Phong tục cưới hỏi của người Campuchia

Tục cưới hỏi ở Campuchia rất đặc biệt và thú vị Các cô gái Cam khi đã 16 tuổi và chưa có gia đình thì trước nhà sẽ treo một cái khăn hồng. Nhà nào trước cửa có khăn hồng, tức nhà đó có cô gái chưa chồng - không cần biết cô ta bao nhiêu tuổi.



Chắc chỉ cần nhìn khăn hồng cũ hay mới là đoán được tuổi nhỉ? Có câu chuyện vui kể rằng: Một anh nọ đến nhà có treo khăn hồng mục đích là tìm vợ, anh ta gặp một bà lão và hỏi dò "Cháu muốn cưới cháu gái của ngoại có được không ạ?" thì bà cụ mắng té tát "Tổ cha mầy, tao còn chưa có chồng lấy đâu ra có cháu"


Ngày xưa, nếu chàng trai để ý cô gái nào thì sẽ đến ở nhà cô gái ấy làm "rể hờ" ba năm, tất nhiên trong ba năm đó chàng trai hoàn toàn không được động gì đến cô gái và sống y như người giúp việc trong nhà. Sau ba năm nếu cô gái ưng thì sẽ cưới làm vợ. Nhưng tập tục ở rể hờ ba năm được bãi bỏ vì nhiều gia đình lợi dụng chuyện chàng trai ở rể cho họ suốt nhưng cô gái lại không bao giờ ưng. Sau này, chàng trai nào thích cô gái nào cứ việc đến nhà dạm ngõ, và thường sẽ được người nhà bên vợ hỏi rằng "có đi tu chưa?". Vì người Cam có tục con trai đến 12 tuổi là phải đi tu trả hiếu cho cha mẹ, thời gian tu có thể là 3 năm, 3 tháng hoặc 3 tuần, nhưng không được là 3 ngày. Và người ta quan niệm những người có đi tu thì sẽ biết đạo lý hơn, sống tốt hơn.




Lễ cưới của người Khmer theo phong tục cổ truyền sẽ gồm ba lễ:

1. Lễ Sđây Đol Đông (Lễ nói): đàng trai chọn nét Phlâu Chău Ma Ha (người làm mai) đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm : Bánh, trái cây, trầu cau …, mỗi thứ đều là số chẵn.

2. Lễ Lơngmaha (Lễ hỏi), hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết hai đàng đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm : 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức đám cưới cũng được hai họ thống nhất.

3. Lễ Thngay Bôs Coltê (Lễ cưới), diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (thầy cúng). Những nghi lễ chính : tiễn đưa chàng rể về nhà gái; dâng cơm cho sư; cắt tóc; lạy ông bà; rắc bông cau; nhập phòng, nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.




3 ngày cưới của người Campuchia

Đám cưới người Campuchia thường được tiến hành trong 3 ngày:

Ngày vào lều: Là ngày đầu tiên của đám cưới. Đầu tiên nhà gái phải dựng ở nhà mình một lều tân lang, bên cạnh đó là lều tiếp khách và lều bếp núc. Chú rể khi đến nhà cô dâu thì vào luôn lều tân lang.

Ngày thứ hai: Từ sáng sớm, bố mẹ và bạn bè hai gia đình đến nhà cô dâu tổ chức lễ cúng tổ tiên, cầu nguyện, phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ. Buổi chiều tổ chức lễ cắt tóc. Sau 3 tiếng trống phù dâu và phù rể sẽ cắt tóc cho cô dâu, chú rể trong tiếng hát "bài ca cắt tóc", một người của đội nhạc đại diện cho cô dâu chú rể múa hát. Tổ chức nghi lễ này là để xoá tan những điều không may mắn của hai người. Cuối cùng là lễ tụng kinh. Cô dâu, chú rể quỳ trước mặt 4 nhà sư, hai tay chắp trước ngực, 4 nhà sư tụng kinh trong khoảng nửa tiếng. Tiếp theo là tiệc cưới, ăn xong thì hát múa. Nam nữ thanh niên quây quần xung quanh cô dâu, chú rể hát múa đến tận đêm khuya, hát múa xong thì tổ chức lễ buộc dây. Cô dâu chú rể ngồi xếp vòng tròn, hai tay chắp lại trước ngực, bố mẹ hai người sẽ lần lượt buộc dây vào cổ tay hai người. Điều này tượng trưng cho mối quan hệ với hai gia đình gắn bó chặt chẽ.

Ngày thứ ba: Là ngày bái đường. Nghi lễ do một người già cả chủ trì, phần lớn được tổ chức ở chùa chiền. Khi tổ chức lễ, đội nhạc sẽ tấu lên ca khúc bái đường. Sau đó đến tiết mục song ca của cô dâu chú rể và mọi người hát tập thể. Cuối cùng người chủ trì nghi thức sẽ phân phát trầu cau cho người nhà. Mọi người rắc hoa tươi lên cô dâu, chú rể để chúc phúc.

Sau khi kết thúc nghi lễ bái đường, người hát lúc nãy sẽ hát bài ca quấn chiếu cỏ và cuốn cái chiếu cỏ lúc nãy hai người ngồi và đem bán đấu giá. Khi ấy, cô dâu, chú rể phải bỏ tiền ra mua lại và đem vào trong phòng tân hôn, chiếc chiếu này sẽ được trải trên giường của họ. Sau đó, chủ hôn sẽ giao chú rể cho cô dâu trước mặt mọi người, đám cưới cũng kết thúc tại đó.


Tục cưới hỏi Campuchia


Đến đây tôi chợt nhớ lại câu chuyện về phong tục cưới hỏi của người Campuchia. Các cô gái Cam khi đã 16 tuổi và chưa có gia đình thì trước nhà sẽ treo một cái khăn hồng. Nhà nào trước cửa có khăn hồng, tức nhà đó có cô gái chưa chồng - không cần biết cô ta bao nhiêu tuổi. Chắc chỉ cần nhìn khăn hồng cũ hay mới là đoán được tuổi nhỉ? Có câu chuyện vui kể rằng: Một anh nọ đến nhà có treo khăn hồng mục đích là tìm vợ, anh ta gặp một bà lão và hỏi dò "Cháu muốn cưới cháu gái của ngoại có được không ạ?" thì bà cụ mắng té tát "Tổ cha mầy, tao còn chưa có chồng lấy đâu ra có cháu" 



Ngày xưa, nếu chàng trai để ý cô gái nào thì sẽ đến ở nhà cô gái ấy làm "rể hờ" ba năm, tất nhiên trong ba năm đó chàng trai hoàn toàn không được động gì đến cô gái và sống y như một "osin" trong nhà. Sau ba năm nếu cô gái ưng thì sẽ cưới làm vợ. Nhưng tập tục ở rể hờ ba năm được bãi bỏ vì nhiều gia đình lợi dụng chuyện chàng trai ở rể cho họ suốt nhưng cô gái lại không bao giờ ưng. Sau này, chàng trai nào thích cô gái nào cứ việc đến nhà dạm ngõ, và thường sẽ được người nhà bên vợ hỏi rằng "có đi tu chưa?". Tôi cũng khá ngạc nhiên với câu hỏi này, vì người Cam có tục con trai đến 12 tuổi là phải đi tu trả hiếu cho cha mẹ, thời gian tu có thể là 3 năm, 3 tháng hoặc 3 tuần, nhưng không được là 3 ngày. Và người ta quan niệm những người có đi tu thì sẽ biết đạo lý hơn, sống tốt hơn...

Lễ cưới của người Khmer theo phong tục cổ truyền sẽ gồm ba lễ:

1. Lễ Sđây Đol Đông (Lễ nói), đàng trai chọn nét Phlâu Chău Ma Ha (người làm mai) đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm : Bánh, trái cây, trầu cau …, mỗi thứ đều là số chẵn.

2. Lễ Lơngmaha (Lễ hỏi), hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết hai đàng đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm : 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức đám cưới cũng được hai họ thống nhất.

3. Lễ Thngay Bôs Coltê (Lễ cưới), diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (thầy cúng). Những nghi lễ chính : tiễn đưa chàng rể về nhà gái; dâng cơm cho sư; cắt tóc; lạy ông bà; rắc bông cau; nhập phòng, nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.


Đám cưới Campuchia trong mắt người Tây


Lễ thành hôn là dịp nhận tiền mừng nên ai cũng được mời tới dự - Julie Masis, phóng viên báo The Christian Science Monitor, viết về đám cưới ở Campuchia như vậy. Một cặp tình nhân Campuchia chụp ảnh cho ngày cưới. Đám cưới được tổ chức linh đình với hàng trăm khách mời là bình thường ở đất nước này. Campuchia có rất nhiều đám cưới, một phần vì các quy tắc xã hội khắt khe về hôn nhân và tỷ lệ người trẻ tuổi cao. Ngày cưới thường là dịp để nhận tiền mừng nên ai cũng được mời. Người phương Tây tới Campuchia thường thấy mình được mời tới dự lễ cưới nhiều hơn so với ở nước nhà. Khi rong ruổi bằng xe máy trên một con đường nông thôn chừng nửa giờ đồng hồ, tôi đã gặp ít nhất 5 chỗ dựng rạp đám cưới. Rất dễ nhận ra - chúng được trang trí rèm hồng, ruy-băng quấn quanh ghế và tên của cô dâu - chú rể được dán ở cổng. Hart Feuer, một chuyên gia nghiên cứu sống ở Campuchia được 1 năm, cho biết anh đã được mời tới dự ít nhất 15 đám cưới, một số đám có tới trên 1.000 khách mời dự tiệc. Vậy tại sao có nhiều đám cưới đến vậy? Có thể một phần do thực tế là 64% người Campuchia hiện nay ở độ tổi dưới 30. Và về mặt văn hóa, nam nữ sống thử trước hôn nhân là điều không được chấp nhận ở nước này, theo Rabbi Bentche Butman, người đứng đầu Trung tâm Do Thái Campuchia. Một nguyên nhân khác nữa là tài chính. Người dân nước này có phong tục mừng tiền mỗi khi đi dự lễ cưới - khoảng chừng 20 USD. Vì vậy, chủ nhà thường mời rất nhiều khách và đôi khi họ mời cả những người không quen biết. Un Chanta, một đầu bếp, mới đây đã mời tất cả các thành viên trong công ty tới dự đám cưới con gái mình, trong đó có cả một số người nước ngoài vừa mới tới Campuchia vài ngày trước đó. "Thật hãnh diện khi có một người phương Tây tới đám cưới của bạn", Naomi Robinson, Tổng biên tập tạp chí AsiaLIFE Guide ở Campuchia, nói. "Và bạn cũng trông mong sẽ được mừng tiền. Còn nếu bạn là người phương Tây, bạn được hy vọng là sẽ mừng nhiều hơn". Nhưng dù với bất kỳ lý do gì, nhiều đám cưới được tổ chức linh đình có thể là một gánh nặng về tài chính. Sinh viên  Dorn Phok của trường Cao đẳng Phnom Penh, người có mức lương 100 USD/tháng, được mời tới 5 đám cưới hồi tháng 2. Anh chỉ dự được có 3 đám nhưng vẫn mừng tiền cho hai đám kia. "Khi nào đến lượt tôi, tôi muốn tổ chức lễ cưới thật to theo truyền thống Khmer và bởi vì mọi người nợ tôi tiền".



Tham khảo thêm phong tục tập quán và văn hóa tín ngưỡng Campuchia



Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Suốt chiều dài lịch sử của Campuchia các luồng tư tưởng tôn giáo này chi phối cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống cả vật chất lẫn tinh thần.

Từ những công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy nổi tiếng thế giới như quần thể Angkor  – di sản văn hóa thế giới cho đến các kiến trúc nhà ở, trường học; từ những điệu nhảy truyền thống trong các ngày lễ hội trọng đại của quốc gia cho đến những bài hát ru con ngủ của các bà các mẹ cũng đậm đà “hương vị” của tôn giáo.

Bên cạnh những nét văn hóa du nhập từ Ấn Độ, Trung Hoa qua tư tưởng tôn giáo thì người dân Campuchia cũng có những nét văn hóa riêng rất đặc sắc, rất “Campuchia” tạo nên một thứ văn hóa vừa quen, vừa lạ, rất gần gũi nhưng cũng rất lạ lẫm với du khách.

1. Tín ngưỡng

Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.

2. Những đóng góp của Phật giáo đối với đất nước Campuchia

Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nỗ lực không mệt mỏi trong hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á, điển hình như đất nước Campuchia đã tôn Phật giáo lên địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí đóng góp phần lựa chọn cả những con người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp. . . .

Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp, Angkor.v.v… Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước Campuchia nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.

2. Gặp gỡ và chào hỏi

- Người Campuchia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác giữa người với người.

- Cách chào hỏi truyền thống là cuối người cùng với động tác chắp tay trước ngực (tương tự như động tác đặt tay khi cầu nguyện của Phật giáo).

- Một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn.

- Đối với người ngoại quốc, người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay, tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách chào truyền thống đối với khách.

- Nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở nước này rất đơn giản: đáp lại tất cả những lời chào mình nhận được.

- Ở Campuchia, để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường thêm từ "Lok" đối với đàn ông và "Lok Srey" đối với phụ nữ trước họ hoặc  họ và tên đầy đủ.

3. Tặng quà

- Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul Chnam).

- Không giống các nền văn hóa khác, người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật và sinh nhật không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất nhiều người ở thế hệ trước thường không nhớ chính xác ngày sinh của mình.

- Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món quà nhỏ.

- Tránh tặng dao.

- Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc.

- Nên dùng cả hai tay khi trao quà.

- Không được mở quà ngay sau khi nhận.

4. Ăn uống

- Cách ứng xử tại bàn ăn của người Campuchia khá trang trọng

- Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh;

- Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ để tránh phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự;

- Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên;

- Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.



Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin


(st)