Phong tục cưới hỏi của người Nam Bộ
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Ê Đê
Vào thưở xa xưa, việc dựng vợ gã chồng cho con đều do cha mẹ đôi bên định liệu tất cả. Tục lệ ấy, ngày nay đã thay đổi. Tuy nhiên, để đi đến kết hôn, nhiều gia đình vẫn còn thực hiện theo các lễ sau:
• Sơ vấn: Bên nhà trai đến nhà gái theo cách đến chơi cho biết nhà biết cửa, biết mặt bên nhà gái. Không có nghi thức gì bó buộc phải theo.
• Vấn danh: (coi mặt) Khi đã tiếp xúc buổi sơ vấn, nhà trai có thể làm xui với nhà gái cho biết tuổi của cô con gái, thường gọi là “niên canh bát tự” (năm sinh tám chữ).
• Nạp các:(nói vợ) Nhà trai sau khi đã xem tuổi của người con gái mà không thấy điều gì xấu, nhà trai đến báo cho nhà gái biết tuổi của hai đứa con đều tốt. Nhà trai đồng ý nói người con gái ấy làm vợ cho con trai mình nên gọi là nói vợ. Nói bằng lời thôi, không có lễ vật gì.
• Đính hôn, bỏ trầu, lễ hỏi:
Sau khi hai bên nhà trai nhà gái thỏa thuận việc dựng vợ gã chồng cho con mình, nhà trai làm “lễ diện nhạn”. Trước khi làm lễ này, phải có khay cau trầu rượu để xin trình bày lý do, vì phong tục của người Việt Nam “cau trầu là đầu câu chuyện”. Ngày nay không có cặp nhạn, mà trau cầu, bánh trái, trà rượu để nhà gái biếu bà con bạn bè cho biết con gái mình đã được định nơi. Một chiếc nhẫn đeo vào tay người con gái, gọi là nhẫn đính hôn. Nhà trai, nhà gái đều gửi thiếp cho bạn bè. Thiếp ấy gọi là thiếp đính hôn.
Hoặc năm miếng trầu là dâu nhà người, nhắc nhở để con gái biết rằng từ đây đã là chính thức dâu nhà người ta. Không có lễ cúng kiến gì cả, như là việc xem mặt đi nhiều người có xã giao rượu trà mà thôi. Ngày xưa, sau khi làm lễ đính hôn, người con trai phải đến nhà người con gái làm rễ. Làm rễ là làm những công việc của nhà người con gái, như người trai bạn trong nhà. Nếu nhà người con gái là nhà làm ruộng, người làm rễ phải đi cày, cuốc đất… làm rễ có nơi lâu đến ba năm mới cho làm lễ cưới. Trong thời gian ba năm này, nhà trai mỗi năm phải có hai lễ cho nhà gái: Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ. Mồng năm tháng năm (Tết Đoan Ngọ) phải tết một cặp vịt sống.
Mồng năm nhận hết
Ngày Tết thì chừa (lại)
Nghĩa là đi tết mồng năm, nhà gái nhận hết lễ vật. Ngày tết thì chừa lại một nửa gởi lại nhà trai.
Ngày trước, chú rễ không dự vào lễ đính hôn, ngày nay thì trái lại.
• Lễ cưới:
Định ngày lành tháng tốt, nhà trai đem tiền bạc(tệ) và lễ vật (sính) đến nhà gái để xin cưới người con gái ấy cho con trai mình làm vợ. Lễ này thường gọi là lễ cưới gồm nạp lễ, nên nghi thức rườm rà hơn lễ đính hôn. Những lễ vật đưa đến nhà gái phải kể quan trọng nhất là cặp đèn sáp lớn để thắp vào bàn thờ hôn lễ. Mâm cau, trầu, rượu, đồ trang sức cho cô dâu, bánh trái, tiền bạc đều để lên bàn trước bàn thờ. Trình diện cô dâu, cô dâu được đeo nữ trang. Dâu rễ lạy bàn thờ, cha mẹ nhắc nhủ cô dâu, quà biếu trong ngày lễ này. Nhà gái còn mời họ nhà trai ăn uống khi đưa dâu.
• Cúng tơ hồng
Cúng lễ này thường diễn ra ở nhà gái. Đúng giờ, nhà trai vào nhà gái làm thủ tục trình giờ nạp lễ xong. Nhà gái mời nhà trai vào nhà, bàn giá thú bày sẵn ở giữa sân. Người chủ hôn từ phía họ nhà trai, mặc áo rộng địa xanh, đội khăn đóng, dùng dao bửa quả cau làm hai lấy một lá trầu quệt vôi rồi đặt vào dĩa dâng lên bàn thờ, đứng vào chiếu lạy, châm đèn đốt nhang rồi vái lạy cảm ơn Nguyệt Lão xe duyên, đôi khi có đọc văn tế. Chỉ có người chủ hôn lạy cám ơn Nguyệt Lão mà thôi.
Sau khi hoàn tất lễ cúng tơ hồng, tứ thân phụ mẫu làm lễ yết gia tiên nhà gái. Đôi nam nữ vái lạy gia tiên và cha mẹ mình để về nhà chồng.
• Rước dâu – Lễ giao duyên hợp cẩn
Trước ngày cưới khoảng mười ngày, nửa tháng, nhà trai sang nhà gái để bàn chuyện tổ chức đám cưới cho được chu toàn, gọi là “Thọ ngôn”. Lễ thọ ngon chỉ có cau trầu rượu. Mọi thủ tục giờ giấc được bàn bạc cụ thể, chặt chẽ. Sau khi làm lễ tơ hồng, cúng gia tiên ở nhà gái xong, đến giờ rước dâu về nhà chồng. Gái về nhà chồng phải đúng giờ gọi là giờ nhập trạch – là hoàng đạo (giờ tốt), về làm dâu sẽ thuận lợi tốt đẹp. Trật giờ, sinh lắm chuyện không hay.
Về đến nhà trai, lễ gia tiên vẫn diễn ra như tại nhà gái. Sau đó đến lễ giao duyên hợp cẩn. Vợ ông chủ hôn vào phòng hoa chúc và trải chiếu mới cho cặp vợ chồng. Chú rễ thắp hai cây đèn sáp đưa cao khỏi đầu, cô dâu bưng quả hộp theo sau vào nhập phòng. Quả hộp bằng gỗ, sơn màu đẹp, phủ khăn gỗ.
Trong quả hộp đựng kim, chỉ ngũ sắc và muối gừng. Vào đến phòng hoa chúc, cô dâu chú rễ trao nhau ăn miếng gừng và muối.:
Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau
Hai cây đèn sáp thắp sáng để dẫn đường đi vào phòng hoa chúc. Người ta nói ánh đèn sáp không để cho bóng hình của người rễ bị cô dâu dẫm lên. Chàng rễ bị dẫm bóng về sau vợ sẽ ăn hiếp.
Ngày cưới, nhà gái trang hoàng ở cổng chào vào nhà mình hình chữ Vu Quy. Nhà trai trang hoàng chữ Tân Hôn hoặc Thành Hôn. Cô dâu chú rễ mặc áo cổ truyền khi làm lễ. Khách khứa ăn mừng mặc âu phục hoặc áo cổ truyền.
• Lại mặt
Khi đưa dâu, người mẹ không đi theo tiễn đưa, chỉ có người cha, cô, chú, bác theo người con gái về nhà chồng. Cảnh bịn rịn, nhớ nhung nên bà mẹ và con gái thường ôm choàng nhau khóc: “Khấp như thiếu nữ vu quy nhật”
Vì bà mẹ lúc đưa dâu phải ở nhà, nên cuối ngày tiệc cưới xong, vợ chồng tân lang và tân giai nhân cùng đại diện sui gia của nhà trai (có thể người cha hoặc chú bác) về nhà gái đem theo cau trầu rượu một dĩa xôi, thịt, nem, chả, bánh trái… trình lên người mẹ bên nhà gái, gọi là lại mặt. Sau khi thưa trình, ngồi nhấm rượu vui vẻ. Trường hợp gã con gái xa, nên vài ngày sau mới diễn ra lễ này.
Ngày xưa, chuyện hôn nhân do cha mẹ sắp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Chuyện làm dâu có nhiều trắc ẩn, tình duyên trắc trở nên mới có những câu hò thấm thía:
“Chiều chiều ra đứng vườn sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Ngày nay trai gái tự do kết hôn, tuy vậy tập quán xưa vẫn duy trì.
Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
Nguồn ảnh: photobucket.com
Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.
Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng đèn hay cầm hoa.
Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.
Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.
Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.
Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lực chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận. Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.
Sau khi hai bên nhà trai và nhà gái thỏa thuận việc dựng vợ gã chồng cho con mình, nhà trai phải làm “lễ diện nhạn”, đây là một tục cưới của người Huế. Trước khi làm lễ này, phải có một khay cau trầu rượu để xin trình bày lý do, vì phong tục của người Việt Nam “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngày nay không có cặp nhạn, mà trau cầu, bánh trái và trà rượu để nhà gái biếu bà con bạn bè cho biết con gái mình đã được định nơi chốn. Một chiếc nhẫn đeo vào tay của người con gái, gọi là nhẫn đính hôn. Nhà trai, nhà gái đều gửi thiếp cho các bạn bè. Thiếp ấy được gọi là thiếp đính hôn.
• Lễ cưới:
Định một ngày lành tháng tốt, nhà trai đem tiền bạc(tệ) và các lễ vật (sính) đến nhà gái để xin cưới người con gái ấy cho con trai mình về làm vợ. Lễ này thường được gọi là lễ cưới gồm có nạp lễ, nên nghi thức rườm rà hơn lễ đính hôn. Những lễ vật đưa đến nhà gái phải kể đến quan trọng nhất là cặp đèn sáp lớn để thắp vào bàn thờ buổi hôn lễ. Mâm cau, trầu, rượu, đồ trang sức cho cô dâu, bánh trái và tiền bạc đều để lên bàn trước bàn thờ. Trình diện cô dâu, cô dâu sẽ được đeo nữ trang. Dâu rể lạy bàn thờ, cha mẹ nhắc nhở cô dâu, quà biếu trong ngày lễ này. Nhà gái còn mời họ nhà trai ăn uống khi đưa dâu xong.
• Lễ cúng tơ hồng
Cúng lễ này thường được diễn ra ở nhà gái. Đúng giờ, nhà trai sẽ vào nhà gái để làm thủ tục trình giờ nạp lễ xong. Nhà gái mời nhà trai vào nhà, bàn giá thú được bày sẵn ở giữa sân. Người chủ hôn từ phía họ nhà trai sẽ mặc áo rộng địa xanh, đội khăn đóng, dùng dao bửa quả cau ra làm hai lấy một lá trầu quệt vôi rồi đặt vào dĩa dâng lên trên bàn thờ, đứng vào chiếu lạy, châm đèn đốt nhang rồi vái lạy để cảm ơn Nguyệt Lão xe duyên, đôi khi có đọc văn tế. Chỉ có người chủ hôn mới lạy cám ơn Nguyệt Lão mà thôi.
Sau khi hoàn tất lễ cúng tơ hồng, tứ thân phụ mẫu làm lễ yết gia tiên nhà gái. Đôi nam nữ vái lạy gia tiên và cha mẹ mình để về nhà chồng.
• Rước dâu
Trước ngày cưới khoảng chừng mười ngày, nửa tháng, nhà trai sang nhà gái để bàn chuyện tổ chức đám cưới sao cho được chu toàn, gọi là “Thọ ngôn”. Lễ thọ ngôn chỉ có cau trầu rượu. Mọi thủ tục giờ giấc được bàn bạc rất cụ thể, chặt chẽ. Sau khi làm lễ tơ hồng xong, cúng gia tiên ở nhà gái xong, đến giờ rước dâu về với nhà chồng. Gái về nhà chồng phải thật đúng giờ gọi là giờ nhập trạch – là giờ hoàng đạo (giờ tốt), về làm dâu sẽ thuận lợi tốt đẹp. Trật giờ, sinh lắm các chuyện không hay.
Huế không phải là nơi duy nhất có bánh phu thê. Nhưng nếu như ở miền Bắc bánh có hình tròn và được gói trong giấy bóng kính trang kim màu vàng đỏ, ăn nhão, có vị của phẩm màu. Bánh của miền Nam lại là bánh đôi một vuông, một tròn rất lớn, gói giấy trắng thắt nơ đỏ lộng lẫy. Bánh phu thê ở Huế lại được đặt trong chiếc hộp lá dừa xanh và có hương vị rất riêng.
Một trăm lẽ năm chiếc bánh phu thê như lời cầu mong trăm năm hạnh phúc là lễ vật không thể thiếu được trong phong tục cưới hỏi của người dân xứ Huế. Chiếc bánh Phu thê bản thân nó cũng mang trong mình nhiều giai thoại khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn xoay quanh câu chuyện về nghĩa vợ chồng.
Điều này cũng dễ lí giải bởi hai chữ phu thê trong tiếng Hán có nghĩa là "vợ chồng" và từ thực tế đây cũng là loại bánh thường được dùng làm lễ vật trong cưới hỏi của người Việt Nam. Khác cả về hình thức lẫn hương vị so với bánh phu thê của Hà Nội hay Đình Bảng - Quảng Ninh, bánh phu thê Huế ( hay có người gọi chệch âm là suxê) lại được đóng khuôn trong những chiếc hộp lá dừa xinh xắn, trang nhã.
Cái sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong đến nõn nà của thân bánh, cái màu vàng óng ả của nhân bánh bên trong hoà quyện vào nhau tạo nên một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ Huế tài hoa, khéo léo. Theo như người dân Huế thì bản thân chiếc bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng.
Phần thân bánh trắng trong, mịn màng tượng trưng cho âm (vợ) còn phần nắp bánh chỉn chu, vuông vắn là tượng trưng cho dương (chồng). Về hình thức là vậy còn về nội dung chiếc bánh phu thê đem đến cho ngươì thưởng thức những sắc thái , hương vị riêng. Bánh được làm từ những thứ nguyên liệu rất quen thuộc nhưng theo những người làm bánh lâu năm cho biết thì cần phải là thứ nguyên liệu được chọn lựa kĩ mới có được những chiếc bánh đem lại cho người thưởng thức cảm giác vừa giòn vừa dai của cái chất bột lọc đặc trưng của Huế, cảm giác sần sật của những cọng dừa non, vừa có cái ngầy ngậy béo của nhân đậu xanh, hương thơm dịu nhẹ của lá dứa và có cái vị ngọt thanh mát của đường cát trắng.
Sau khi bánh được vào khuôn, cứ một lớp bột đã được giáo kĩ với đường và dừa, một lớp đậu xanh và trên cùng lại một lớp bột như thế, bánh sẽ được đem hấp chín. Đây cũng là công đoạn đòi hỏi người làm bánh phải chú ý, không để bánh chín qua hay còn sống mà phải tính toán thời gian làm sao để bánh vừa chín tới khi bột trong, nhìn thấy ẩn hiện lớp nhân màu vàng mà không nhão nước, bánh vẫn có độ giòn là đạt. Sau khi hấp bánh mới đậy khuôn bằng lá dừa lên trên để đảm bảo màu xanh của lá vẫn được giữ nguyên.
Ngày nay khi đời sống người dân đã có nhiều thay đổi, các lễ vật ngày cưới cũng vì thế mà thay đổi theo nhu cầu nhưng có lẽ một mâm quả bánh phu thê với ý nghĩa của nó cũng không thể nào thiếu được.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách, nhiều hiệu làm bánh đã thay đổi đôi chút về kiểu dáng truyền thống của bánh như khuôn bánh đa dạng mẫu mã hơn, cách trình bày có khác đi nhưng bánh vẫn luôn giữ được cái hương vị đặc trưng vốn có của chiếc bánh mang nhiều ý nghĩa này. Bánh phu thê Huế không chỉ có mặt trong các mâm quả cưới với ý nghĩa kết duyên vợ chồng, trăm năm hạnh phúc mà còn là món quà mang đậm dấu ấn phong tục cũng như bàn tay khéo léo của của người phụ nữ Huế đã đang và sẽ tiếp tục theo chân nhiều du khách yêu thích hương vị ẩm thực của đất cố đô.