Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách nhất
Cách chăm sóc cây Đại Phú Gia phát triển đẹp nhất
Nên cho trẻ đi mẫu giáo khi nào?
Sự phát triển của con bạn như một cá nhân tự chủ và biết lý luận sẽ thực sự tăng nhanh trong những năm đi mẫu giáo. Cách sử dụng ngôn ngữ của cháu sẽ lưu loát hơn nhiều và cháu sẽ bắt đầu biết liên hệ lời nói với chữ viết. Khả năng ngày càng cao về việc nắm bắt các hình dạng và hiểu các trình tự trước sau sẽ giúp cháu có khả năng giải quyết được những câu đố rắc rối hơn, như sắp xếp lại tranh vào đúng trình tự hay vẽ lại một hình vẽ mẫu. Sự tưởng tượng trong các trò chơi của cháu cũng phong phú hơn nhiều nên cháu có khả năng tự mình giải khuây được trong những khoảng thời gian lâu hơn, không trông chờ vào sự tham gia của bạn nữa.
Một đứa trẻ lên ba sẽ muốn phụ giúp bạn các công việc nhà đơn giản như quét nhà hay dọn dẹp bàn ghế chẳng hạn. Trò chơi tưởng tượng của cháu sẽ sống động hơn, khi cháu nghĩ ra người và đồ vật và đặt người và vật vào những tình huống phức tạp hơn, thế cho nên con gái thích những căn nhà của búp bê Wendy và con trai thích lập trại. Cháu sẽ chịu chơi trên sàn nhà một mình hay với anh chị em, trong thời gian dài hơn. Và cháu bắt đầu hiểu rằng một số những điều thích thú, như là một cuộc viếng thăm một người bà con, hay là đi mua kem ăn, phải chờ bố mẹ xuong việc mới được thực hiện.
Cháu sẽ tự chủ hơn và tự cho mình là cái rốn vũ trụ vào tuổi lên bốn. Cháu có thể táo tợn và lý sự hơn về việc làm theo ý mình. Cháu đã nắm vững được các khái niệm về quá khứ, hiện tại và tương lai, mặc dù có thể chưa hiểu rõ sinh nhật của mình bao giờ mới tới, sắp tới hay còn xa.
Vào tuổi lên năm, cháu tỏ ra ngoan ngoãn và biết kiềm chế hơn và có thể chơi những trò chơi có những quy tắc rắc rối hơn. Cháu có thể biết xem giờ và điều này giúp cháu gắn liền thời gian với những công việc thường làm hàng ngày. Giờ đây, óc khôi hài của cháu cũng sẽ phát triển hơn và cháu sẽ có thể kể những câu chuyện vui đơn giản và diễn xuất những tình huống hài hước - bất cứ cái gì có thể gây tiếng cười.
NHẬN THỨC
Phong cách nhận thức là cách mà một đứa trẻ đón nhận một tình huống - sẽ tuỳ thuộc vào khả năng nó có thể loại trừ những gì đang diễn ra phía sau hay chú ý rất nhiều đến việc đó. Người ta gọi phong cách thứ nhất là tính biệt lập với môi trường và phong cách thứ hai là lệ thuộc vào môi trường.
Việc đánh giá tính biệt lập với môi trường hay lệ thuộc vào môi trường cho thấy một sự khác biệt lớn giữa cón gái và con trai. Con trai thường biệt lập với môi trường hơn, và do đó chọn ra được một hình dạng từ một nền rắc rối dễ hơn là con gái. Điều này có thể là di con trai có khả năng mường tượng về không gian khá hơn và sớm hơn con gái rất nhiều.
Hiểu được trong tính cách và sở thích của trẻ thuộc loại biệt lập với môi trường có thể rất có ích. Nếu cháu biệt lập được nói chung là cháu sẽ có khả năng tập trung vào đồ vật hay công việc, trong khi những đứa trẻ lệ thuộc vào môi trường có khuynh hướng tập trung hơn vào con người. Điều đó có thể giải thích được việc các bé gái, vì lệ thuộc vào môi trường hơn, ngay từ đầu đã dễ hoà đồng hơn con trai rất nhiều.
TRẮC NGHIỆM NHẬN THỨC
Bạn có thể xác định để xem con mình có tính lệ thuộc hay biệt lập với môi trường bằng cách xem cháu có thể chọn ra một hình dạng hình học từ một bản vẽ rắc rối hay không. Bạn cho cháu xem một hình dạng đơn giản như một hình tròn, vuông hay tam giác rồi bảo cháu tìm một hình giống như vậy trọng một bản vẽ rắc rối hơn.
Để có thể kiếm ra được hình đó, con bạn phải phớt lờ chi tiết phía sau (môi trường) và chỉ chú ý tới các hình dạng. Nói chung, trẻ con trở nên ngày một biệt lập hơn với môi trường khi lớn lên. Sau một thời gian bạn có thể giới thiệu những hình dạng rắc rối hơn – như hình một con vật bị che khuất đi – trên những nền càng ngày càng rắc rối hơn. Trong trường hợp con bạn thuộc loại lệ thuộc vào môi trường, cháu sẽ trông chờ vào những đầu mối từ bên ngoài, tức là vào sự nhắc nhở và khuyến khích của bạn. Tuy nhiên, ngược lại đứa trẻ biệt lập với môi trường có khả năng tách rời riêng những bộ phận khỏi tổng thể, cháu sẽ có chiều hướng thành công hơn trong những công việc tri thức, như nhữngviệc đòi hỏi ý thức tốt về không gian – thí dụ như đánh cờ chẳng hạn.
CHƠI MÀ HỌC
Các trò chơi sẽ tiếp tục đóng góp vào tiến trình phát triển của đứa con ở lứa tuổi mẫu giáo của bạn. Một khi cháu đã vận dụng thành thạo những sáng tạo riêng của mình trong khi chơi, cháu có thể áp dụng những điều ấy vào thế giới thực tế. Đôi khi con bạn mải mê trong thế giới tưởng tượng của mình mà quên luôn cả sự hiện diện của bạn, những lúc rảnh rỗi bạn hãy gơợiý cho cháu thêm những cách chơi mới, hướng dẫn cho cháu các thao mới với các đồ chơi và vật dụng của mình.
Trò chơi giả bộ
Con bạn sẽ tạo ra thế giới nhỏ của riêng mình như một phần trong quá trình bắt chước theo người lớn. Một chiếc lều hay căn nhà ấm áp có thể được dựng lên ngay tức thì với hai cái ghế hay một chiếcbàn nhỏ với tấm mền phủ lên trên. Trẻ con rất thích đi chơi với các loại thùng giấy, nhất là các loại lớn trẻ có thể leo vào ngồi được. Với các thùng các-tông này trẻ có thể sáng tạo ra được rất nhiều trò: các thùng nhỏ được tạo ra thành tàu bè và xe ôtô, khi xếp chồng lên nhau thì trở thành lâu đài, nhà cửa: đặt về một bên thì thành đường hầm và khi xếp nối đuôi nhau thì trở thành đoàn tàu xình xịch đang tiến vào sân ga.
Ở tuổi này, đóng bộ bằng trang phục của người lớn là một trò chơi rất được ưa thích: một vài món phục trang rất đơn giản có thể biến con bạn thành một bác sĩ hay một người lính cứu hoả, và trong thế giới tưởng tượng của mình, cháu là người lớn và con gấu nhồi bông hay em búp bê đóng vai con nít.
Chơi ở bên ngoài
Những trò chơi với cát, nước hay đất sét là một nguồn thu hút rất lớn đối với trẻ và cũng giúp trẻ mở mang thêm trí tuệ rất nhiều. Trẻ có thể xây các bức tường thành, lâu đài trong các hố cát hoặc cháu có thể chơi với một cái xô đầy nước, cùng các chai, lọ nhựa và thích thú khi không hiểu sao chúng cứ nổi lềnh bềnh dù cháu đã cố sức đổ đầy nước vào bên trong.
Chơi trong nhà
Giờ đây con bạn đã thành thạohơn trong việc phối hợp động tác để phụ giúp bạn trong các công việc nhà. Thực ra cháu đang học hỏi hơn là làm vì cháu đang tập bắt chước bạn. Cháu thích giúp bạn nhặt rau, sắp xếp đũa, muỗng và thích được trình bày bàn ăn, nhờ vậy các kỹ năng vận dụng bàn tay được cải thiện cũng như tăng thêm cho cháu tính tự lập và tự tin.
Chơi nhạc
Bất cứ đứa trẻ nào có thính giác bình thường đều thích nghe và tỏ ra thích thú với tiếng nhạc. Chắc hẳn là cháu sẽ không có khả năng chơi được những điệu nhạc, nhưng cháu có thể ngân nga và sẽ thích đánh nhịp theo. Những cái xúc xắc, những mảnh gỗ đánh nhịp, kèn trongpét và trống đều rất tốt cho mục đích này, cũng như những xoong hay khuôn làm bánh cũ và những cái muỗng bằng gỗ. Một cây đàn phiến gỗ sẽ giúp cho cháu nhận biết những nốt nhạc và thử nghiệm nghe những nốt cáo nốt thấp. Tốt nhất là đừng mua những cây đàn phiến hay nhạc cụ khác cho đến khi cháu đã tỏ lộ sự thích thú về lâu về dài, và bạn sẽ không thấy phí khi đầu tư vào một nhạc cụ chất lượng tốt.
CHIA SẺ ĐỒ CHƠI
Con bạn muốn giao tiếp nên cháu cần làm quen với khái niệm chia sẻ. Sẽ dễ nhất nếu trước hết cháu đã biết chia sẻ với bạn bè, vậy bạn hãy nêu gương tốt cho cháu: “Đây là một ít kem của mẹ”; “con có thể ăn một nửa trái táo của mẹ”. Rồi bạn hãy đưa vào khái niệm “một cái cho con, một cái cho mẹ”. Rồi sau đó mới nói “Cho mẹ mượn bút chì của con nhé?”, “Mẹ chơi với con búp bê của con nhé?”.
(St)