Phong tục cưới hỏi của người Mông

Trong các phong tục tập quán của người Mông thì việc cưới xin để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều hơn cả. Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của nhười Mông cũng tuân theo những lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu.



Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi hẹn ngày đón dâu. Đám cưới người Mông bao giờ cũng phải có phù rể. Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục cô dâu được hai người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón dâu. Đám đón dâu đi lẻ về chẵn, theo phong tục người nhà gái không đưa dâu đến nhà trai. Quãng đường đón dâu về dù ngắn hay dài cũng nhất thiết phải nghỉ giữa chừng, ăn cơm nắm do nhà gái chuẩn bị sẵn. Cô dâu về tới trước cửa nhà trai còn phải làm một nghi lễ nhập ma nhà chồng mới được vào cửa.

Trước đây người Mông rất phổ biến tục “bắt vợ”. Khi chàng trai Mông ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô gái về làm vợ mình. Cô gái bị “bắt” về được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà” buộc phải lấy chàng trai cho dù có đồng ý hay không. Trong xã hội cũ, tục bắt vợ thường diễn ra là do những gia đình nhà trai có quyền thế ép buộc các cô gái về làm vợ. Khi các cuộc cưỡng hôn này tan vỡ thì thường người con gái chỉ biết tìm đến cái chết. Bởi lẽ sau khi đã “nhập ma” nhà trai, cô gái có tự ý bỏ về thì bố mẹ cô cũng không thừa nhận nữa. Hiện nay, ở một số nơi vẫn còn tồn tại phong tục này nhưng đã khác hẳn về tính chất, thường là có sự thoả thuận từ hai phía cô gái và chàng trai, để đặt gia đình hai bên vào một “sự đã rồi”. Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn việc “bắt vợ” chỉ là làm tăng thêm phần thi vị cho đôi lứa mà thôi. Suy cho cùng, tục “bắt vợ” của người Mông khi gạt bỏ những thủ tục lại khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm hãm từ bao đời.

Ngoài ra người Mông còn có tục "háy pù", tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó chàng trai dắt tay cô gái về làm vợ.

Ngày nay hôn nhân của người Mông chủ yếu theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè...


Lễ cưới của người Mông - Lào CaiNgười Mông ở Cát Cát có ba nghi lễ cưới ở cung bậc khác nhau: Cưới thường, cưới trung và cưới to (Đại cưới).

Cưới thường

Là nghi lễ cưới đơn giản nhất, được diễn ra đối với gia đình nghèo. Chàng trai kéo cô gái về nhà, hai người lấy nhau nhưng nghi lễ cưới chỉ trong phạm vi lễ tổ tiên và sinh hoạt ăn uống trong góc độ gia đình.

Cưới trung

Là nghi lễ vừa phải - lễ cưới kiểu này được diễn ra như một lễ cưới to những giai đoạn mối hỏi không có. Vì rằng đầu tiên, chàng trai kéo cô gái về nhà mình nên khi ông mối sang nhà trai liền không được tiếp. Theo quan niệm của người Mông, người con gái bị kéo về đã bị mất giá phần nào cho nên thủ tục ban đầu thiếu, đám cưới không thể coi là đám cưới to được.

Đại cưới

Là nghi lễ cưới mang đầy đủ mọi thủ tục và nghi lễ. Cô gái không bị kéo mà do mối hỏi đến tận nhà đặt vấn đề. Đám cưới này vẫn diễn ra 3 ngày ở nhà gái, 3 ngày ở nhà trai và một ngày chuẩn bị ở nhà trai. Tổng số ngày diễn ra là 7 ngày mới hoàn chỉnh đám cưới. Đám cưới này trước kia chỉ dành cho con nhà giàu, khá giả.


Tục chọn vợ kỳ quặc của người Mông


Chợ tình người Mông

Người Mông có tục tảo hôn, bắt vợ rất lạ. Cứ đi chợ, nhất là dịp tết của người Mông họ ăn tết kéo dài đến nửa tháng, đó là dịp con trai, con gái độ tuổi 13-15 rìu rặt rủ nhau đi.

Họ đi thành từng nhóm, nam riêng, nữ riêng. Các cô gái khi gần đến chợ, tách tốp, tụt nấp sau một bụi rậm, thay áo mới, váy mới rồi lấy trong túi áo ra chiếc gương con, chiếc lược nhỏ ra chải tóc. Ai có tiền mua son cũng bôi son chỉn chu mới vào chợ.

Dọc đường trai gái cứ thế liếc mắt tìm hiểu nhau. Khác với chuẩn đẹp của người Kinh, chuẩn người Mông chọn phụ nữ là dáng to khỏe, bắp chân săn vồng lên trong cạp bít tất, đôi mông to mẩy vồng nhún nhảy lên trong váy áo mỗi bước đi. Những cô đó vừa chăm chỉ biết làm nương, xe sợi vừa mắn đẻ, khéo nuôi con. Ngắm được cô ưng ý, chàng trai chạy lại vỗ mấy cái vào... mông cô gái, nói trong hơi thở: "Cu nhỉa co" (Tao thích mày). Cô gái nếu đồng ý cũng giả vờ bỏ chạy một tí cho có lệ. Vừa chạy vừa ngoái cổ lại, chờ đợi chàng trai đuổi theo, trong đầu thầm nghĩ, không biết mình có chạy nhanh quá không?

Trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai sẽ phải cầm cổ tay cô gái và kéo cô về phía mình, nghĩa là đã thành đôi, thành lứa rồi đấy. Nếu cô gái không thích chàng trai đó, cũng không sao, cứ đứng lại, điềm nhiên chờ những cú vỗ mông khác đến khi gặp người hợp mắt. Những anh chàng người Kinh, người Tày, người Dao, người Giáy láu lỉnh vẫn thỉnh thoảng chọn những cô mông mẩy vỗ mấy cái, nhưng chẳng bao giờ bị ăn tát cả. Phụ nữ Mông vốn lành như đất đá miền biên ải. Vỗ mông chọn vợ là tục rất cổ, mang đậm tính nhân văn.

Ngày trước việc tục cưới hỏi của đồng bào có nhiều thứ nghi lễ, nào là bao nhiêu bò béo, bao nhiêu lợn tạ, bao xâu bạc trắng hoa xòe, bao chum rượu hạ thổ lâu năm. Lấy nhau con cái đã có gia đình rồi, thành ông bà rồi mà nhiều khi cũng chưa trả nổi nợ. Nhiều đôi mê nhau, say nhau còn hơn con công, con trĩ quấn quýt trên rừng nhưng nhà trai bần hàn quá, không thể nào tìm nổi những lễ vật tốn kém do nhà  gái thách cưới nên đành dứt tình, lìa nhau. Buồn hơn cả hòn đá cuội phủ rêu nơi bến nước hoang vắng.

Bắt vợ, vỗ mông chính là giải pháp bất đắc dĩ, giúp cho những chàng trai Mông nghèo có được vợ với cái giá rẻ, thậm chí là... cho không, biếu không. Xưa, vỗ mông xong, chàng trai dắt vợ lên lưng ngựa, dong thẳng về nhà mình, nhốt vào trong buồng, cắt tiết gà, cúng ma, 3  ngày mới dắt về nhà gái. Lúc này cô gái như con bò đã đóng ách, như chùm hoa mơ, hoa mận đã có người hái, nhà gái đành phải nhượng bộ, cho cưới mà không thách cao, thậm chí là không dám thách.

Giờ, vỗ mông chọn vợ đã có nhiều đổi thay cho hợp thời cuộc. Trước khi bắt vợ, chàng trai Mông nào biết "ga lăng" thường tặng một đôi dép xốp tổ ong khoảng mươi, mười lăm ngàn được mua tại chợ hay một cái khăn, cái gương con con cho người con gái mình thích để dẫn dụ cảm tình. Lúc vỗ mông cũng không còn phải lên ngựa nữa mà đi xe máy hoặc đi bộ về nhà trai. Nhiều cặp trong số cuộc tình vỗ mông này còn chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng tập tục như cái đinh đã đóng vào thân cây nghiến, không bao giờ rút nổi.

Hờ Thị Pà (bên trái) - một nạn nhân bị bắt cóc

Hờ Thị Pà (đứng giữa) và các bạn

Sùng Thị Lỳ đi tết Mông ở Khâu Vai đã được một chàng trai Mông vỗ mông. Lỳ cũng thinh thích anh ta nên chỉ sau mấy cái vỗ mông mà chấp nhận đi bộ hơn chục cây số đường dốc về nhà anh ta ở xã Lũng Pù. Dắt về nhà xa lạ, Lỳ được cúng ma trên bàn thờ nhà chàng trai rồi ở với nhau 3 đêm lại dắt nhau quay lại trình diện nhà bố vợ tương lai. Bố Lỳ ra thách cưới, nhà kia đồng ý, thế là thành vợ chồng dù Lỳ mới 16 tuổi.

Có chồng được 10 ngày, chàng trai đi bộ đội 18 tháng, Lỳ lại trở về nhà bố mẹ già, chờ đợi đến khi anh ta về. Tôi hỏi chồng họ gì, bao nhiêu tuổi, Lỳ chỉ lắc đầu: "Chi pâu" (không biết), chỉ biết mỗi tên là Phừ thôi. Chồng đi, chẳng có một lá thư, một lời nhắn nào nhưng kể từ đó, Lỳ từ chối những bàn tay của các chàng trai, những ánh mắt si mê như ngây dại ở các buổi chợ.

Đám cưới người Mông khá linh đình, tốn kém. Trưởng bản Xúa Do xã Lũng Pù, anh Ly Sáu Chớ mới cưới vợ cho đứa con trai. Nó học hết lớp 9, tiếng Kinh biết một ít, đọc, viết được một ít chữ nhưng đã đòi cưới vợ. Phong tục cưới của người Mông đàn ông ai có con trai đi mừng một can rượu 20 lít, còn ai chỉ đẻ con gái mừng bằng tiền khoảng 30-50.000đ, phụ nữ thường mừng cô dâu cái áo mới mua hoặc 20-30.000đ. Tất cả không ai mừng bằng phong bì như trên thành phố mà đưa "tiền tươi thóc thật" hết.

Đám cưới Mông ăn 3 ngày 3 đêm rất linh đình. Nhà nghèo mổ vài con lợn tạ, nhà giàu mổ mấy con bò mời cả vài bản lân cận cùng họ mạc xa gần tới ăn. Một đám cưới thông thường hết 400-600 lít rượu. Rượu chảy tràn nhiều đến mức vào đến đầu bản đã sực nức nồng nàn mùi ngô lên men.

Những cuộc tình vỗ mông, những cuộc tình dép xốp này xuất hiện rất nhiều ở bản Mông, là căn nguyên của rất nhiều tổ ấm nhưng cũng là căn nguyên của không ít nỗi bất hạnh. Có những cú lừa tình chỉ bằng cái... dép xốp mà kể ra ngay cả trẻ con ở thành phố cũng không tin. Số là bản tính người Mông thật thà, đôn hậu đa phần mù chữ, không biết tiếng phổ thông nên rất dễ bị lừa tình.

Mới đây, trong tết người Mông vừa qua (cách tết Nguyên đán 1 tháng), chị em họ của Sùng Thị Lỳ là Sùng Thị Ài (15 tuổi ở cùng bản Pó Ngần) đã bị lừa, hiện giờ vẫn mất tích. Sùng Thị Lỳ kể với tôi rằng:  "Tao thấy cái Ài nó đi cùng một thằng người Mông trẻ, không biết người ở đâu. Nó dẫn vào miếu (miếu Ông, miếu Bà ở gần trung tâm xã - NV) rồi ở đó hơn một tiếng. Lúc ra, tao hỏi nó: "Thế không về à?”. Nó còn chưa kịp trả lời thì thằng trẻ đã vẫy cái Ài lại bảo: "Đi mua một đôi dép xốp". Ở dưới đường có 2 thằng già, hình như cùng bọn với thằng trẻ, ngồi ở cái xe Win, bảo cái Ài đi cùng bọn nó. Vậy là, tao không chờ cái Ài nữa mà đi chợ về một mình".

Ài mất tích, bố mẹ già của Ài đã khóc hết nước mắt, đã lặn lội nhờ người viết đơn cầu cứu mọi ngả mà vài tháng qua, tung tích của đứa con gái vẫn chỉ là tăm cá, bóng chim. Ở bản Pó Ngần có đến 8 trường hợp bị bắt cóc, mất tích như vậy chỉ trong hơn một năm, đặc biệt nhất có trường hợp 4 nạn nhân bị bắt chung một lượt. Đó là vào ngày thứ Bảy của tháng Giêng âm lịch năm 2009 (người Mông tính lịch âm - NV), người Mông nườm nượp rủ nhau đi bộ tới chợ ở thị trấn Mèo Vạc, cách Khâu Vai cỡ trên 30km đường núi. Chợ Mèo Vạc họp vào Chủ nhật nhưng những bản Mông xa, dân vẫn phải đi chợ từ chiều hôm trước, ngủ đêm dọc đường, tổng cộng mất chừng 10 tiếng đồng hồ mới tới được trung tâm.

Hôm đó Hờ Thị Pà, Vừ Thị Xá, Làu Thị Cáy, Làu Thị Mỷ là những sơn nữ tuổi trăng rằm, rủ nhau đi chợ vào chiều thứ Bảy. Bình thường, họ sẽ ngủ ở nhà người Lũng Pù một tối để lấy sức sáng sớm xuống chợ. Thế mà chúng đi mãi, mấy hôm sau, người nhà không thấy con về. Hỏi, chẳng ai thấy chúng ở chợ cả. Cả bản nháo nhào bổ đi đến những nhà người quen, rồi tìm khắp các ngọn núi, hẻm sâu nhưng 4 cô gái trinh nguyên, xinh đẹp như chùm hoa mận, hoa mơ của Pó Ngần vẫn không hề ló dạng. Vụ việc được trình báo lên công an, đã một năm trôi qua mà vẫn chưa tìm ra tung tích.

Hơn hai tháng sau vụ mất tích tập thể kinh hoàng trên, Vừ Thị Mỷ con ông Vừ Mý Sử sau khi đi chợ tình về, mất tích vào ngày 2/4 âm lịch. Vừ Thị Của con ông Vừ Mí Thề mất tích ngày 24/10/2009. Con trai ông Vừ Mí Tính mới 3 tuổi cũng bị bắt cóc, lần này may thay bị phó bản phát hiện, đuổi bắt, và đối tượng cũng là một người Mông hiện đang ở tù.

Tục kéo vợ của người Mông

Mới đây nhất là vụ bắt cóc Sùng Thị Ài. Anh Vừ Mí Dính - Trưởng bản Pó Ngần thẫn thờ bảo: "Bản có 93 hộ thôi mà có 8 vụ bắt cóc, mất tích trong 1 năm, sợ quá cán bộ ạ". Tôi đến thăm nhà bà Vừ Thị Chi - mẹ của nạn nhân Hờ Thị Pà. Bà Chi đang ôm đứa con út 2 tuổi vẫn còn cởi truồng, người lấm lem đầy tro trấu chạy tất tả từ đám nương bạc trắng, khô nẻ gần nhà về vì tưởng tôi đến mang chút tin tức của đứa con gái đã mất tích. Nhà bà Chi nghèo lắm! Gia sản của bà chỉ có mấy con gà và mấy cái xoong nhôm cũ.

Lục lọi hồi lâu trong căn nhà ghép bằng cỏ khô, trống huếch hoác, bà lôi ra 2 tấm ảnh. Một tấm có con gái bà đang hồn nhiên ôm chiếc đài cùng đứa bạn xuống chợ. Một tấm nó chụp chung với mấy đứa bạn. Đã từ lâu, người mẹ mù chữ này âm thầm khóc bên bếp lửa vì nhớ đứa con nhỏ dại. Tiếng khóc cứ nấc nghẹn, dội từ vách liếp này sang vách liếp kia rồi lịm tắt nơi xó núi. Năm nay bà Chi mới 48 tuổi mà trông bà già sọm như 70 với những nếp nhăn chằng chịt, in hằn cùng đôi mắt lúc nào cũng mờ mờ nhìn về phía vô định, phía của nỗi ngong ngóng trông chờ.


Gian nan tục bắt vợ của người Mông

 


Giống như người Mông ở vùng Tây Bắc nước ta, người Mông ở huyện Quế Phong (Nghệ An) cũng có tục bắt vợ hay còn gọi là tục cướp vợ.


Người Mông ở bản Huồi Mới - Quế Phong có vợ có chồng từ khi còn rất trẻ bởi một hủ tục lạc hậu (Ảnh: Nguyễn Duy)

Tục bắt vợ xưa - nét đẹp văn hoá của người Mông

Tục bắt vợ đã có từ rất lâu đời, vốn là một nét đẹp văn hoá của người Mông nơi vùng biên này. Theo tục cũ, khi một chàng trai và một cô gái thích nhau, hoặc trường hợp đặc biệt hơn là chỉ phía chàng trai có tình cảm với cô gái, chàng trai sẽ nhờ một số bạn bè đi “bắt vợ” cùng mình. Trước đây, để đi bắt vợ, chàng trai và các bạn sẽ phải chuẩn bị những con ngựa tốt, lựa lúc cô gái đi chơi với bạn vào buổi tối, các chàng trai sẽ từ chỗ núp phi ngựa ra bế cô gái lên và chạy thẳng về nhà mình. Ngày nay, các chàng trai Mông ít sử dụng ngựa để đi bắt vợ mà thay vào đó là… những chiếc xe máy.

Nhiều học sinh nữ mới 13-14 tuổi đã bị bắt về làm vợ (Ảnh: Nguyễn Duy)

Khi bị bắt về nhà chàng trai, cô gái sẽ  được ở riêng một phòng trong vòng 3 ngày. Trong thời gian này, chàng trai không được gặp cô gái, mọi chuyện liên quan đến việc thuyết phục cô gái về làm vợ mình đều phải nhờ đến mẹ hoặc chị, em gái. Khi mẹ hoặc chị, em gái của chàng trai đưa váy áo cho cô gái thay, nếu cô gái mặc bộ váy áo đó nghĩa là cô đã đồng ý lấy chàng trai làm chồng. Lúc đó gia đình chàng trai sẽ nhờ người làm mối đến nhà cô gái bàn chuyện cưới xin và chuẩn bị các lễ vật cần thiết theo lễ thách cưới của nhà gái. Cô gái sẽ được làm vía, cúng ma nhà chàng trai.

Nếu cô gái nhất quyết không chịu mặc váy áo nghĩa là không đồng ý, khi đó chàng trai sẽ phải đưa cô gái về trả cho bố mẹ cô cùng với lễ vật bao gồm một con lợn, một con gà và một vò rượu cần.

“Ngày nay, các đôi người Mông yêu nhau, khi cả hai gia đình đã đồng ý cho họ về ở với nhau thì chàng trai cũng phải đến bắt cô gái về. Trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai sẽ phải cầm cổ tay cô gái và kéo cô về phía mình. Cô gái đã đồng ý làm vợ chàng trai nhưng cũng phải chống cự. Họ hàng, anh em, bạn bè của cô gái sẽ ra “giả vờ” giữ cô gái ở lại, không cho chàng trai kéo đi. Bắt vợ đã trở thành thủ tục cần thiết trong truyền thống cưới hỏi của người Mông”, một cán bộ xã Nậm Nhoóng, cho biết.

Tục bắt vợ xưa là một nét đẹp văn hoá của người Mông nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy buồn như nạn tảo hôn. Ngày nay, tục có phần biến tướng đi, cũng làm phai nhạt dần những nét đẹp, nét trong sáng của tình yêu đôi lứa.

Khi học sinh trở thành nạn nhân của tục bắt vợ

Một thầy giáo của trường PTTH Dân tộc nội trú Quế  Phong thở dài: “Cứ một khoá tôi chủ nhiệm từ lớp 10 đến lớp 12 thì mất từ 5 đến 6 học sinh vì tục cướp vợ”. Rất nhiều thầy cô giáo của trường đã trở thành “ông bà bất đắc dĩ” ở tuổi 30 khi học trò của mình lấy vợ, lấy chồng và sinh con đẻ cái.

Cán bộ chiến sỹ biên phòng dạy các em học sinh có một cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống hôn nhân (Ảnh: Sông Hiếu)

Các cô gái bị bắt vợ hầu hết đều ở lứa tuổi từ 15 đến 18; có em bị bắt làm vợ khi đang học lớp 8, lớp 9. Khi bị các chàng trai bắt, với sự ràng buộc của tục lệ người Mông cùng với sự tác động của các bậc phụ huynh, hầu hết các em đều chấp nhận bỏ học về làm vợ người ta khi tuổi đời còn quá nhỏ. “Lấy vợ, lấy chồng mà không đến Ủy ban đăng ký nên chính quyền cũng không biết được ai đã đủ tuổi, ai chưa”, anh Sầm Văn Cường - cán bộ xã Tri Lễ, cho biết. Từ bản người Mông ra đến trung tâm xã cũng mất đến nửa ngày cắt rừng, trèo núi nên cán bộ xã không thể quản lý hết cũng là điều dễ hiểu.

Các cô gái Mông cho rằng lấy chồng rồi, cái chữ chẳng còn ý nghĩa gì nữa bởi công việc của những người phụ nữ Mông sau khi lấy chồng là đi rừng, làm rẫy và nuôi con.

Thầy Lê Khắc Phú - giáo viên trường Dân tộc nội trú Quế Phong - kể cho tôi nghe câu chuyện về cậu học trò Lương Văn Tòng (bản Quạch, xã Châu Thôn). Sau Tết, nghe các bạn xôn xao chuyện Tòng đã lấy vợ, thầy Phú hỏi thăm: “Đang đi học thì lấy gì mà nuôi vợ?”. Cậu học trò 17 tuổi hồn nhiên trả lời: “Lấy em rồi, nó đi làm nương với cha mẹ em. Không bắt vợ bây giờ, con gái đẹp trong bản chúng nó bắt hết, em phải lấy vợ xấu à?”. Lương Văn Tòng là một trong số ít học sinh còn tiếp tục đi học sau khi có vợ.

Giống như Tòng, Vi Kim Hoa ở bản Cắm, xã Tri Lễ, là cô gái Mông duy nhất ở trường THPT Dân tộc nội trú còn được đi học sau khi đã lấy chồng. Được biết đây là một trong những điều kiện thách cưới của gia đình Hoa. Hiện Hoa đang là học sinh lớp 10A15 trường nhưng không biết thời gian đến trường của Hoa còn kéo dài được bao lâu khi trách nhiệm của người con dâu, của người vợ và hàng trăm thứ lễ giáo khắt khe khác của người Mông đang tròng vào cổ cô gái mới tuổi trăng tròn này.


Tục “kéo vợ” của người Mông Hà Giang


Ở Hà Giang, người Mông có dân số đông nhất, với hơn 190.000 người, phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao phía Bắc là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và hai huyện phía Tây là Xín Mần và Hoàng Su Phì.

 

Thiếu nữ Mông trắng. Ảnh: Hùng Hiền

Với dân số đông, sống tương đối tập trung, người Mông ở Hà Giang vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của mình. Tục “kéo vợ” mà ta hay gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người Mông.

Bao giờ cũng vậy, xuân về, tết đến cũng là dịp để thanh niên nam nữ Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau, đó có thể là các phiên chợ cuối năm, hội hè trong những ngày tết hay đơn giản chỉ là những buổi đi lấy củi, địu nước chuẩn bị cho một năm mới...

Khi đôi trai gái đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về báo cáo với bố mẹ và dòng họ. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì nhà trai sẽ tiến hành mời ông mối sang đánh tiếng dạm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới ( đón dâu).

Đám cưới của người Mông thường được tổ chức linh đình vào ngày lành tháng tốt mà thường là vào mùa xuân vì người ta rất kiêng làm đám cưới vào những tháng có sấm sét. Và người ta cho rằng mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở mà con người không nằm ngoài vòng quay đó. Thế nhưng không phải câu chuyện tình yêu nào cũng có một cái kết có hậu mà không phải trải qua sóng gió.

Trong thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý(chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trái gái khác tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, đôi trái gái sẽ bàn cách tiến tới hôn nhân bằng tục “kéo dâu” bằng cách nhờ cậy những ông chú, bà thím, bà cô, ông cậu, anh em, bạn bè... làm nội ứng, thống nhất kế hoạch “kéo dâu”, hợp lý hoá cuộc hôn nhân.

Mọi chuyện được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết, cô gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy củi, địu nước như thường. Rồi một ngày như đã hẹn... chàng trai xuất hiện. Hai người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất hiện và giúp chàng trai kéo cô gái về nhà mình.

Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng lên. Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người Mông là đã đi “kéo vợ” thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô gái về nhà.

Sau khi gia đình chàng trai mang gà ra làm lễ quét phép, cô gái mới được đưa vào nhà. Người Mông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy, khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có không đồng ý, có ấm ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý.

Tuy nhiên, nếu cứ theo thủ tục thông thường thì khi đi ăn hỏi hai bên có thể thỏa thuận về khoản lễ cưới nhưng nếu nhà trai dùng tục “kéo vợ” thì nhà gái sẽ ít khi thông cảm và thường phạt bằng cách đòi lễ cao hơn bình thường. Khi đã chấp nhận dùng tục “kéo vợ” thì nhà trai phải xác định ngay là sẽ bị nhà gái phạt. Và khi nhà gái đòi bao nhiều thì phải trả bấy nhiêu để tránh sự chê cười của làng xóm. Chính vì những lệ này mà không phải gia đình nào cũng có thể dùng tục “kéo vợ” cho con trai.

Những gia đình muốn dùng tục “kéo vợ” thường phải là những gia đình, dòng họ tương đối khá giả thì mới có thể đáp ứng nhu cầu khi nhà gái phạt. Bởi có không ít gia đình phải mất vài ba năm mới có thể trả hết lệ phạt mà nhà gái đặt ra.

Tục “kéo vợ” còn có thể diễn ra bởi nhiều lý do như: Người con trai thích người con gái nhưng người con gái lại từ chối; gia đình người con trai dùng quyền thế “cướp vợ” cho con trai... nhưng những trường hợp này chỉ xảy ra từ thời trước đây, dưới thời xã hội phong kiến. Còn ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông luôn trọng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, đạo đức và chăm chỉ.

Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” giờ đây chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của trai gái người Mông mà thôi. Chính vì vậy, hiểu tục “kéo vợ” của người Mông như ngày này chúng ta vẫn hiểu, đó là khi người con trai thích một người con gái, liền rủ bạn bè bắt cóc người đó về làm vợ là rất sai lầm, nghiêng về khía cạnh bạo lực mà không thấy hết được tính nhân văn sâu sắc trong đó.

Chính vì vậy, có thể nói, người Mông có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe song bên trong đó đều chứa đựng các yếu tố nhân văn rất tình người, được sử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu. Nó chính là nhân lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của họ.





Phong tục cưới hỏi của vùng người Mông ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Sa Pa là một huyện miền núi vùng cao nằm về phía tây bắc của tỉnh Lào Cai, diện tích tự nhiên 67.905 ha chiếm 8,44% diện tích toàn tỉnh. Sa Pa có 6 dân tộc cùng chung sống như Mông, Dao, Kinh, Tày, Dáy, Xa Phó dải từ vùng hạ huyện, qua trung huyện đến thượng huyện với tổng dân số 35.427 người phân bố không đều ở 17 xã và thị trấn. Dân tộc Kinh chủ yếu cư trú tại thị trấn Sa Pa sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, các dân tộc khác chủ yếu cư trú ở các xã sống bằng nghề nông - lâm kết hợp. Phong tục cưới hỏi của vùng người Mông ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai được tiến hành như sau.

Sa Pa là một huyện miền núi vùng cao nằm về phía tây bắc của tỉnh Lào Cai, diện tích tự nhiên 67.905 ha chiếm 8,44% diện tích toàn tỉnh. Sa Pa có 6 dân tộc cùng chung sống như Mông, Dao, Kinh, Tày, Dáy, Xa Phó dải từ vùng hạ huyện, qua trung huyện đến thượng huyện với tổng dân số 35.427 người phân bố không đều ở 17 xã và thị trấn. Dân tộc Kinh chủ yếu cư trú tại thị trấn Sa Pa sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, các dân tộc khác chủ yếu cư trú ở các xã sống bằng nghề nông - lâm kết hợp. Phong tục cưới hỏi của vùng người Mông ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai được tiến hành như sau.
Phong tục hỏi vợ.
Trong cuộc sống đời thường, chuyện dựng vợ gả chồng người nào, vùng nào cũng đều thận trọng bởi phần lớn những đám cưới này đều là một sự quyết định cho cả cuộc đời mỗi con người…Do đó người nào cũng coi việc cưới hỏi là một trong những việc lớn và quan trọng của đời người. Cho dù mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những tập quán cưới hỏi khác nhau rất phong phú, đa dạng, nhưng ý nghĩ chủ đạo trong việc cưới hỏi đều giống nhau, việc cưới hỏi của vùng người Mông Sa Pa cũng không nằm ngoài suy nghĩ đó. Sự quan tâm của họ còn sâu sắc hơn, mỗi khi có trai gái trẻ yêu nhau say đắm, thề thốt sẽ cùng xây dựng tổ ấm chung sống đến đầu bạc răng long. Khi hai người yêu nhau và có thời gian tìm hiểu nhau vài ba năm tới lúc họ thực sự muốn tổ chức kết hôn thành vợ thành chồng của nhau, người con trai thổ lộ ý định của mình với cha mẹ, cha mẹ tìm hiểu ý định của con trai qua hội bạn của con mình, bàn bạc với chú bác cùng góp ý thận trọng tiến hành từng bước một.
Tục nắm bắt thông tin.
Qua vài lần hội ý thống nhất, nhà trai cử người thân thiết như bà cô, hay bà dì, hay chị gái, em gái của chàng trai, có khi là người mẹ chàng trai lấy cớ tới chơi thăm thú họ hàng người thân ở làng nhà gái chơi với mục đích ngầm theo dõi những hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lối ứng xử giao tiếp của người con gái mà con trai nhà mình đã yêu. Ngoài ra còn thăm dò tin tức nhận xét đánh giá về nhân phẩm đạo đức, lối sống, tính tình của người con gái bên nhà gái qua hàng xóm láng giềng ở bản làng nhà gái. Khi đã có đầy đủ thông tin về nhà trai cung cấp lại toàn bộ thông tin mà tai nghe, mắt thấy cho chủ nhà trai, qua đó người chủ nhà bố của con trai mời bác chú đến cùng nhận xét đánh giá, cùng đưa ra nhận định chung: nếu như mọi người cùng chấp nhận thì bước tiếp theo được tiến hành, không chấp nhận thì buộc con trai từ bỏ ý định của mình.
Tục bói số vợ chồng:
Trong phong tục cưới hỏi của người Mông Sa Pa tục bói số hợp vợ, hợp chồng là một khâu hết sức quan trọng, việc này quyết định cho sự thành hôn hay không của đôi trai gái trẻ. Qua khâu nắm bắt thông tin người con gái được người nhà trai chấp nhận thì nhà trai tiến hành làm thủ tục bói số để đoán biết số mệnh của cô dâu tương lai và con trai nhà mình có hợp số mệnh không? Có sống được cả đời tới khi già không?
Tục bói số vợ chồng của vùng người Mông Sa Pa có hai hình thức khác nhau. Hình thức thứ nhất bói bằng hương: Khi bói người cha hay mẹ của con trai lấy ba nén hương đốt cháy sẵn ra đứng chính giữa ngoài cửa chính đọc lời cầu khấn với ma trời, ma đất, đọc ngày tháng năm sinh, con gái thứ mấy của nhà gái với con trai nhà mình sau đó quay vào trong nhà đứng tại cột ma chính đọc lời cầu khấn một lần nữa, đọc xong họ cắm cả ba nén hương xuống gốc cột ma chính, họ theo dõi và đoán biết kết quả tốt xấu qua quá trình cháy của ba nén hương đó nếu ba nén hương cháy đều nhau đến hết là được. Nếu có một nén hương cháy ở độ cao hơn, hai nén cháy thấp hơn đều nhau là rất tốt nó biểu hiện nén hương cháy cao hơn là cha mẹ trụ cột gia đình, còn hai nén cháy thấp đều nhau là cô dâu, chú rể tâm đầu ý hợp sau này hai vợ chồng sẽ có lối sống kỷ cương, kính trên nhường dưới, sống lâu tới đầu bạc răng long… Cả ba nén hương cháy không đều nhau là xấu. Hình thức thứ hai bói bằng con gà: khi bói người ta bắt một con gà con tầm bẩy tám lạng hay một cân cùng với ba nén hương người cha hay mẹ bói đều được, người bói cầm con gà và hương đốt cháy sẵn ra đứng chính giữa ngoài cửa chính đọc lời cầu khấn như đã nêu trên sau đó vào trong nhà đứng trước cột ma chính đọc lời cầu khấn như trên xong, người bói cắm ba nén hương xuống chân cột ma chính. Họ đem con gà bói đó cắt tiết tại trung tâm gian nhà chính thường thờ cúng tổ tiên khi con gà gần chết họ thả con gà xuống đất con gà dẫy nảy tứ tung, khi chết hẳn đầu quay về phía nào cũng được. Cách xem và đoán nhận biết biểu hiện tốt xấu: người bói thấy con gà chết quay đầu về hướng đông và hướng bắc họ cho là tốt, họ cho rằng nó biểu hiện ba điều tốt như sau:
Điều thứ nhất: Nếu lấy là được người con gái đó sẽ đồng ý về làm dâu nhà mình không có ai cản trở, hồn vía nó đã về rồi.
Điều thứ hai: Hai đứa con trai, con dâu có sự hướng thiện về phía ánh sáng mặt trời, đường đời sáng lạng trong tương lai.
Điều thứ ba: Hai đứa đều có tính tôn ti trật tự tôn trọng bề trên quan tâm tổ tiên. Nếu con gà đó chết quay đầu về hướng tây, nam là biểu hiện không tốt. Theo quan điểm của người Hmông Sa Pa thì hướng tây là hướng tối, hướng nam là hướng tụt. Nếu biểu hiện như vậy thì việc cưới hỏi sẽ không được thực hiện.
Qua việc tìm hiểu nắm bắt thông tin trên đi đôi với một trong hai tục bói số hợp vợ, chồng trên đây nhà trai cảm thấy hợp số mệnh giữa con trai nhà mình với người yêu thì các bước tổ chức sẽ được triển khai tiếp theo.
* Phong tục kéo vợ.
Truyền thống người Mông Sa Pa vốn rất tôn trọng nhau, nhất là phái nam tôn trọng phái nữ gần như mẫu hệ, phụ chủ đã ăn sâu vào tiềm thức con người nơi đây. Trong cuộc sống đời thường cái gì to cũng là của người mẹ kể từ chức quan, nhà cửa, ruộng nương… Ngược lại người mẹ, người vợ rất thương người cha, người chồng. Những hình ảnh người đàn ông say rượu nằm ngủ cạnh đường người phụ nữ cầm ô che nắng, tay dắt ngựa chở chồng về bản là một hình tượng đẹp chỉ có ở người Mông. Trong cưới hỏi người con gái được tôn trọng hơn, từ danh giá nhân phẩm cho đến đức tính quý phái của chị em với tính cách thương người thẳng thắn cương trực và tốt bụng của những chàng trai người Mông, hiện tượng yêu đương lăng nhăng, ly hôn ít xảy ra ở vùng người Mông. Biểu hiện sự kết hôn luôn bền chặt, ít khi bịũáo trộn.
Tục kéo vợ
Tục kéo vợ là một biểu hiện rõ nét người Mông thường dùng từ kéo cô dâu hay kéo vợ. Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái yêu nhau đắm đuối, từng thề thốt cùng chung sống với nhau cả đời, lúc lấy nhau thật cũng phải tổ chức kéo thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng cả, ý nghĩa chính của việc kéo vợ thể hiện sự danh giá của người con gái qua ba nghĩa chính:
- Thứ nhất: Cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn cam chịu chay theo con trai một cách mù quáng hạ thấp mình để hầu hạ nhà trai.
- Thứ hai: Người con trai thực sự cần lấy cô gái làm vợ thật với thiên chức của người mẹ mới tổ chức kéo vợ, thể hiện thái độ rõ ràng cụ thể.
- Thứ ba: Tránh sự đồn thổi tai tiếng xấu của xã hội và sự ngược đãi sau này của người chồng và người nhà trai.
* Chuẩn bị đi kéo vợ: Khi đã được nhà trai cho phép con trai được lấy vợ, cả nhà tập trung cùng lo, cho người đi mời phù dâu, phù rể, cô chú cùng đi giúp kéo vợ, đoàn người kéo vợ thường có ít nhất 5 người chính thức và một số người khác phụ giúp. Một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ nhà trai làm phù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai chưa có vợ làm phù rể, một người anh hoặc bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể chồng của cô dâu, một người thường là bà cô hay bà dì đại diện mẹ chú rể với một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ đi giúp chàng trai kéo vợ. Tiêu chí những người được chọn tham gia đoàn người kéo vợ gồm 03 tiêu chí chính:
- Thứ nhất: Phù dâu, phù rể phải là người chưa có chồng, chưa có vợ, có lối sống đạo đức tốt, kính trên, nhường dưới, nói năng nhẹ nhàng có hiểu biết.
- Thứ hai: Người cầm trịch và người nữ đại diện cho nhà trai là những người có vợ chồng, con cái đầy đủ (không hoá vợ, hoá chồng), làm ăn phát đạt sống có uy tín với bản làng.
- Thứ ba: Tất cả số người này phải biết cách kéo vợ, bởi cách kéo vợ của người Hmông là cả nghệ thuật sống thực sự, chính cô gái bị kéo là người chịu ảnh hưởng lớn, nếu không biết cách kéo, khi kéo sẽ bị sứt đầu mẻ chán làm đau đớn cho người bị kéo, khi đôi co với người thân và cô gái bên nhà gái.
Trước khi đi cả đoàn người hội ý thống nhất, khi đi chia theo tốp để tránh sự nghi ngờ của người khác. Con trai và phù rể đi trước, phù dâu và người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người đàn ông cầm trịch nhà trai và tốp con trai đi kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn nhà trai bố trí sẵn cho con trai mình hẹn gặp người yêu đến cùng tâm sự tại một địa điểm thuận lợi như đón đường nhà gái đi làm, đi chợ hay đi chơi xuân ngày tết… Mọi người nấp vào các bụi rậm hai bên đường để lại chàng trai và phù rể dạo bộ để đón gặp bạn gái, khi thấy người yêu xuất hiện thì chàng trai chủ động chào hỏi tán tỉnh giữ chân cô gái lại nói chuyện một lúc để cô gái không đề phòng nữa.
- Bắt đầu kéo: Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc thấy thuận lợi, chàng trai tóm lấy tay cô gái nói: Lần này ta kéo nàng về làm vợ ta đây. Nói xong chàng trai giữ chặt lấy người yêu lại, những người kéo giúp sám vào hai người biết kéo tì vai vào nách cô gái, quẳng hai cánh tay vào vai của hai người kéo giữ chặt lại cứ thế nhấc bổng cô gái lên mà chạy về nhà chồng, kéo kiểu này là người biết cách kéo, không gây thương tích cho người bị kéo, chân người bị kéo không chạm đất, không có lực giằng co, không đánh trả được, mồm không thể cắn ai được. Hai người kéo cô gái đi một quãng xa thấy mệt thì hạ cô gái xuống và giữ chặt, hai người khác đến thay thế và đưa cô gái về đến nhà trai.
Nếu như gặp phải sự phản ứng gay gắt của người nhà gái thì hội kéo cứ thế  kéo cô dâu đi, để lại người cầm trịch hát đối đáp với người nhà gái, chú rể ở lại với người cầm trịch để tạ lỗi với người nhà gái, phù dâu, phù rể cùng cô dâu về nhà trước. Khi về đến gần nhà trai, đoàn người kéo vợ cử một người chạy trước về báo với những người chờ sẵn trong nhà như bố, mẹ hay các cô, chú của chú rể bắt một đôi gà, một gà mái tơ, một gà trống chưa gáy đợi sẵn ở cửa chính khi đoàn người kéo cô dâu về đến đó thì người đó làm lý gọi hồn. Lúc đoàn người về đến cửa thì chưa vội đưa cô dâu vào nhà, người ta giữ cô dâu, chú rể ở ngoài cửa chính, người làm lý đốt ba nén hương tay cầm đôi gà huơ huơ chân, cào cào từ đầu đến chân cô dâu, chú rể lẩm bẩm gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm tiếp đãi đoàn người đi giúp kéo cô dâu. Trong bữa cơm này nhà trai mời một người có hiểu biết cùng ăn cơm, sau đó giúp nhà trai sang nhà gái báo tin cho nhà gái biết, nhà trai đã kéo được con gái họ về làm dâu nhà trai. Nhà trai mang lễ vật báo tin là một gói thuốc lá tự trồng, một sừng trâu rượu. Khi người báo tin đến nhà gái, nhà gái đi mời ông bác hay chú đến nhà đại diện cho nhà gái tiếp người báo tin. Người báo tin mời thuốc, mời rượu cho người đại diện nhà gái và cả những người có mặt trong nhà gái xong, người báo tin chính thức rót hai chén rượu đưa cho người đại diện nhà gái và dạm hỏi lễ vật mà nhà gái cần thách và thời gian để làm lễ cưới. Khi đã được nhà gái công bố các lễ vật xong, người báo tin về nhà trai báo lại toàn bộ sự việc các loại lễ vật cho nhà trai, thời gian để hai bên tổ chức lễ cưới.
Từ khi kéo được cô dâu về, nhà trai bố trí cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm, sáng thư ba giã bánh dầy đưa cô dâu về nhà lấy đồ thay. Đoàn người đi sang nhà cô dâu lấy đồ gồm cô dâu, chú rể, phù dâu, cha hay mẹ chú rể, khi đến nhà gái chú rể phải quỳ lậy tất cả các thành viên nhà gái để làm quen. Nhà gái tổ chức bữa cơm tiếp đãi nhà trai, tại bữa cơm này người đại diện nhà gái bà dì hay bà cô hỏi cô gái thật kỹ có thể chung sống cả đời với nhà trai được không? Khi đến nhà gái, cô gái vui vẻ trả lời và đồng ý về làm dâu nhà trai. Thấy vậy nhà gái yên tâm dọn đồ tư trang của cô gái cho cầm về nhà chồng bắt đầu một cuộc sống mới được ăn nằm chung như vợ chồng thật, mọi việc chuẩn bị cho đám cưới bắt đầu. Nếu như vừa đến nhà gái người con gái buồn rầu, khóc lóc van xin cha mẹ không muốn về nhà trai thì hôn nhân chấm rứt từ đó.
Việc làm này gần như tạo điều kiện cho cô dâu tương lai được về sống thử với nhà trai trong thời gian ba ngày, nếu qua cảm nhận trong ba ngày đó được cô dâu chấp thuận thì cuộc sống làm dâu được chính thức bắt đầu diễn ra, nếu không coi như đã chấm dứt.
          Phong tục tổ chức đám cưới.
Qua việc lấy đồ thay, nếu cô dâu vui vẻ về với chú rể thì nhà trai chuẩn bị các lễ vật tổ chức lễ cưới cho đôi bạn trẻ qua việc thách lễ vật cưới của nhà gái thường thì lễ vật gồm:
-         Lợn: 01 con 50 kg
-         Rượu: 40 lít rượu nấu bằng thóc hay ngô
-         Tiền: Hai triệu đồng tiền mặt
-         Gà: 04 con luộc chín
-         Thìa gỗ: 02 cái, một túi xôi to để ăn trưa
-         Một ít thuốc lá tự trồng, một số tiền đề phòng phát sinh.
Chọn ngày tổ chức đám cưới:
Vào mùa đông - xuân chọn ngày thìn và các ngày khác trong tuần tuỳ theo sở thích của nhà trai, nhưng thường thì người ta trừ ngày lập xuân của năm đó (ngày có tiếng sấm đầu tiên của năm) và các ngày con giáp có tính độc ác như ngày dần, thân, ngọ… Các ngày mất của người thân trong hai nhà trai và gái.
Vào mùa hè - thu thường bỏ ngày thìn. Người Mông cho rằng vào mùa này rồng hay tác oai, tác quái làm mưa làm gió, đám cưới chọn ngày này vợ chồng trẻ sống với nhau hay bị đảo lộn cuộc sống.
Ban tổ chức lễ cưới.
a)    Bên nhà trai gồm có:
- Một ông Trưởng ban người Mông gọi là “Txir tuôv minhx cungz”;
- Một ông phó ban người Mông gọi là “Txir lưv minhx cungz”;
- Chú rể;
- Cô dâu;
- Một cô phù dâu;
- Một anh phù rể;
- Một người dắt lợn một người thồ rượu, hai người này gọi là khách chuyển giao lễ vật (kruô xang tsax).
Ngoài ra còn có người cha của chú rể đại diện chính cho nhà trai.
b) Bên nhà gái gồm có: Hai ông trưởng, phó ban như nhà trai, một ông quan làng làm nhiệm vụ giữ trật tự đám cưới, những người thân quen hàng xóm láng giềng.
          - Tại nhà trai:
Trước khi chuẩn bị đi sang nhà gái, nhà trai làm bữa cơm tiếp đãi những người trên, sau khi ăn cơm sáng xong, người nào vào việc nấy, người trưởng ban tổ chức đi trước, đến người phó ban, chú rể, cô dâu, phù rể, phù dâu sau đó là người dắt lợn, thồ rượu, đi đến nửa quãng đường mọi người chọn chỗ nghỉ ăn trưa lấy gà, xôi bẻ chia cho mỗi người một miếng thịt và nắm xôi ăn. Trước khi ăn ông trưởng ban tổ chức (Txir tuôv minhx cungz) làm lý đánh đuổi ma tà để cho mọi người đi đến nơi về đến chốn, để cho hai vợ chồng sau này không bị tà ma quấy rối để cho cha mẹ và cô dâu, chú rể sống hoà hợp. Sau khi ăn xong mọi người lại lên đường đi sang nhà gái, đây là một thủ tục trừ tà ma trong đám cưới mà đám cưới nào khi đi cũng làm, về cũng làm, không được bỏ qua.
          - Đến nhà gái:
          Đoàn người nhà trai đến nhà gái đều phải đi qua cửa chính, trưởng phó ban nhà trai vào trước, đeo sừng trâu rượu và ô vào treo đúng cột ma chính trong nhà gái, đầu sừng rượu quay vào trong, tiếp đến hai người chuyển lễ vật, tiếp đến cô dâu, chú rể và đến mọi người, khi ngồi yên vị, hai bên nhà trai, nhà gái mời thuốc, mời rượu nhau xong. Hai ông trưởng, phó ban nhà trai bắt đầu câu chuyện với hai ông trưởng, phó ban nhà gái, mở đầu câu chuyện, hai ông xin chén của nhà gái uống rượu tiếp theo kiểm chứng và bàn giao lễ vật mà bên nhà gái đã thách, định sẵn cho nhà trai từ trước, nếu mọi lễ vật đủ cả số lượng và chất lượng xong, sau khi giao đủ lễ vật cho hai ông trưởng, phó ban tổ chức nhà gái thì lễ cưới được tổ chức ngay. Nếu qua kiểm chứng mà lễ vật không đầy đủ thì hai bên bàn bạc gia hạn trả đủ. Gặp phải trường hợp này thì lễ cưới kéo dài thời gian hơn.
          Sau khi giao lễ vật cho nhà gái, hai ông ban tổ chức nhà gái giao cho những người giúp việc mang lợn đi mổ thịt, lễ cưới được thực hiện.
Kiêng kỵ, cách bầy mâm, lệ ăn uống.
          Trong đám cưới người Mông thường lệ có một số kiêng kỵ nhằm tránh những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sau này của hai vợ chồng trẻ:
Thứ nhất: Khi nấu nướng đồ ăn không được để gáo múc nước trong thùng nước bởi như vậy khi múc nước sóng hay xô đẩy gáo hay xoay tít sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của hai vợ chồng sau này cứ loanh quanh chỗ này, chỗ nọ không ở được nơi nào cố định, cuộc sống sẽ khó khăn vất vả.
Thứ hai: Khi bầy đồ ăn lên mâm cưới không nên làm rơi vỡ bát, chén đũa thìa bởi vô tình như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống vợ chồng trẻ sau này, sống nửa chừng đang yên đang lành thì đùng cái thì chết vợ hoặc chết chồng. Nhẹ cũng gẫy chân, gẫy tay, cuộc sống đen đủi.
Thứ ba: Không ăn muối tiêu ớt, nếu ăn muối cuộc đời sau này sẽ gặp sót xa, ăn tiêu ớt cuộc đời sẽ gặp đắng cay. Chính vì bảo vệ cuộc sống cho cô dâu, chú rể cả cuộc đời sau này được yên vui bền vững việc kiêng kỵ rất quan trọng nên mỗi khi tổ chức nhà trai phải bàn với nhà gái rất kỹ để chọn ra một người giỏi dang ngăn nắp đứng ra quản lý những người tham gia nấu nướng đò ăn một cách thận trọng.
Khi thịt chín, trước tiên họ bầy mâm múc ra mỗi thứ một ít thịt ở các tạng phủ của con lợn cưới bầy lên trên đó cho ông chủ nhà gái khấn thờ tổ tiên, sau đó mới bầy cỗ.
Quy định loại mâm.
Trong đám cưới người Mông, người ta phân ra hai loại mâm, loại mâm chính khách dành cho đàn ông thường có đặt danh như các ông trưởng, phó ban tổ chức của hai bên, quan làng, các vai vế có danh khác thường được bầy trước bàn thờ tổ tiên, thường sắp xếp chỗ ngồi từ cao xuống thấp, từ đông sang tây… Loại mâm phụ thường dành cho những người nữ chính khách hai bên và số khách tới dự bình thường bầy chỗ nào cũng được.
Cách bầy mâm chính và quy định chỗ ngồi.
Trong đám cưới của người Mông thường bầy mâm cơm chính theo chiều dài ngôi nhà, trong gian giữa hướng Đông Tây, người ta kê một dãy bàn dài để bầy thức ăn người ngồi xung quanh như hình chữ nhật. Bên đầu mâm phía Đông sát tả ly trong nhà là chỗ ngồi của bố cô dâu, cạnh bên trái phía cửa là chỗ ngồi của bố chú rể, chỗ giáp tả ly dương phía trong bàn thờ là chỗ của ông trưởng ban tổ chức bên nhà gái tiếp là ông quan làng và anh em nhà gái. Hàng ghế sát ngoài cửa chính bên tả ly âm là ông trưởng phó ban nhà trai, chú rể, phù rể và người đưa lễ vật. Sau khi ổn định chỗ ngồi người ta bầy chén, bát đĩa theo số người ngồi trên mâm, còn lại người ta sắp xếp bầy các mâm phụ ở các gian nhà khác sao cho hết chỗ khách đến dự đám cưới. Trong truyền thống của người Mông, người ta bố trí nam, nữ ăn riêng, do vậy ngoài mâm chính khách ra, người ta bầy mâm chính khác cho nữ chính khách của hai nhà trai gái ở gian bếp lò, do chị em không phải thờ cúng tổ tiên không nhất thiết phải ăn cơm trước bàn thờ tổ tiên.
Lệ ăn uống.
Theo lệ làng người Mông thường quy định uống rượu ăn cỗ phải cân bằng nên cần có người điều hành, nếu không việc uống giả dối người uống cạn, người không, nếu không cẩn thận thì khách sẽ bị đói khát do việc giữ ý xấu hổ…Gia chủ sẽ bị mang tiếng không quan tâm đến mọi người. Do đó người Mông có câu cơm có ngon hay không cũng phải ăn ba bát, rượu có ngon hay không cũng phải uống ba chén, đất có tốt hay không cũng phải ở ba năm.
Khi làm món ăn người ta lấy các bộ phận tạng phủ của con lợn đem nấu riêng từng món khi bày đầy đủ các món lên mâm, người ta cử hai người làm nhiệm vụ rót rượu và điều hành ăn uống tên gọi: Người cầm bằng (tuz tuôr tax), mọi việc xong xuôi hai người này công bố bữa ăn đã được. Lúc này ông quan làng đứng lên trịnh trọng tuyên bố bữa tiệc được tiến hành, ăn uống phải nghiêm túc không được lợi dụng rượu say sách nhiễu…
Bốn ông chủ hôn đứng lên làm lý cảm ơn nhau, mời nhau uống rượu, mời nhau thức ăn, khi ăn hai người cầm bằng luôn đi lại sau lưng của khách, kiểm tra chén, bát lần lượt từ hai ông bố đến hết mọi người trên mâm, thấy trong chén người nào hết rượu, trong bát hết thịt thì rót tiếp lần thứ hai, chén ai còn ít rượu, bát còn ít thịt thì họ rót đầy rượu, gắp đầy thịt bắt phải ăn uống hết mới được rót tiếp. Sau ba lượt chén uống rượu ông chủ hôn nhà trai xin phép cả mâm cho chú rể và phù rể làm lý tạ ơn những người đến dự đám cưới. Nhà gái lấy một chiếc chiếu trải trước cửa chính chú rể và phù rể đứng cạnh chiếu hướng vào mâm cơm chính khách và bàn thờ nhà gái khi chủ hôn đọc lời: Cùng tổ tiên ma nhà lạy một lạy, lúc này chú rể, phù rể quỳ lạy một lần, đọc tiếp vế hai: Lại nhận diện, hai người lạy một lần. Việc này diễn ra hết những người có danh vế trong đám thì mọi người ăn cơm, sau bữa cơm số người nhà trai chuẩn bị ra về. Lúc này cả đám cưới rộn vang tiếng nói tiếng cười hát hò đưa đón dâu. Các anh em trai bên nhà gái thì ai cũng cầm bầu rượu, chén chúc trong tay nhằm làm quen và chúc mừng cho chú rể qua những bài hát đối đáp say đắm. Chị em phụ nữ cũng không kém, người nào cũng má hây hây đỏ tay cầm bầu rượu đi chúc mừng cô dâu. Bước tiếp theo là uống rượu thích (tới) nhà gái bố trí nam thanh nữ tú chưa vợ chưa chồng mỗi người một bầu rượu để uống với những người cùng trang lứa bên nhà trai. Những ông cụ bà cụ bảy tám mươi tuổi cũng cầm chén rượu thủ thỉ cất lên những câu hát thời còn trẻ. Cả đám cưới biến thành một cuộc đua tài ca hát của nhiều đối tượng khác nhau như một hội hát thực thụ, một cơ hội gặp gỡ làm quen kẽo dài mãi không ngừng.
Lúc này đòi hỏi chủ hôn và nhà trai giỏi hát đối đáp mới nhanh thoát khỏi nhà gái. Khi về đến nhà trai, những người khá giả thì tổ chức đám cưới lần thứ hai tại nhà trai việc tổ chức này chỉ mang ý nghĩa thiết thết đãi cảm ơn những người giúp việc, mọi thủ tục không nhiều nên còn tuỳ thuộc vào từng gia chủ với hoàn cảnh cụ thể.
Kết luận:
Trong việc cưới hỏi của các dân tộc Việt Nam ta rất phong phú và đa dạng, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có lễ thức truyền thống tổ chức cưới hỏi từ lâu đời tồn tại trong cộng đồng dân tộc từng vùng miền. Tuy nhiên việc bảo tồn và duy trì những hình thức cưới hỏi này cho tới nay ít bền vững, do bản thân nó còn chứa đựng một số tập tục lạc hậu và sự đua đòi của một số ít người. Còn một số người hay buông lỏng sự quan tâm không gìn giữ và phát triển nó cho đời sau, đi đôi với việc kinh tế còn khó khăn vô hình chung các dân tộc mong muốn việc cưới hỏi đơn giản bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Hiện nay việc cưới hỏi của dân tộc các vùng miền gần giống nhau với cùng ý nghĩ ăn góp ăn trả. Đến dự đám cưới ai đến trước ăn trước, ai đến sau ăn sau vội vàng nộp phong bì xong về luôn, tình trạng này gần như diễn ra từ thành thị đến nông thôn. Tổ chức như vậy sẽ làm mất đi sinh hoạt văn hoá trong cưới hỏi, có nguy cơ đánh mất luôn giá trị văn hoá truyền thống trong cưới hỏi mà cha ông ta đã dày công gây dựng nên.
Trong việc cưới hỏi của người Mông Sa Pa ít nhiều cũng bị ảnh hưởng như trên, may thay họ vẫn còn lưu giữ được. Sa Pa là vùng du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Du lịch phát triển, truyền thống văn hoá các dân tộc được coi trọng, văn hoá cưới hỏi, phong tục kéo vợ được đưa ra thành những chương trình biểu diễn sinh hoạt văn hoá chợ (chợ tình Sa Pa) là một hình thức đặc biệt còn nguyên bản sắc văn hoá riêng của người Mông Sa Pa ít nơi nào còn tồn tại. Qua bài viết này, rất mong nhận được sự chia sẻ quan tâm và bảo tồn những giá trị văn hoá còn tồn tại trong mọi vùng miền để đóng góp phong phú cho văn hoá nước nhà./.


Phong tục cưới của người Mông ở Mù Cang Chải - Lào Cai



 Cùng với các dân tộc khác trong tỉnh, người Mông ở Mù Cang Chải có rất nhiều nghi lễ quan trọng, một trong số đó là nghi lễ cưới hỏi. Đám cưới của người Mông thường diễn ra sau mùa thu hoạch lúa, ngô.



Người Mông đón dâu về nhà chồng. (Ảnh: Sùng Đức Hồng)

Là người am hiểu về những nét văn hóa của dân tộc mình, nghệ nhân dân gian Việt Nam Giàng A Su cho biết: Khi chàng trai thích một cô gái,  chàng trai sẽ về thưa chuyện với bố mẹ. Nhà trai sẽ tìm một ông mối (thường là những người có uy tín trong dòng họ) để sang nhà gái làm lễ hỏi. Lễ ăn hỏi thường có rượu, gà, thuốc lá… Khi đi làm lễ hỏi, ông mối cũng không quên mang theo một chiếc ô.

Đến trước cửa nhà gái, ông mối sẽ hát một bài, ý nói rằng Nhà trai giao cho tôi trọng trách đến hỏi con gái của gia đình về làm dâu con trong nhà, đề nghị gia đình mở cửa. Sau khi nhà gái mở cửa thì ông mối cầm chiếc ô treo lên trước cửa chính của ngôi nhà. Sau khi ông mối thưa chuyện với gia đình cô gái thì dù có đồng ý hay không đồng ý, phía gia đình cô gái cũng phải giữ nhà trai ở lại 2-3 ngày mới cho về. Nếu nhà cô gái chưa đồng ý, gia đình nhà trai sẽ phải tiếp tục đến khi nào nhà gái đồng ý mới thôi. Khi nhà gái đồng ý thì họ sẽ lấy một chiếc ghế dài để hướng ra cửa và đặt trên đó 4 chén rượu, một chiếc ô và mời nhà trai uống hết 4 chén rượu.

Nhà trai uống xong thì rót lại 4 chén rượu và mời họ nhà gái. Khi nhà gái uống hết rượu trong chén, ông mối của nhà trai sẽ xoay ngang chiếc ghế lại để khẳng định là nhà gái đã gả con gái cho gia đình mình. Người con trai sẽ phải vái lạy tổ tiên, bố mẹ và anh em trong gia đình cô gái và như thế chàng trai đã được coi cô gái là vợ của  mình. Hai bên sẽ tiếp tục uống rượu, trong bữa rượu hôm đó họ sẽ cùng chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới và dự tính đồ thách cưới như thế nào. Sau khi đã thống nhất xong, nhà trai sẽ quay về nhưng hôm đó chưa được đưa con dâu về nhà mình ngay.

Đến ngày đón dâu, cô dâu chú rể sẽ mặc trên người những bộ quần áo mới nhất và đẹp nhất. Gia đình chú rể sẽ nhờ ông mối là đại diện (đoàn đón dâu thường từ 6 - 9 người và bố mẹ chồng không được đi đón con dâu). Trong ngày đón dâu, nhà trai sẽ phải mang đầy đủ lễ vật mà gia đình cô dâu thách cưới.

Khi đoàn đón dâu đến nhà gái, ông mối sẽ hát một bài với đại ý:  Đến nhà bố mẹ nàng dâu/ Thấy nhà đóng kín cửa…./ Mới nhờ ông mối nhà gái nói với bố mẹ nàng dâu mở cửa/ Đón đoàn dâu chúng tôi vào nhà. Sau đó, ông mối của nhà gái sẽ hát đối trả lời. Khi vào đến nhà gái ông mối sẽ hát tiếp bài giao lễ vật. Gia đình cô dâu sẽ nhận và kiểm tra lại xem lễ vật có đủ như thách cưới không. Sau khi nhận xong lễ vật, nhà gái sẽ làm các thủ tục cúng tổ tiên, nhà trai nộp lễ và xin đón dâu. Mỗi thủ tục đều có các bài hát đối và mời 3 chén rượu. Sau khi làm xong các thủ tục xin dâu, hai gia đình sẽ cùng ngồi vào mâm uống  rượu, chúc mừng cô dâu, chú rể và nhà trai sẽ xin đón con dâu về nhà.

Nghệ nhân dân gian Giàng A Su cho biết thêm:  Theo phong tục của đồng bào Mông, khi đưa cô dâu về nhà chồng thì dù gần hay xa đều phải tổ chức ăn một bữa cơm ở dọc đường. Họ cho rằng bữa cơm đó là để báo với các vị thần linh là nhà trai đã được đón con gái người ta về làm dâu con trong nhà và mời các vị thần linh chứng kiến và phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ chịu khó làm ăn, phát tài, sinh được nhiều con cháu. Khi đoàn đưa, đón dâu về tới nhà, cả đoàn sẽ đứng trước cửa nhà để gia đình nhà trai làm lễ nhập ma cho cô dâu, làm thủ tục báo cáo với tổ tiên, thần linh. Gia đình nhà trai sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cho đôi trai gái chính thức thành vợ chồng. Thường thì ông thầy bói sẽ bắt một con gà trống, tay cầm thanh củi tiến hành làm ma nhập cho cô dâu, sau đó em gái của chồng sẽ dẫn cô dâu vào buồng.

Lễ cưới tại nhà trai được tổ chức trong suốt một ngày một đêm hôm ấy với những lời chúc mừng tốt đẹp dành cho đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, theo phong tục cô dâu không được ăn cơm cùng gia đình mà phải vào trong buồng ngồi, chỉ có chú rể ra tiếp khách. Mẹ chồng hoặc em chồng sẽ là người mang cơm vào buồng cho cô dâu. Trong 3 ngày đầu tiên, cô dâu có thể đi làm nương, làm rẫy, kiếm củi song không được đi chơi ở nhà người khác, kể cả quay về nhà bố mẹ đẻ.

Trước đây, người Mông có tục kéo vợ, bắt vợ, gia đình nhà gái thách cưới cao và đám cưới thường diễn ra trong nhiều ngày rất linh đình, gây tốn kém về kinh tế của gia đình, nhiều đôi vợ chồng trẻ cưới nhau sau nhiều năm mới trả được hết nợ. Ngày nay, các chàng trai cô gái Mông đã có sự tìm hiểu, xây dựng gia đình trên cơ sở của tình yêu. Những thủ tục trong đám cưới của  người Mông vẫn được lưu giữ song đã được thực hiện một cách đơn giản hơn, góp phần tích cực vào phong trào  xây dựng đời sống văn hóa mới tại thôn, bản vùng cao.



Tham khảo thêm phong tục cưới hỏi độc đáo ở vùng núi Tây Bắc

Ra Tết cũng là mùa cưới hỏi. Nếu trong chuyến du xuân của mình tới vùng cao Tây Bắc, bạn hãy hòa mình vào những đám cưới rất độc đáo của các dân tộc nơi đây.

Miền núi Tây Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo luôn hấp dẫn khách du lịch. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó là tục cưới hỏi của các dân tộc ở nơi đây.

1. Tổ chức đám cưới 2 lần

Người Hà Nhì sinh sống ở vùng đất giáp ranh Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.

Cô gái Hà Nhì

Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ "kính cáo" với tổ tiên gia đình mình có cô con dâu mới, sau đó nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui.

Nếu có điều kiện thì nhà trai mang lễ sang nhà cô dâu, gồm:  mấy đồng bạc trắng (nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50 kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói...
Ðây là lần cưới đầu tiên của chàng trai. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng. Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai... với chính vợ mình.

2. Sau hai lần ăn hỏi... mới được kết hôn

Ðó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào thì chàng trai về nói với bố mẹ  tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn  gả con hay không thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng ấy.

Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho nhà mình. Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái .
Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện  thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.

Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Ðỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm  lên chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những  chiếc lắc đồng xinh xinh. Mũ áo của cô dâu người Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắc màu sắc và sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.

Ðã có khá nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật mô tả vẻ đẹp hiếm có của trang phục phụ nữ Dao Ðỏ. Ðặc biệt là phong tục mời cưới của họ thay thiếp mời hồng bằng giấy là hai đồng tiền xu bằng kẽm cổ truyền (là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể).
Người được mời dự cưới phải trả lại hai đồng tiền xu trên khi đi dự cưới và mừng cô dâu chú rể đồng tiền giấy (giống nhau về giá trị và giống nhau cả về hình thức, đựng trong phong bì kín).

4. Cùng họ không được phép lấy nhau

Người dân tộc Mông ở Tây Bắc dù mang họ gì ví dụ họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu... trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng có họ giống nhau, dù họ xa bao nhiêu đời đi nữa, cũng không được phép lấy nhau.
Theo quan niệm truyền thống của người Mông, đã cùng mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Ngoài ra, ở nhiều nơi, chú rể người Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng Một Tết Nguyên đán, phải tự nguyện làm tất cả mọi việc cho gia đình, từ nấu cỗ cho đến rửa bát...
Sau đó, khách quý đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui vì được coi là người hiếu khách và rất yêu quý chồng. Thế mới có chuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì.
Bên cạnh đó, người Mông còn có tục bắt vợ. Khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị “bắt”. Theo tục lệ “bắt vợ” này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu như một “tù nhân”.
Sau 3 ngày bị “bắt”, nếu cô gái không trốn khỏi nhà trai có nghĩa là cô đã đồng ý cưới chàng trai. Sau đó, cha mẹ chàng trai nhờ ông mối chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cưới. Cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới.
Đôi khi, thêm một lần thử thách người yêu, cô gái Mông lại yêu cầu người yêu “bắt” cô ngay tại nhà vào giữa đêm – việc này không phải là dễ vì lúc này trong nhà thường có đầy đủ mọi người. Để giúp người yêu, cô gái thường để ngỏ cửa sau.
Khi bị “bắt”, cô gái có thể sẽ hoảng sợ, kêu thật to, đánh thức cả nhà. Nếu chàng trai kéo được cô thật nhanh ra khỏi nhà thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ.
Nhiều chàng trai Mông muốn mang hạnh phúc bất ngờ cho người yêu. Họ đến “bắt” mà không báo trước, lại còn giả làm người lạ để cô gái không nhận ra ngay từ đầu. Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu. Cũng có trường hợp, cô gái đã biết trước nên tách ra khỏi bạn bè, ở nơi vắng vẻ để việc bị “bắt” được... thuận tiện.

5. Cưới vợ sau 3 năm ở rể

Với người dân tộc Thái, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn bè mang những chiếc khèn đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân.

Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà người con gái trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức. Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới và chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc.
Sau thời gian “thử thách” 3 tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà báo cho bố mẹ mình biết. Lần này, anh ta mới được mang tư trang của mình đến nhà gái và ở đó suốt 3 năm.
Lễ thành hôn chính thức chỉ được tiến hành sau 3 năm. Sau 3 năm đó, nếu đồng ý lấy chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai mang đến. Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản kháng bằng cách tự cắt tóc mình.
Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải chuẩn bị nhiều quà biếu gia đình bên chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng và những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng.


Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin


(st)