Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội
Phong tục cưới hỏi của người Nam Bộ
Phong tục cưới hỏi của người Mông siêu thú vị
Hà Nội là thủ đô của nước ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, vì vậy phong tục cưới xin của người Hà Nội xưa thường phải trải qua rất nhiều các thủ tục và nghi lễ truyền thống.
Ngày nay, đời sống văn minh hơn cộng với sự tiếp nhận văn hóa ngoại lai đã khiến cho phong tục cưới truyền thống không chỉ ở Hà Nội mà ở các địa phương khác đã có nhiều thay đổi theo hướng đơn giản các nghi lễ. Nhưng một lễ cưới cơ bản vẫn phải diễn ra ba nghi lễ: lễ Dạm ngõ, lễ Ăn hỏi, và lễ Cưới. Tuy nhiên dù có cách tân đến đâu thì trong đám cưới của người Hà Nội vẫn giữ được trong mình những nét văn hóa truyền thống riêng biệt.
Cơi trầu dạm ngõ là trầu bỏ đi
Phần đa các tỉnh phía Bắc, trong đó bao gồm cả Hà Nội, người dân thường lưu truyền nhau câu nói: Cơi trầu dạm ngõ là trầu bỏ đi. Bởi lễ dạm ngõ (nhiều nơi gọi là “nói chuyện người lớn” ) là lần đầu tiên các bậc phụ huynh của hai bên gia đình chính thức gặp mặt và xin phép cho đôi trẻ được qua lại, tìm hiểu nhau. Mặc dù đây là nghi lễ truyền thống bắt buộc phải có, nhưng sau lễ Dạm ngõ hai bên gia đình vẫn có quyền quyết định có đồng ý cho đôi trẻ nên duyên hay không.
Bánh phu thê – Lễ vật bắt buộc phải có trong lễ Ăn hỏi.
Ông bà ta đã dạy “miếng trầu là đầu câu chuyện”, lễ Ăn hỏi được đánh dấu là sự kiện đính ước của hai bên gia đình, vì vậy ở hầu khắp các địa phương trong cả nước đều phải có cơi trầu trong ngày lễ Ăn hỏi.
Đặc biệt, trong lễ Ăn hỏi của người Hà Nội nhất định không thể thiếu bánh phu thê (một số nơi gọi là bánh “su sê” ). Bánh phu thê được coi trọng như vậy bởi người dân quan niệm đây là loại bánh tượng trưng cho sự gắn kết trọn đời của đôi vợ chồng trẻ. Sau lễ Ăn hỏi, đôi uyên ương đã được coi là vợ/ chồng tương lai của nhau, được xem là con cái của hai bên gia đình.
Thiệp cưới kèm theo đồ lễ ăn hỏi
Sau lễ Ăn hỏi, cả hai nhà sẽ tất bật chuẩn bị cho lễ cưới diễn ra khoảng một tuần hoặc 10 ngày sau đó. Trước đám cưới, hai bên gia đình sẽ đi phát thiệp cưới mời họ hàng thân thuộc và bạn bè tới chung vui và chúc phúc cho đôi vợ chồng sắp cưới. Ở Hà Nội, khi đi phát thiệp cưới người ta thường phát kèm một ít chè, có nơi còn có thêm hạt sen là sính lễ trong ngày ăn hỏi. Tục lệ này xuất phát từ quan niệm của người dân muốn phân chia niềm vui hỷ sự của mình với tất cả mọi người