Làm sao để hết giun kim: biểu hiện và phòng ngừa
Cách phòng ngừa và xử lý nhanh khi bị rắn độc cắn mùa mưa bão
Bé bị côn trùng cắn, đốt điều trị và phòng ngừa thế nào?
Hạ đường huyết ở trẻ em điều trị và phòng ngừa như thế nào
Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng đường tiểu và các biện pháp phòng ngừa
Nguy cơ làm gia tăng tình trạng rạn da
Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu, có một số nguy cơ làm gia tăng tình trạng rạn da ở mẹ bầu là:
- Cân nặng của thai phụ trước khi mang thai (người béo phì) càng cao, nguy cơ rạn nứt càng lớn.
- Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ cũng là yếu tố quan trọng tăng nguy cơ rạn nứt.
- Yếu tố di truyền: nếu mẹ của bạn từng bị rạn da khi mang thai thì nguy
cơ của bạn cao hơn so với những người thuộc nhóm còn lại.
- Cân nặng và kích thước đầu của em bé càng lớn, nguy cơ rạn nứt của mẹ trong lúc mang thai càng cao.
Thiếu dưỡng chất làm tăng nguy cơ rạn da. (ảnh minh họa)
- Thiếu dưỡng chất cho da: chế độ ăn
nghèo protein, kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin A và uống ít nước làm
tăng nguy cơ rạn nứt da khi mang thai.
- Ít vận động trước và trong khi mang thai: kết quả khảo sát
cho thấy những người thường xuyên tập thể dục ít bị rạn nứt da khi mang
thai so với nhóm ít hoặc không vận động.
Phòng ngừa rạn da bằng cách nào?
Dù biết rằng rạn da là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng tình trạng này lại rất khó để ngăn ngừa cũng như chữa trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mẹ bầu vẫn có thể giảm thiểu được tình trạng rạn da nếu thực hiện đúng các quy tắc sau:
Không tăng cân “phi mã”
Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 cân là vừa.
Có chế độ ăn uống đủ chất
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa.
Đừng quên uống nước
Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.
Đừng quên bôi kem chống rạn
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm được loại kem chống rạn an toàn và phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp ngừa rạn da từ dân gian như massage với dầu dừa, sữa bò tươi… cũng có công dụng giảm rạn da hiệu quả.
Chăm chỉ bôi kem chống rạn cũng hạn chế được tình trạng rạn da. (ảnh minh họa)
Đảm bảo độ ẩm cho da
Giữ làn da của bạn luôn đủ độ ẩm sẽ hạn chế được tối đa những vết rạn do thai kỳ mang lại. Những cách tốt nhất để giữ ẩm cho da là tắm rửa hợp lý, sử dụng những loại thảo dược, trái cây có công dụng dưỡng da, đắp mặt nạ cho da…
Ngoài ra, vitamin E có tác dụng giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa vết rạn da. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vitamin E massage nhẹ nhàng lên phần da dễ bị rạn để hạn chế nguy cơ rạn da.
Đừng bỏ qua thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen và bảo vệ tế bào gốc của cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung nhiều Vitamin C sẽ giúp da tăng cường khả băng chống oxy hóa. Cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin C vào cơ thể là ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C, rau xanh như ớt đỏ, cam, bưởi, ổi, dâu tây, bông cải xanh, chanh.
Tắm với nước ấm
Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Trong lúc tắm, bạn nên sử dụng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.
1. Mát xa
Dùng bàn chải mềm, miếng vải mềm hay đơn giản là miếng xơ mướp (có
thể dễ dàng mua ngoài chợ) nhẹ nhàng mát xa lên vùng da đang có dấu hiệu
bị căng. Bạn nên bắt đầu mát xa đều đặn từ những tháng đầu tiên của
thai kì. Cách làm này đặc biệt hữu ích vì chúng tăng tuần hoàn máu -
chống lại tình trạng da khô và rạn hữu hiệu nhất.
2. Dầu dừa
Dầu dừa luôn là "thần dược" với sắc đẹp của phụ nữ từ bao đời này.
Cách đơn giản mà tiết kiệm nhất để bạn giảm thiểu tình trạng rạn da khi
mang thai là hãy đều đặn thoa dầu dừa lên vùng bụng, đùi, ngực... hằng
ngày ngay từ những tháng đầu tiên. Thành phần dưỡng ẩm trong dầu dừa sẽ
cung cấp nước và làm mềm da từ bên ngoài, tăng độ đàn hồi cho da, giảm
thiểu nguy cơ xuất hiện các vết rạn.
3. Kem dưỡng ẩm từ hoa cúc
Đun sôi nước rồi ngâm 5-10 bông hoa cúc trong 1 giờ. Sau đó, lọc bỏ
bã hoa cúc và thêm 1/2 thìa cà phê glycerin (bạn có thể mua ở hiệu
thuốc) vào, khuấy đều. Làm tan chảy bơ thực vật, dầu long não rồi đổ
chung vào hỗn hợp hoa cúc và glycerin ở trên. Cuối cùng, cho tất cả hỗn
hợp trên vào máy trộn đều để được một loại kem dưỡng sền sệt. Để hỗn hợp
trong tủ lạnh khoảng 5 ngày thì đem ra sử dụng như kem dưỡng da bình
thường.
4. Kem dưỡng ẩm từ quả lê
Bạn cần một quả lê chín, 4 thìa canh dầu oliu, 4 thìa dầu lô hội, 6
viên vitamin E dạng con nhộng. Xay nhuyễn lê, trộn đều cùng các nguyên
liệu đã chuẩn bị sẵn để tạo thành 1 hỗn hợp mềm mịn. Thoa đều lên da
trong vòng 30 phút. Nếu muốn sử dụng nhiều lần, bạn có thể trộn thêm 5
giọt nước cốt chanh và giữ hỗn hợp này trong tủ lạnh.
5. Kem dưỡng ẩm ca cao
Ca cao là một trong những nguyên liệu được dùng nhiều nhất trong mĩ phẩm chống khô, rạn da. Bên cạnh đó, ca cao cũng là lựa chọn tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm và làm mềm da nhờ thành phần giàu hydrat để cung cấp nước cho làn da. Bạn có thể dùng 1 chén ca cao hòa tan, 2 viên vitamin E dạng con nhộng, 2 thìa dầu dừa và 4 thìa sáp ong. Trộn lẫn hỗn hợp và đun nóng, sau đó để nguội và cất vào tủ lạnh dùng dần. Hãy chăm chỉ bôi kem hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.
(St)