi ngày.
Phóng xạ
Tiếp xúc với lượng lớn phóng xạ từ chup Xquang y khoa có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng bạn nhận lượng phóng xạ rất tí khi chụp Xquang chẩn đoán và những nguy cơ không đáng so với lợi ích từ chụp Xquang mang lại. Tuy nhiên, tiếp xúc phóng xạ lập lại nhiều lần thì có hại, vì vậy cần thảo luận với bác sĩ hay nha sĩ của bạn về sự cần thiết mỗi lần chụp Xquang và sử dụng dụng cụ che chắn bảo vệ các phần khác của cơ thể.
Trước năm 1950, tia X được dùng điều trị các bệnh không ung thư ở trẻ em và người trẻ (như phi đại tuyến ức, phi đại amydales và V.A, nấm biểu bì da đầu, mụn). Người bị chiếu xạ vùng đầu và cổ có nguy cơ hình thành ung thư tuyến giáp cao hơn mức trung bình trong những năm sau đó. Người có bệnh sử điều trị như vậy cần báo cho bác sĩ và được khám vùng cổ cẩn thận mỗi 1 hay 2 năm.
Hóa chất tại nơi làm việc
Tiếp xúc với các chất như kim loại, bụi, hóa chất, hay thuốc diệt vật hại khi làm việc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Amiăng, nickel, cadmium, uranium, radon, vinyl cloride, benzidine, và benzene là những ví dụ phổ biến về tác nhân sinh ung tại nơi làm việc. Chúng có thể tác động đơn độc hay kết hợp với các tác nhân sinh ung khác như hút thuốc. Ví dụ hít tơ amian làm tăng nguy cơ các bệnh phổi, trong đó có ung thư, và nguy cơ ung thư đặc biệt cao ở những công nhân amian hút thuốc. Tuân thủ công việc và các luật an toàn để tránh tiếp xúc với các chất nguy hiểm là điều rất quan trọng.
Liệu pháp hormon thay thế
Nhiều phụ nữ sử dụng điều trị estrogen để kiểm soát các triệu chứng nóng cửa mình, khô âm đạo, và loãng xương (xương mỏng) xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng estrogen làm tăng nguy cơ ung thư tử cung. Các nghiên cứu khác cho thấy tăng nguy cơ ung thư vú giữa những phụ nữ sử dụng estrogen liều cao hoặc dài ngày. Đồng thời, uống estrogen có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và loãng xương.
Nguy cơ ung thư tử cung xuất hiện ít hơn khi sử dụng kết hợp estrogen và progesterone thay vì estrogen đơn thuần. Nhưng vài nhà khoa học cho rằng sử dụng thêm progresterone cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm các thông tin mới về nguy cơ và lợi ích của uống hormon thay thế. Quí bà quan tâm sử dụng liệu pháp hormon thay thế nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ của mình.
Diethystillbestrol (DES)
DES la một dạng estrogen được các bác sĩ kê toa từ đầu thập niên 40 đến năm 1971 để ngừa sẩy thai. Vài bé gái con của những phụ nữ xử dụng DES trong khi mang thai có tử cung, âm đạo và cổ tử cung phát triển không bình thường. Những bé gái này cũng tăng cơ hội hình thành những tế bào phát triển bất thường (loạn sản) ở cổ tử cung và âm đạo. Thêm vào đó, một số ít loại ung thư âm đạo và cổ tử cung được phát hiện ở bé gái tiếp xúc với DES. Phụ nữ uống DES trong khi mang thai có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú. Những bà mẹ và bé gái có DES nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng tiếp xúc DES này. Các bé gái tiếp xúc DES nên được khám vùng chậu một cách đặc biệt bởi bác sĩ sản khoa để tìm những bệnh lý liên quan đến DES.
Một số nhỏ ung thư bao gồm hắc tố (melanoma) và ung thư vú, buồng trứng, đại tràng, có khuynh hướng xuất hiện thường xuyên ở vài gia đình hơn là phần đông dân số còn lại. Không phải lúc nào cũng rõ ràng rằng ung thư trong gia đình là do nguyên nhân di truyền. Tuy vậy nếu họ hàng gần mắc bệnh ung thư, cũng cần cho bác sĩ biết và làm theo lời khuyên của bác sĩ về ngừa ung thư cũng như kiểm tra sức khỏe để phát hiện ung thư sớm.
Tóm lược về ung thư
Ung thư là một nhóm trên 100 bệnh khác nhau.
Những khối u lành tính không phải là ung thư. Các khối u ác tính là ung thư.
Hầu hết ung thư được gọi tên theo loại tế bào hay cơ quan bắt đầu.
Khi ung thư lan rộng (di căn), khối u mới có cùng tên với khối u gốc (nguyên phát).
Ung thư da là loại ung thư thường gặp nhất ở cả nam và nữ.
Tại Hoa Kỳ, ung thư thường được gặp thứ hai ở nam là ung thư tiền liệt tuyến, còn ở phụ nữ là ung thư vú.
Ung thư không lây.
Các yếu tố nguy cơ được xác định ở hầu hết các loại ung thư.
Dùng máu cuống rốn để chữa ung thư huyết
Mới 5 tuổi, cậu bé người Singapore, Ryan Foo, tưởng chừng sẽ có cuộc sống ngắn người với căn bệnh ung thư máu. Song giờ đây em đã được đổi đời nhờ ca cấy ghép tế bào gốc, lấy từ máu ở cuống rốn của đứa em gái mới sinh, Rachel.
Cách đây gần 2 năm, cha mẹ của bé Ryan bị sét đánh ngang tai khi biết cậu con trai bé bỏng bị căn bệnh bạch cầu hiểm nghèo. Cậu bé cần được cấy ghép tủy xương, song người ta không tìm ra loại tủy tương thích với cơ thể em. Khi gia đình Ryan tưởng như muốn buông xuôi số phận thì một công ty công nghệ sinh học tế bào gốc Singapore có tên là CyGenics đã đưa ra một giải pháp thay thế - cấy ghép tế bào gốc lấy từ máu ở cuống rốn và nhau thai của một thành viên trong gia đình sau khi sinh. Máu cuống rốn là nguồn tế bào gốc phong phú, có thể dùng để điều trị các căn bệnh về tủy xương và ít gây phản ứng đào thải.
Trước tình hình trên, cha mẹ của Ryan quyết định sinh thêm một đứa con. Tháng 10/2002, bé Rachel chào đời và ngay lập tức người ta giữ lại máu cuống rốn của em để cứu sống người anh. 2 tháng sau, ca phẫu thuật cấy ghép cho Ryan diễn ra căng thẳng và cuối cùng cũng đi đến thành công. Bệnh tình của bé Ryan hiện đã thuyên giảm. Cậu bé giờ đang có cuộc sống bình thường như các bạn cùng trang lứa và háo hức chuẩn bị đến trường. Đó là nhờ cô em gái “Thiên thần hộ mệnh” và sự tài hoa của các bác sĩ Singapore.
Ryan là một trong những bệnh nhân đầu tiên ở quốc đảo sư tử được cấy ghép thành công tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn. Hiện có rất nhiều bệnh nhân xếp hàng chờ được cứu sống như Ryan. Toàn bộ chi phí cho cuộc phẫu thuật là 35.294 USD.
Gánh nặng về ung thư ở nam giới
Tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam cao hơn 80% so với nữ giới. Trong đó, bệnh gây tử vong nhiều nhất là ung thư phổi (ở nữ, bệnh này xếp sau ung thư vú).
Các loại ung thư khác có nguy cơ tử vong cao ở nam giới theo trình tự là ung thư tuyến tiền liệt, da , đại tràng. Các bệnh này có xu hướng tăng trong mấy chục năm qua.
Ung thư phổi: Nguyên nhân chính gây bệnh là thói quen hút thuốc lá. Trong 10 năm tính đến 1998, số phụ nữ chế do ung thư phổi tăng 20% còn nam giới giảm 15%. Lý do là phụ nữ thì bắt đầu hút nhiều, còn nam giới thì lại đang bỏ hút.
Ung thư tuyến tiền liệt: Rất hiếm gặp ở độ tuổi dưới 40, và đa số các ca được chẩn đoán ở tuổi 70. Bệnh có thể phát triển rất chậm. Nhiều người có bệnh này nhưng lại chết về bệnh khác trước khi ung thư trở thành vấn đề nghiêm trọng. Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt không có nghĩa là nhất thiết phải điều trị ngay. Ở giai đoạn sớm, có 4 cách lựa chọn điều trị:
- Chỉ theo dõi, nhận xét: Điều này hay áp dụng đối với người rất già hoặc bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt bậc thấp…
- Phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt: Áp dụng chủ yếu cho người trẻ hơn, nghĩa là dưới 70 tuổi.
Xạ trị
Điều trị bằng hormon, dùng thuốc để tinh hoàn ngừng sản xuất testosteron, hoặc cắt bỏ tinh hoàn.
Đối với trường hợp đã di căn, cách điều trị là dùng hormon.
Ung thư da: Tốc độ tiến triển của ung thư da (u melanin) hay biến đổi. Nó có thể lan tràn ngay từ giai đoạn sớm hoặc phải vài năm sau. Tỷ lệ chữa khỏi tùy thuộc vào độ dày của khổi u. Giáo sư John Thomson thuộc Đại học Sydney cho biết, nếu u mỏng dưới 1mm, tỷ lệ chữa khỏi là trên 98%. Nếu u dày trên 4 mm, tỷ lệ này chỉ dưới 50%.
Các ca ung thư da sớm thường có u mỏng, còn loại gây tử vong nhiều ở đây, có cục và xâm lấn sâu. 90% ung thư da nhiễm sắc tố nâu đen hoặc đen, còn 10% không có sắc tố. Ở nam, vị trí thường mắc nhất là lưng. Đó là vùng khó nhận thấy nên đặc biệt nguy hiểm.
Ung thư da liên quan đến sự tiếp xúc vơi ánh nắng mặt trời nhưng không nhất thiết phải xuất hiện ở vùng tiếp xúc. Đa số thương tổn có từ thời kỳ nhỏ tuổi, và phát triển sau 20 – 40 năm.
Ung thư đại tràng: Nảy sinh từ những polyp nhỏ lành tính trong ruột, có thể không gây triệu chứng gì. Để sàng lọc, có 2 cách: thử máu trong phân mỗi năm 1 lần, hoặc soi đại tràng 5 – 10 năm 1 lần. Giáo sư Bolin thuộc Bệnh viện Prince of Wale ở Sydney cho biết, hàng năm, việc thử máu trong phân giảm được 1/3 số ca tử vong, còn soi đại tràng giảm được 90%. Nên bắt đầu xét nghiệm từ 40 tuổi.
Một số phương pháp mới chữa ung thư ít gây tác dụng phụ
Các nhà khoa học cho biết một chất chiết xuất có tên là Scutellaria barbata, lấy từ một loai thảo dược ở Trung Quốc giống với cây bạc hà (ảnh) có thể chống lại được bệnh ung thư.
Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là phá hủy các mạch máu dẫn đến nuôi các khối u và làm cho tế bào ung thư bị chết vì thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm rẳng so với phương pháp cũ thì cách chữa trị mới này có ít tác dụng phụ hơn.
Giáo sư Sylvie Ducki cho biết: “ Loại thuốc này chỉ phá hủy những mạch máu của khối u và vẫn giữ nguyên các mạch máu nuôi các tế bào khỏe mạnh”.
Giáo sư Alan McGown và các đồng sự tại trường đại học Salford hy vọng rằng họ sẽ sớm có thể thử loại thuốc mới này trên các bệnh nhân ung thư.
Hiện nay các nhà khoa học chỉ mới tiến hành trong phòng thí nghiệm trên các tế bào ung thư lấy từ khối u của người như ung thư vú và ung thư phổi.
Phương pháp mới ngăn ngừa ung thư bao tử
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng có sợi dây liên kết khăng khít giữa việc nhiễm trùng H.pylori với sự phát triển căn bệnh ung thư bao tử.
Theo đó, tiến hành nghiên cứu trên 1.630 người mắc nhiễm trùng H.pylori, được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm có 817 người nhận được sự trợ giúp chữa trị nhiễm trùng H.pylori và số còn lại tức 813 người thuộc nhóm 2 được cho uống thuốc giả dược. Sau 7,5 năm theo dõi, các nhà khoa học thấy rằng, nhóm 1 đã giảm được 37% nguy cơ phát triển bệnh ung thư bao tử so với nhóm thứ 2.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng, nếu chữa trị được bệnh nhiễm trùng H,pylori thì cũng chữa trị được căn bệnh ung thư bao tử. Ung thư bao tử là một căn bệnh phổ biến thứ tư trên thế giới và là nguyên nhân đứng thứ hai gây chết người, theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Mặc áo nịt ngực quá 12 giờ 1 ngày dễ bị ung thư vú
Trong vòng hơn 2 năm, các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu trên 5.000 phụ nữ - một nửa trong số họ bị ung thư vú đã phát hiện ra một kết luận bất ngờ. Những phụ nữ mặc áo ngực lâu trên 12 giờ/ngày mắc ung thư vú gấp 21 lần so với những chị em mặc áo ngực ít hơn hoặc hoàn toàn không dùng đến. Riêng đối với phụ nữ mặc áo ngực suốt ngày đêm, nguy cơ mắc ung thư vú cao, tới hàng trăm lần so với chị em không dùng áo ngực.
Các số liệu thống kê cho thấy có tới 99% phụ nữ mắc ung thư vú, trước đó đã có thói quen thường xuyên mặc áo ngực lâu trên 12 giờ/ngày.
Những chiếc áo ngực này siết chặt lồng ngực và bầu vú, chèn ép các mạch bạch huyết nằm dưới da ngực, làm hệ thống bạch huyết không hoạt động tốt được, ngăn cản việc thải các chất độc và những hóa chất gây ung thư ra khỏi cơ thể, làm các chất độc này tích tụ lại, tập trung trong các tế bào mỡ của vú.
Cho con bú giúp ngăn ngừa ung thư vú
Đối với những người không may mang gene BRCA1 đột biến- mầm bệnh ung thư vú - nguy cơ phát triển thành bệnh có thể giảm đáng kể nếu cho con bú trên 12 tháng. Các nhà khoa học Canada tuyên bố như vậy hôm qua.
“Điều đó chứng tỏ có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư vú ở những người mang gene BRCA1 đột biến mà không cần đến phương pháp phẫu thuật can thiệp”, tiến sĩ Steven A.Narod đến từ Trung tâm nghiên cứu sức khỏe phụ nữ ở Toronto nhận định.
Cho con bú vốn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nghiên cứu của Narod cho thấy hiệu quả đó còn thể hiện rõ nét hơn ở những người mang mầm bệnh ung thư vú. Trong tổng số gần 2.000 phụ nữ được khảo sát, một nửa là bệnh nhân ung thư vú, nửa còn lại làm đối chứng. 685 người đã được nhận diện có mang các đột biến gene BRCA1. Trong số này, những trường hợp phát triển thành bệnh có thời gian cho con bú thấp hơn nhiều so với những người chỉ dừng lại ở mức độ tiềm ẩn.
Đối với những người mang mầm bệnh song đã nuôi bằng sữa mẹ trên 1 năm, nguy cơ phát triển thành ung thư thấp hơn 60% so với những người không bao giờ nuôi con theo cách này. Tuy nhiên, “nguy cơ của họ vẫn tương đối cao so với người thường”, Narod cảnh báo trên tạp chí của Viện ung thư Quốc gia Canada.
Đối với những người không may mang gene BRCA1 đột biến- mầm bệnh ung thư vú – nguy cơ phát triển thành bệnh có thể giảm đáng kể nếu cho con bú trên 12 tháng. Các nhà khoa học Canada tuyên bố như vậy hôm qua.
“Điều đó chứng tỏ có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư vú ở những người mang gene BRCA1 đột biến mà không cần đến phương pháp phẫu thuật can thiệp”, tiến sĩ Steven A. Narod đến từ Trung tâm nghiên cứu sức khỏe phụ nữ ở Toronto nhận định.
Cho con bú vốn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nghiên cứu của Narod cho thấy hiệu quả đó còn có thể hiện rõ nét hơn ở những người mang mầm bệnh ung thư vú. Trong tổng số gần 2.000 phụ nữ được khảo sát, một nửa là bệnh nhân ung thư vú, nửa còn lại là làm đối chứng. 685 người đã được nhận diện có mang các đột biến trong gene BRCA1. Trong số này, những trường hợp phát triển thành bệnh có thời gian cho con bú thấp hơn nhiều so với những người chỉ dừng lại ở mức độ tiềm ẩn.
Đối với nhứng người mang mầm bệnh song đã nuôi con bằng sữa mẹ trên 1 năm, nguy cơ phát triển thành ung thư thấp hơn 60% so với những người không bao giờ nuôi con theo cách này. Tuy nhiên, “nguy cơ của họ vẫn tương đối cao so với người thường”, Narod cảnh báo trên tạp chí của Viện ung thư Quốc gia Canada.
Ánh nắng buổi sáng ngăn ngừa bệnh ung thư
Việc phơi nắng 5 - 10 phút vào mỗi buối sáng sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư (vú, đại tràng, tinh hoàn…). Tia cực tím trong nắng sáng thúc đẩy sự sản xuất vitamin D (chất điều hòa sinh sản tế bào), thường bị giảm sút trong các bệnh ung thư.
Đó là kết quả của một nghiên cứu của giáo sư Michael Holick, Đại học Y khoa Boston (Mỹ). Theo đó, người da đen nên phơi nắng sáng lâu hơn những người khác khoảng 5 phút vì sắc tố da của họ có đặc tính ngăn chặn tia cực tím. Tuy nhiên, nếu phơi nắng sáng lâu hơn thời gian trên, cần phải dùng kem chống nắng để bảo vệ da.
Làm gì khi phát hiện bệnh ung thư
Với bất cứ ai, việc phát hiện bị ung thư sẽ gây một cú sốc cực mạnh. Phản ứng với tin sét đánh này thường là nỗi thất vọng và chán chường. Tuy nhiên, theo các thầy thuốc, thay vì lo âu, phẫn uất, người bệnh có khá nhiều việc phải làm.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bệnh nhân ung thư ngày nay sống lâu hơn trước. Nhất là khi phát hiện sớm và khối ung thư chưa lan tới các hạch hay di căn tới các cơ quan khác thì khả năng phục hồi rất lớn. 40% nguyên nhân gây ung thư là do các thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống rượu và chế độ ăn. Đối với những bệnh nhân không thể chữa khỏi triệt để, một số tiến bộ lớn trong y học có thể giúp khống chế triệu chứng và biến chứng, đồng thời cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Đầu tiên, cần tìm hiểu một cách chi tiết về chẩn đoán, xem tên bệnh ung thư là gì, kích thước và vị trí, nơi khối u xuất hiện và mức độ di căn. Tìm hiểu xem bệnh phát triển nhanh hay chậm. Nếu không nắm được những thông tin này thì bạn không thể hiểu được chính xác vấn đề. Phải thừa nhận rằng đây là một thời điểm khủng hoảng nhất của đời người và bạn khó có thể nhớ được những điều ý nghĩa nhất với mình. Giới chuyên gia chỉ ra rằng, trong hoàn cảnh này, người bệnh chỉ nhớ được khoảng 5% lượng thông tin cần thiết khi trao đổi với bác sĩ. Vì vậy, khi đến khám, bạn nên cùng đi với ai đó, tốt nhất là một người đáng tin cậy, biết cách ủng hộ và giúp bạn hiểu vấn đề một cách sáng sủa hơn. Việc đi khám một mình chẳng khác nào đối diện với bồi thẩm đoàn mà không có luật sư.
Có thể đi chẩn đoán lại ở nơi khác
Nên di khám lại ở một chỗ khác, nhưng không có nghĩa là gõ cửa hàng chục nơi. Tốt nhất là chọn những trung tâm chẩn đoán lớn, có uy tín. Điều quan trọng đối với bệnh nhân ung thư là việc nhận thức sâu sắc rằng thời gian là thứ quý giá nhất lúc này. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu tốn tiền và thời gian để chạy theo hy vọng về một kết quả đáng hài lòng hơn, trong khi thực tế không thể thay đổi.
Bệnh nhân mới được chẩn đoán mong đợi gì ở bác sĩ
Thứ nhất, bạn cần có người lắng nghe và bác sĩ chính là đối tượng thích hợp để bạn đặt câu hỏi và bày tỏ sự lo lắng. Thứ hai, bác sĩ có thể giải thích cho bạn sắc thái của sự chẩn đoán và làm cho bạn hiểu cặn kẽ tình trạng bản thân. Thứ ba, bạn cần có một bác sĩ giỏi để đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Hãy tạo dựng một mối quan hệ tốt với bác sĩ. Bệnh nhân cần hiểu rằng quan hệ điều trị là mối quan hệ cùng tham gia và chia sẻ.
Có thể lựa chọn cách điều trị
Một số khối u có thể phẫu thuật cắt bỏ và hầu như không có khả năng tái phát. Ung thư da và ung thư tế bào đáy là những ví dụ điển hình. Phẫu thuật là giải pháp điều trị truyền thống của hầu hết các loại ung thư. Tuy nhiên, gần đây có một bước thay đổi lớn trong lĩnh vực điều trị ung thư – đó là hạn chế tối đa phẫu thuật cắt bỏ nhiều bộ phận. Thế hệ phụ nữ trước đây khi mắc ung thư vú thường bị cắt bỏ hoàn toàn, trong khi ngày nay việc loại bỏ mô vú chỉ bằng kích thước vài đường viên, sau đó kết hợp với hóa trị và xạ trị để mang lại kết quả tốt hơn.
Một vài loại ung thư đáp ứng tốt với xạ trị, số khác lại phù hợp với phương pháp hóa trị và nội tiết. Có loại chỉ cần một phương pháp, song có bệnh cần điều trị phối hợp. Một số loại ung thư ít biểu hiện ra ngoài hoặc chỉ có một vài triệu chứng không gây đau đớn. Tuy nhiên, những loại này thường tồn tại âm ỉ trong một thời gian dài và việc điều trị thường không cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhiều loại ung thư lại tác động mạnh đến cơ thể và gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Mục tiêu điều trị có thể khác nhau và chỉ có bạn mới có quyền quyết định sẵn sàng chấp nhận tác dụng phụ nào. Một người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư có thể sẵn sàng chịu đựng khắc nghiệt trong quá trình điều trị, trong khi một cụ già 85 tuổi sẽ không chấp nhận những tác dụng phụ nghiệt ngã để được cuộc sống thêm vài ba tháng nữa.
Hoá trị và xạ trị trong điều trị ung thư
Phương pháp hóa trị là việc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là dùng các tia có năng lượng cao để phá hủy tế bào. Cả hai phương pháp này được dùng sau phẫu thuật nhằm diệt tế bào ung thư đã thoát khỏi khối u ban đầu và di chuyển tới hệ thống mạch máu và hạch. Cả hai đều gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng lớn tới mô bình thường lân cận. Song nói chung, chúng có thể phục hồi được.
Hãy cân nhắc kỹ về các tác dụng phụ. Đừng ngại hỏi bác sĩ những thắc mắc như: bạn sẽ bị mệt thế nào, phải tốn bao nhiêu năng lượng trong quá trình điều trị? Nếu bây giờ đang làm việc 50 giờ/tuần thì liệu trong quá trình điều trị có phải giảm xuống 20 giờ/tuần?
Gia đình và bạn bè là yếu tố quyết định cho sự sống còn của bệnh nhân ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa những người sống sót sau ung thư và các mối quan hệ xã hội của họ. Tuy nhiên, đôi khi gia đình và bạn bè cũng có lời khuyên không chính xác. Họ có thể đưa ra đến hàng tập số liệu về các phương pháp điều trị mà chẳng ai hiểu nổi. Họ có thể quá hăng hái bênh vực cho một phương pháp điều trị nào đó…
Điều quan trọng đối với bệnh nhân ung thư phải biết là những hạn chế của chính mình. Hãy tin rằng nếu chiến đầu bền bỉ bạn sẽ chiến thắng. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè và người thân, ngưng cảm giác dằn vặt và đau khổ. Hãy luôn nghĩ rằng cuộc sống vẫn đang ở phía trước.
Aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư vú
Những người phụ nữ sử dụng aspirin hoặc những loại thuốc không thuộc các thuốc chống viêm steroid ít nhất một lần trong tuần, trong sáu tháng hoặc lâu hơn thì giảm được 20% nguy cơ bị ung thư. Những người uống 7 viên một tuần hoặc nhiều hơn thì có thể giảm đến 28% nguy cơ bị ung thư. Kết quả nghiên cứu từ 2.884 phụ nữ thường sử dụng aspirin cho biết.
“Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ bởi các bằng chứng về dịch tễ học trong phòng thí nghiệm, ủng hộ ý kiến cho rằng sử dụng aspirin và những loại thuốc tương tự, những loại thuốc khong thuộc thuốc chống viêm, có thể ngăn ngừa ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh”, các nhà nghiên cứu ở ĐH Columbia, News York cho biết.
Một nghiên cứu khác với Ibuprofen, một loại thuốc giảm đau cũng làm giảm viêm, dùng điều trị các tình trạng viêm khớp cho ra kết quả không chắc chắn và những trường hợp sử dụng acetaminophen không làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Phương pháp mới chữa loét dạ dày hành tá tràng
Vào những năm 70 – 80, việc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có sử dụng kèm thuốc kháng sinh bị cho là không bình thường. Thay vào đó, phải dùng các thuốc ổn định, điều hòa thần kinh và đến khi thật sự cần thiết mới phẫu thuật để cắt bỏ bớt các nhánh thần kinh X chi phối việc tiết dịch vị.
Vậy mà gần 20 năm sau, việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh lý tiêu hóa lại trở thành phổ biến, thậm chí không thể thiếu. Vậy điều gì đã xảy ra trong y học?
Các phát hiện về vi sinh trong những năm 80 tình cờ nhận thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong các mảnh sinh thiết dạ dày.
Qua nhiều khảo cứu y học, giờ đây các nhà khoa học đã có thể kết luận rằng, chính chúng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Các vi khuẩn HP từ ngoài xâm nhập vào tế bào niêm mạc dạ dày, cư trú và phát triển tại đó rồi gây ra viêm và teo niêm mạc dạ dày. Tùy theo độc lực của các chủng vi khuẩn và các yếu tố nội tại cụ thể của từng người bệnh mà gây ra loét.
Một số yếu tố trung gian do vi khuẩn HP tiết ra, lại là các yếu tố gây ung thư. Các cuộc theo dõi liên tục và lâu dài đã chứng minh rằng, 90% các ung thư dạ dày là có liên quan đến HP và ¾ số ung thư dạ dày mới gặp hiện nay thấy ở vùng châu Á.
Tỷ lệ nhiễm HP chung ở người Việt Nam khoảng 70% và gặp trong 70% số người bị loét dạ dày, gặp 90% trong số loét hành tá tràng. Không thể đoán trước được rằng người nào bị nhiễm HP sẽ trở thành ung thư, do đó cách tốt nhất để phòng tránh ung thư là nên diệt trừ HP ngay từ đầu.
Việc điều trị nhiễm HP cần được tiến hành ở những người có bệnh dạ dày tá tràng, có u lympho ở niêm mạc đường tiêu hóa hay người có tiền sử gia đình như ung thư đường tiêu hóa, xét nghiệm thấy vi khuẩn dù chưa mắc bệnh.
Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 – 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.
Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày.
Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số: thuốc ức chế bơm proton – Amoxcycilin – Metronidazol – Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày hành tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
Chỉ định tiệt trừ HP: Loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (c) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày.
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500 mg ] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B) 200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg ] x 2 lần x 7 ngày.
4. [ PPI + B 200 - 400mg + T 1000mg + A 1000mg ] x 2 lần x 7 ngày.
5. PPI 2 lần/ ngày + [ T 250 mg + M 200mg + B 108mg ] x 5 lần x 10 ngày.
Khi điều trị thử với một phác đồ không thành công thì thử đổi qua cái phác đồ khác. Không nên điều trị loét dạ dày tá tràng với phác đổ chỉ 1 hay 2 thứ thuốc. Khi thử 2 phác đồ mà vẫn không thành công thì cần cấy lại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Ngày nay y học còn phát hiện ra thêm cả trong vữa xơ động mạch và nhồi máu cơ tim cũng thấy có vai trò của vi khuẩn HP, và các bác sĩ tim mạch cũng đã đến lúc cần phải dự phòng nhồi máu cơ tim bằng thuốc kháng sinh.
Phương pháp mới điều trị ung thư đại tràng di căn
Biện pháp cắt gan kết hợp với gây tắc tĩnh mạch cửa tỏ ra rất có hiệu quả trong một số thể ung thư đại trực tràng di căn gan, mà trước đây cho là không thể can thiệp phẫu thuật được.
Theo dõi trên 18 bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan không có chỉ định phẫu thuật, trong đó 7 bệnh nhân bị di căn phức tạp ở hai thùy (multiple bilobar colorectal liver metastases – MBLM) đã cắt gan 1 kỳ hoặc 2 kỳ kết hợp với gây tắc tĩnh mạch cửa và 11 bệnh nhân không bị MNLM đã cắt gan 1 kỳ sau khi gây tắc tĩnh mạch cửa.
Kết quả là: ở nhóm MBLM, phẫu thuật cắt 1 kỳ khối di căn thùy trái không gây biến chứng và 5/7 trường hợp cắt khối di căn thùy phải. Phương pháp này có khả thi 71% đối với nhóm MBLM. Ở nhóm không bị MBLM, phẫu thuật cắt khối di căn thùy phải hoặc cắt thùy phải mở rộng sau gây tắc tĩnh mạch cửa có khả thi ở 64% trường hợp. Không có bệnh nhân nào tử vong trong phẫu thuật và tỷ lệ biến chứng hậu phẫu giữa 2 nhóm là tương đương nhau. 53% số trường hợp MBLM bị tử vong sau 3 năm.
Aspirin trong dự phòng u tuyến đại trực tràng
Có bằng chứng từ thực nghiệm trên động vật và từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp giảm nguy cơ u tuyến đại trực tràng. Hai thử nghiệm được công bố trên cùng một số của tạp chí New England Journal of Medicine xác định tác dụng này.
Trong thử nghiệm đầu, 635 bệnh nhân có tiền sử ung thư đại trực tràng được lựa chọn ngẫu nhiên dùng aspirin 325mg hàng ngày hoặc dùng giả dược. Soi đại tràng được thực hiện một cách thường quy trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Sau trung bình 12,8 tháng, tỉ lệ phát hiện u tuyến (một hoặc nhiều u tuyến) là 17% ở nhóm dùng aspirin và 27% ở nhóm dùng giả dược. Tỉ lệ trung bình bị u tuyến ở 2 nhóm là 0,3 so với 0.5. Asopirin làm giảm tới 35% nguy cơ phát hiện u tuyến.
Trong thử nghiệm thứ hai, 1.121 bệnh nhân có tiền sử u tuyến đại trực tràng gần đây được lựa chọn ngẫu nhiên thành 3 nhóm: dùng aspirin 81mg hàng ngày, hoặc aspirin 325 mg hàng ngày hoặc giả dược. Hầu hết các bệnh nhân (97%) được soi đại tràng theo dõi ít nhất 1 năm sau đó. Tần suất u tuyến (một hoặc nhiều u) là 38% (nhóm aspirin 81 mg), 45% (nhóm aspirin 325 mg) và 47% (nhóm giả dược). Giảm nguy cơ ở nhóm aspirin 81 mg so với nhóm chứng. Nguy cơ ung thư tiến triển giảm tới 40% ở nhóm aspirin 81 mg.
Tự xoa bóp phòng chống viêm loét dạ dày tá tràng
Việc xoa bóp có thể làm giảm cơn đau bụng cấp do viêm loét dạ dày, tá tràng khi không có thuốc và bác sĩ ngay tại chỗ. Nó cũng là cách phòng bệnh tích cực và có thể hỗ trợ cho các phương pháp trị liệu khác.
Quy trình tiến hành cụ thể:
- Xoa bụng: Dùng một hoặc hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ấn vừa phải trong vòng 5 phút. Trước đó, có thể dùng một loại dầu nóng xoa khắp bụng một lượt.
- Day ấn huyệt Trung quản: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt Trung quản trong 2 phút sao cho có cảm giác tức nặng tại chỗ và lan sâu vào bên trong dạ dày.
Vị trí huyệt Trung quản: Từ rốn đo thẳng lên trên 4 tấc (1 tấc bằng chiều ngang của ngón tay cái). Đây là mọt huyệt có vị trí hết sức quan trọng, có công dụng giảm đau, điều hòa chức năng co bóp và bài tiết của dạ dày.
- Day ấn huyệt Nội quan: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Nội quan trong 2 phút sao cho đạt được cảm giác tê tức tại chỗ là được.
Tìm huyệt Nội quan: Từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 tấc, huyệt nằm giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (nắm bàn tay và gấp nhẹ vào cẳng tay sẽ làm nổi rõ 2 gân này).
- Day ấn huyệt Túc tam lý: Dùng ngón tay cái hay ngón tay giữa đồng thời day ấn cả hai huyệt Túc tam lý trong 2 phút, sao cho có cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống mặt ngoài hai bàn chân là được.
Vị trí huyệt Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lổi củ trước xương chày, từ đây đo ra ngoài một tấc là vị trí huyệt, ấn vào sẽ có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân. Đây là một huyệt vị rất quan trọng, điều hòa công năng dạ dày và ruột, nâng đỡ sức đề kháng của cơ thể.
Quy trình trên cần được tiến hành kiên trì, đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi có cơn đau cấp, có thể làm thêm lần thứ ba.
(St)