Phong tục cưới hỏi của dân tộc Tày Cao Bằng
Phong tục cưới hỏi của người Mông còn được lưu truyền
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Tày
Là một lễ tục quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của một gia đình, một dòng họ, thậm chí là cả tộc người, bởi vậy tục cưới xin là một trong những tập tục phản ánh khá đầy đủ, trọn vẹn tính đa dạng, độc đáo và riêng biệt của bản sắc văn hóa Mường với nhiều lễ nghi tín ngưỡng, âm nhạc, trò chơi, trò diễn dân gian.
Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp thuần phác nên từ xưa, trong quan niệm của người Mường, tiêu chí để chọn dâu, kén rể - bên cạnh việc xem xét gốc gác gia đình để tránh điều tiếng xấu – họ đặc biệt coi trọng các đức tính chăm chỉ, chịu khó và khỏe mạnh. Cho nên, mới có câu rằng: “Đừng tham nón rẻ mà đội trời mưa, đừng tham người đẹp mà thưa việc làm” hay “Con trai để rào hỏng, rậu nát là con trai hư”. Cũng vì thế mà để đón được nàng dâu chăm chỉ làm ăn, khéo tay dệt vải thêu thùa, nói năng nhẹ nhàng, lễ phép, giỏi việc đồng áng, nội trợ... nhà trai phải chịu thách cưới và trải qua các bước: dò ý, đi dạm, ăn hỏi, ra mắt rể và lễ cưới. Thông qua ông mối, nhà trai mang lễ vật đi dạm, gồm: 1 đôi cá gáy tươi, 1 chai rượu, 100 lá trầu, 1 buồng cau và 1 đùm chè xanh. Được nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ chọn ngày làm lễ ăn hỏi. Lễ vật ăn hỏi đơn giản hơn với 2 chai rượu, 1 gói trầu, 1 buồng cau, 1 đùm chè và 2 bánh chưng, bánh dày. Đây cũng là lễ mà cô gái chính thức được xem như đã có chồng. Đối với người Mường một số vùng như Cẩm Thủy, Bá Thước thì ăn hỏi cũng là thách cưới. Nếu nhà trai chấp nhận và tiếp tục theo đuổi thì lễ ra mắt rể được tiến hành. Ra mắt rể là nghi thức khá tốn kém với lễ vật gồm: 1 con trâu đực mới vực, 1 con bò đực khoảng 2-3 năm tuổi, 1 con lợn 40-50kg, 1 xanh chín, 2 xanh ba và bốn, 1 nồi đồng, 1 tấm và 3 sải lụa, 1 con dao, 1 lưỡi thuổng, 20-30 đồng bạc trắng, 2 thúng gạo nếp, 15-20 chai rượu, 1 gói trầu, 1 buồng cau, 1 đùm chè xanh, 2-3 thúng bánh chưng không nhân, 1 khiêng xôi lợn và 1 chai rượu mở cổng. Sau nghi thức này, phải chờ thêm 3 năm với không ít sự chuẩn bị như sửa sang nhà cửa, dành dụm tiền của, đi tết nhà gái vào Tết Nguyên đán, tết 5/5, tết cơm mới... thì nhà trai mới được tổ chức nghi lễ cuối cùng. Ngày cưới là ngày cả đôi bên chờ đợi. Mang đủ các lễ vật đến nhà gái, gồm 1 con lợn 50kg, 2 thúng gạo nếp, 15 chai rượu, 2 khiêng bánh dì, trầu, cau, chè, chàng trai sẽ được đón cô dâu về nhà. Ngày cưới cũng là ngày đặc biệt vui vẻ khi tiếng cồng chiêng cùng những bài ca đám cưới vang lên rộn rã và cũng hết sức trang trọng khi lời Mo du về đẻ người, về sự sản sinh muôn vật, về tình yêu đôi lứa cất lên giữa nhà sàn...
Theo thời gian, kinh tế được cải thiện, nhận thức về nếp sống mới được nâng lên, đặc biệt là sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa với các dân tộc khác mà ngày nay tục cưới của người Mường đã bỏ đi nhiều quy định không còn phù hợp, ví như tục thách cưới hay thời gian tổ chức lễ cưới. Nếu trước kia, việc con cái lấy ai toàn quyền ở cha mẹ thì nay trai gái được tự do tìm hiểu, lựa chọn người mình yêu thương. Có điều, trong sự đổi thay ấy, vẫn có những thay đổi đáng để suy ngẫm và tiếc nuối. Gạt sang bên những lễ vật nặng nề, đám cưới người Mường là nơi hội tụ của phong tục, tập quán, tín ngưỡng, âm nhạc và nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc khác. Quan sát bề ngoài, không dễ để phân biệt đám cưới của trai gái người Mường hiện nay với đám cưới của dân tộc khác, cụ thể là của người Kinh. Cũng dựng rạp, cũng nhạc xập xình, trang phục cưới của cô dâu chú rể là đồ tân thời, rượu bia có mặt trên bàn ăn. Rồi nhiều nơi, nhà xây dần thay thế cho nhà sàn, cô dâu không còn phải lạy Vua bếp, không phải rửa chân hay dẫm lên bó củi khi lần đầu tiên đặt chân lên cầu thang nhà chồng. Ông già bà cả đến ăn cưới được sắp xếp 6 người một mâm, gia chủ không thể ngồi tiếp. Trang phục truyền thống, cồng chiêng, hay những bài Mo du... theo đó cũng khó tìm lại trong các đám cưới ngày nay.
Xây dựng đời sống văn hóa mới phải đồng thời với việc gìn giữ tinh hoa văn hóa truyền thống. Cái mới chỉ trở thành cái đẹp khi nó phù hợp với lối sống, phong tục, tập quán của dân tộc ấy. Cho nên, mọi sự tiếp thu luôn cần được chọn lọc để cái mới không biến thành cái thô kệch, không tạo nên những vỉa văn hóa xù xì...
Phong tục cưới hỏi ở Mường Bi -
Nhắc đến huyện Tân Lạc là nhắc đến một vùng đất nổi tiếng trong bốn Mường của tỉnh Hòa Bình (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động), và nơi đây cũng chính là cái nôi của người Mường cổ. Mỗi dân tộc có một phong tục, một nét văn hóa riêng trong đám cưới, nhưng cái khác biệt trong nghi lễ này của người Mường Bi vẫn còn mang đậm nét văn hóa đặc trưng của họ.
Việc hôn nhân trước kia của người Mường Bi là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trai gái đến tuổi dựng vợ, gả chồng mà chưa có chỗ (để dạm hỏi) thì bố mẹ phải nhờ một người có vai vế trong họ làm ông mối đến nhà trai hoặc nhà gái để đặt vấn đề muốn làm thông gia. Nếu được sự đồng ý của gia đình, họ hàng (nhà gái chẳng hạn), lúc này ông mối hẹn một thời gian nhất định nào đó, gia đình nhà trai đến đặt lễ trầu, cau.
Lễ hỏi vợ gồm có: một con lợn khoảng 15 - 20kg, cùng trầu, cau, rượu và gạo. Người Mường Bi thường tổ chức đám cưới vào các tháng trong năm, riêng tháng 4 âm lịch (tháng 7 Mường Bi) và tháng 10 âm lịch (tháng chạp) thì họ kiêng không làm nhà, cưới hỏi. Vì họ cho rằng hai tháng đó là tháng xấu nhất trong năm.
Ông Đinh Công Nhỏ 65 tuổi ở xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, Hòa Bình đang bận rộn trong ngày cưới của con trai tâm sự: “ Phong tục cưới của người Mường Bi bây giờ cũng thay đổi nhiều rồi, cưới theo nếp sống mới nên thủ tục không còn rườm rà như trước; trai gái tìm hiểu, yêu đương nên vợ nên chồng là tự nguyện, không còn thách cưới. Nhưng cái gì thuộc bản sắc riêng thì người Mường Bi vẫn còn gìn giữ...”.
Như cách gia đình nhà trai đi xin gạo, tiền để tổ chức cưới cho con, đến mỗi nhà, họ biếu một gói chè. Không phải vì gia đình nghèo mà đi xin, cách làm đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau. Lễ vật mang sang nhà gái trước ngày cưới là 2 tạ gạo, 2 con lợn (một con 70kg và một con 25kg), cùng 20 lít rượu đưa sang nhà gái để ngày mai đón khách.
Ngày cưới là ngày lành tháng tốt, ngày hạnh phúc của đôi trai gái. Họ hàng nội ngoại nhà gái tổ chức đón tiếp họ hàng nhà trai và bà con trong xóm đến ăn cỗ. Trong đám cưới không thể không có rượu và mỗi dân tộc có cách uống rượu khác nhau. Với người Mường Bi thì uống rượu là một nét văn hóa riêng của họ.
Khi đã có mặt đầy đủ bốn bên nội ngoại của hai gia đình, cùng với anh em bạn bè, trước tiên là uống rượu cần (người Mường Bi gọi là Hạo cận). Nhà gái mang ra 2 vò rượu cần đặt giữa nhà (thẳng cửa ngang vào), trưởng đoàn mời những người có vai vế trong gia đình nhà trai và nhà gái vào làm thủ tục chào rượu. Tất cả phải đứng hai tay chắp trước bụng. Sau đó họ ngồi xuống bắt đầu uống rượu. Trong tiệc rượu có hai phe (nhà trai và nhà gái) có số người bằng nhau. Mỗi phe cử một người làm trưởng. Lúc này trưởng đoàn làm trọng tài đưa ra luật: Mỗi phe vào uống ba lần thay phiên nhau (trong khoảng một thời gian nhất định). Ví dụ: phe nhà gái có mười người luân phiên nhau uống hết một gáo rượu (một gáo chứa khoảng 1/3 lít) trong 5 phút. Cũng khoảng thời gian quy định đó, nhà trai không uống hết, tức là nhà trai bị thua.
Theo luật rượu của người Mường Bi: “phép quân không bằng tuần rượu”, bên thua bị phạt một gáo rượu to cho người trong đoàn, nếu người đó không uống hết thì phạt vào trưởng đoàn bên thua (10 người thì phạt 10 gáo). Cứ như thế cuộc vui được diễn ra cho tới bữa cơm. Lúc này, nhà gái lấy ra một vò rượu cần thứ 3 đặt phía trước, không cần nói thì mọi người cũng biết, đấy là vò rượu kết thúc thủ tục uống rượu để bắt đầu dùng cơm trưa... Mâm cơm nghi lễ của gia đình được đặt trước 3 bình rượu, chủ nhà phía trong (trái), khách phía ngoài (phải). Thủ tục chào cơm cũng giống thủ tục chào rượu, phải đủ nội ngoại của hai bên gia đình. Tan cuộc, gia đình nhà trai ra về, riêng chú rể và một số anh em (khoảng 3 người) ở lại nhà gái 3 ngày, 3 đêm. Đêm cuối cùng, gia đình nhà gái thịt một con lợn để tiễn con gái và con rể về nhà chồng. Khi người con gái về nhà chồng, nếu bên nhà chồng còn đủ ông bà nội ngoại, bố mẹ thì phải làm bấy nhiêu chiếc chăn, đệm và gối...
Thời điểm này, các đôi trai thanh, nữ tú trên đất Mường Bi đang tất bật chuẩn bị cho ngày vui, ngày hạnh phúc của mình. Và chính họ sẽ là những người tiếp nối, gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc trong đám cưới của người Mường tỉnh Hòa Bình.
|
|||
|
Tục cưới xin cổ truyền của dân tộc Mường - Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi cửa ngõ vùng Tây Bắc, ráp danh với các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên hơn 4 nghìn km2, tổng dân số trên 8 vạn dân, có 11 huyện, thành phố, 210 thị xã, phương thị trấn; có 6 dân tộc chính sinh sống (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông) trong đó dân tộc Mường chiếm đa số dân với 63,3%.
Là một tỉnh được coi là cái nôi của dân tộc Mường với các địa danh nổi tiếng( Bi, Vang, Thàng, Động). Văn hóa Mường là một văn hóa tộc người đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống những giá trị ấy được bảo tồn và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tìm hiểu giá trị của bản sắc văn hóa Mường cổ truyền có nhiều giá trị tiếng như, áng sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”, Văn hóa cồng chiêng mường… một trong điển hình đó là những nét văn hóa đó là tục cưới xin của dân tộc Mường Bi - Tân Lạc.
Tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình là một lễ tục văn hóa về hôn nhân gia đình đã hình thành và định hình từ lâu đời được coi là một tục lệ văn hóa quan trọng, phong phú, đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc và dân tộc, chứa đựng trong đó rất nhiều phong tục, luật tục, những chuẩn mực, những quy định, yêu cầu về tìm hiểu yêu đương, kén chọn, gả chồng, gả vợ.
Gia đình là tế bào của xã hội, thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống, tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội, đến tư tưởng và ý thức tộc người.
Với người Mường, hình thức gia đình cũng giống như người Việt, đó là quá trình phát triển từ hình thức đại gia đình đến gia đình hạt nhân. Đại gia đình, gia đình lớn là hình thức chung sống trong một mái nhà nhiều thế hệ, từ các cụ, ông bà, bố mẹ cho đến con cái, cháu chắt. Có nhiều đại gia đình xưa có đến 5 thế hệ cùng chung sống. Trong qua trình phát trienr của xã hội , hình thức đại gia đình ngày càng giảm dần, thay vào đó là gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ với hai thế hệ vợ chồng và con cái. Đối với người Mường vợ chồng chỉ ra ở riêng khi đã có con, ngoại trừ có trường hợp là con một thì ở chung với bố mẹ. Thông thường một cặp vợ chồng có 2 đến 4 người con và đều mong muốn có nếp có tẻ, nếu sinh toàn con gái thì được xem là bất hạnh, còn nếu không có con trai thì phaỉ bắt rể. Trường hợp không có con thì nuôi con nuôi. Bởi những cặp vợ chồng không có con thì sau này khi mất đi toàn bộ tài sản, đất đai đều bị làng thu lại xung quỹ công. Gọi là “thu lụi”.
Gia đình người Mường là gia đình Phụ quyền, người đàn ông là người chồng, người cha và người chủ gia đình, có vai trò quan trọng nhiều mặt của cuộc sống: có quyền hành lớn, quyết định mọi việc từ làm ăn, cưới xin, tang ma đến công việc tín ngưỡng. Đồng thời, họ còn là người thay mặt gia đình quan hệ với họ hàng, làng xóm và các tổ chức xã hội, với chính quyền địa phương. Mọi tài sản trong nhà, kể cả ruộng nương, trâu bò, công cụ sản xuất đều do người đàn ông là người chủ nắm giữ. Quyền lực này sẽ được bàn giao lại cho con trai cả khi đã trưởng thành đảm đương, người cha chỉ đóng vai trò cố vấn và lo việc đối ngoại.
Quyền lực của người đàn ông trong gia đình, sự phục tùng và ý thức tôn ti trật tự đã được ăn sâu vào đầu óc của các thành viên trong gia đình, nhất là đứa trẻ bằng mọi sự liên tục. Đó là sự lệ thuộc của người em đối với anh cả, của anh cả đối với cha và của người cha đối với tổ tiên.
Cũng phải nói thêm rằng sau quyền lực được công nhận của người cha, còn có quyền lực thực tế, tuy không nói ra, quyền của người mẹ. Người phụ nữ trong gia đình mường có nhiều đóng góp quan trọng nhiều mặt trong sống gia đình và sản xuất, từ việc tham gia lao động sản xuất trên nương, ngoài ruộng đến các công việc nội chợ trong gia đình, nuôi dạy con cái… ngoài việc tham gia lao động nặng nhọc, người phụ nữ đảm nhận lớn hơn nam giới rất nhiều. Tuy nhiên trong xã hội Mường truyền thống, người phụ nữ hầu như không có quyền hành gì lớn trong gia đình. Khi còn nhỏ chịu sự quản lý của gia đình, cha mẹ, khi có chồng thi theo chồng, phụ thuộc vào chồng.
Trong gia đình người Mường, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi nấng, giáo dục con cái, truyền đạt kinh nghiệm sảng xuất, các nghề thủ công, các công việc trong gia đình. Cha mẹ uốn nắm con cái về lời ăn tiếng nói, cách ửng xử trong gia đình và với cộng đồng. Cha mẹ già ở với con cái cả, những người con thứ ra ở riêng được cha mẹ chia cho một số tài sản nhất định và phải có trách nhiệm với cha mẹ. Anh em ruột thịt sống có trách nhiệm với nhau và yêu thương nhau. Khi cha mẹ qua đời, người anh cả chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, dựng vợ gả chồng cho các em.
Gia đình Mường là nơi bảo tồn các gía trị văn hóa truyền thống, là nơi trao ttruyền các truyền thống tộc người trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Về hôn nhân, người Mường đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định,từ yêu đương tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cưới xin. Ngày xưa việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ xếp đặt,con cái không có quyền lựa chọn, nhất là con gái. Hiện nay trai gái được tự do tìm hiểu bạn đời, hôn nhân hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện.
Tiêu chuẩn chung theo quan niệm của người Mường khi chọn vợ là chọn những cô gái chịu khó, chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng, biết làm các công việc đồng ángv, biết thêu thùa dệt vải, thành thạo các công việc nội trợ và xử lế phép với bố mẹ, anh chị, họ hàng, làng xóm,sắc đẹp chỉ là một trong những tiêu chuẩn, người Mường quan niệm người vợ lý tưởng la phải nết na, chăm làm, có câu: “Đừng tham nón rẻ mà đội trời mưa, đừng tham người đẹp mà thưa việc làm”.
Tiêu chuẩn của một người chồng lý tưởng là có sức khỏe, cày bừa thành thạo và biết đan lát các công cụ gia đình, biết chăm lo cho gia đình. Người Mường thường có câu “Con trai để rào hỏng, dậu nát là con trai hư”. Khi kén rể người ta còn xem xét đến gốc gác gia đình, tránh những nhà có tiếng xấu và các loại bệnh di truyền.
Đối với người Mường trước đây, tuổi kết hôn thường rất sớm, con trai lấy vợ ở tuổi 15 đến 20 tuổi, con gái lấy chồng trong độ tuổi 16 đến 18 tuổi. Trên 25 tuổi đã được co là quá lứa, và ngoài 30 tuổi mà chưa xây dựng gia đình thì được xem là “ ế vợ, ế chồng”.
Ở người Mường xưa kia một cuộc hôn nhân thường trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều nghi lễ phức tạp, tiêu tốn nhiều tiền của. Việc định giá cô dâu hoàn toàn do nhà gái quyết định, nhà trai phải chấp nhận. Thành ngữ Mường có câu “lấy được cô dâu hết ba trâu chín lợn”, hoặc “Lễ án du khu mặt nạ” có nghĩa lấy được cô dâu, bên nhà chồng phải rất vất vả, lo toan. Trong truờng hợp xảy ra ly dị, nếu người vợ chủ động thì phaỉ trả toàn bộ lễ vật mà nhà chồng đã chi phí từ lúc ăn hỏi đến lúc cưới. Nếu người chồng chủ động thì tài sản sẽ được chia đôi.
Theo tập quán người Mường, những người góa vợ hoặc goá chồng phải chịu tang đúng ba năm, ba tháng, mười ngày mới được đi bước nữa.
Trong hôn nhân Mường cũng có tục ở rể. Trong trường hợp nhà gái không có con trai để lo hương hỏa, thờ cúng tổ tiên, thì ngưởi ở rể được hưởng toàn bộ gia tài và coi như con trai. Trong trường hợp này nhà gái thường chủ động sắp đạt hôn nhân và mọi phí tổn cho đám cưới đều do nhà gái lo liệu. Theo luật tục, nhà trai không được đòi hoặc thách cưới.
Đám cưới được tổ chức hai lần, lần thứ nhất tổ chức bên nhà trai cô dâu phải sang nhà chú rể lạy tổ tiên và họ hàng, mang biếu bố mẹ, anh chị em họ hàng bên chồng một số vật dụng như chăn, gối, nệm.Nhà gái còn tổ chức một đoàn người sang nhà trai đón chàng rể về. Ở nhà trai, nàng dâu cũng phải làm đầy đủ các thủ tục nghi lễ khi chàng rể đi đón dâu; ngược lại, khi đón chàng rể về đến nhà gái, chàng rể phải làm đủ mọi nghi lễ như lúc nàng dâu về nhà chồng. Những đám cưới như thế thường tổ cức trong một ngỳ. Ba ngày sau, chàng rể và cô dâu quay về nhà trai làm lễ lại mặt.Sau đó chàng rể về cư trú bên nhà vợ và gánh vác mọi công việc nhà bố vợ.
Nghi lễ cưới xin cổ truyền của người Mường - Hòa Bình được tiến hành theo trình tự lễ phong phú như sau:
* Chọn người làm mối (chọn mờ)
Sau khi đôi trai gái được gia đình và họ hàng nhất trí cho tổ chứ đám cưới thì nhà trai sẽ chọn và nhờ người làm mối (mờ). Người được chọn làm mối không phân biệt nam hay nữ, nhưng phải đứng tuổi, có uy tín, được nhiều người kính nể, gia đình luôn hạnh phúc, đông con nhiều cháu, nói chuyện khéo léo, có tài ứng đáp.
Người Mường quan niệm rằng trai gái có nên vợ nên chồng và sau này có con đàn cháu đống hay không là nhờ sự giúp đỡ của người làm mối. Vì thế mà thành ngữ Mường có câu: “ Cơm ngon vì miệng, tiếng tốt vì mời” (Piêng tiếng Mường Bi nghĩa là cái ninh đòng để đồ xôi).
Nhiệm vụ của người làm mối bắt đầu từ khi dạm ngõ, hỏi thăm đến lúc cưới, đón dâu về trao cho nhà trai.
* Dạm ngõ, thăm hỏi (mở miệng)
Gia đình nhà trai nhờ ông mờ mang trầu, cau, hai chai rượu, quà bánh đến nhà cô gái để chính thức ngỏ lời cho đôi bạn tẻ được thành hôn. Hôm đó hai bên cùng nhau bàn bạc trao đổi và thoả thuận ngày “kháo tiếng”.
* Đặt vấn đề (kháo tiếng)
Đến ngày chọn, nhà trai chuận bị 02 gói chè, khoảng 10 quả cau, hơn 20 lá trầu, tất cảc được gói kỹ và trao cho ông mờ đến nhà cô gài khoảng chạng vang tối
Đúng gìơ đã hẹn, nhà gái với sự hiện diện của bố mẹ, ông, bà, chú, bác, cô, dì… ngồi đợi nhà trai đến, đồng thời học cử ngưởi ra cổng chờ sẵn để đón lễ vật và mời ông mờ vào nhà.
Người ta mổ gà thiết đãi ông mờ. Chủ nhà giữ đôi chân gà để xem đoán sự tốt xấu và nhân duyên của cô gái: Lễ vật của nhà trai đem đến được đặt lên bàn thờ tổ tiên. Ba ngày sau mà nhà gái không đem trả lại lễ vật thì tức là đồng ý. Sở dĩ là phải đợi 03 ngày là vì, theo tập quán, bố của cô gái phải nằm nghe trong ba ngày đem liền nếu này không tiếng hươu, giác, vượn kêu, gà gáy dở, cây đổ, đá lăn thì mới coi là được, nghĩa là không có điểm gở, điểm xấu. Sau đó tự tay ông mở gói lễ vật và báo cho họ hàng rằng nhà đã có chuyện vui.
Kể từ đấy hai nhà mặc nhiên là thông gia, các con được phép thường xuyên thăm hỏi nhau.
* Ăn hỏi (Ti nòm):
Theo từng điều kiện của mỗi gia đình mà lễn ăn hỏi có thể tiến hành sớm hay muộn.
Muốn tiến hành lễ ăn hỏi (Ti nòm), nhà trai phải sắm một lễ nhỏ sang nhà cô gái để xin ngày, lễ vật có một con cá cắt 04 khúc được gói trong lá dong, bốn chiếc bánh trưng không nhân, năm quả cau, mười lá trầu (bánh trưng ngụ ý là cô gái còn trinh trắng, nếu có nhân thì nhà gái hiểu rằng con gái nhà mình đã có chửa). Sau bữa cơm thân mật, gia đình quyết định ngày ăn hỏi.Theo tập quán, ngày ăn hỏi, cưới xin thường chọn tháng 11, 12 (âm lịch) là thời điểm của mùa màng đã thu hôãchng,cau cũng chắc hạt. Người Mường kiêng dựng vợ gả chồng vào tháng 7 (âm lịch) vì đó là tháng ngâu, và người ta kiêng chọn ngày cuối tháng vì người ta coi đó là “ngày cùng tháng kiệt” nếu tổ chức ăn hỏi sẽ đem lại điều không may. Ngưòi ta chọn ngày đầu tháng vì “tháng rộng ngày dài”. Sau khi đã chọn được ngày, ông mờ về báo cho nhà trai biết ngày làm lễ ăn hỏi để sắm lễ vật. Lễ ăn hỏi được tiến hành làm hai lần, lần đầu là “nòm gà”, lần sau gọi là “nòm cá” hay “nòm lợn”.
Lễ nòm gà, như đã hẹn trước, nhà trai sắm sửa lễ vật gồm: 02 con gà sống, 02 con cá, 16 chiếc bánh làm bằng gạo nếp, 04 chai rượu, 04 gói cơm nếp, ba mươi lá trầu, một buồng cau. Tất cả được xếp vào thúng để hai người khiêng.
Đoàn nhà trai mang lễ vật ăn hỏi lần này gồm có ông mờ, hai nam thanh niên và em gái của chàng rể. Trước lúc xuất hành nhà trai làm mâm cơm cúng tổ tiên để trình báo và phù hộ, lúc bắt đầu khởi hành, người ta kiêng gặp con gái, hoặc người “vía độc”, do vậy họ thường cử một bé trai ra ngoài chông choi để lấy vía may. Trong suốt chặng đường đi, những người trong đoàn đi không được ngoái đàu trở lại và đi một mạch đến nhà gái.
Phía nhà gái, ngay ngày hôm đó mời đông đủ họ hàng bên nội.
Sau khi đem lễ vật đến, ông mờ trao cho đại diện nhà gái. Cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trong bữa ăn, ông Mờ và nhà gái cùng bàn bạc, hẹn ngày ăn hỏi làn hai, hay còn gọi là lễ nòm cả.
Lễ nòm cả, nhà trai phải có một con lợn khoảng 30 kg đã mổ thịt, 04 con gà sống thiến, vài gánh xôi, hai chum rượu nhỏ, trầu cau. Đoàn nhà trai gồm ông Mờ dẫn đầu, chàng bánh rợm, rể và ba bón người bạn của chú rể và tám người khiêng lễ vật: ngươì Mường cho răng khiêng thế mới có đôi.
Trước khi đi, bố mẹ của chàng rể gao cho ông Mờ một túi vải đựng hai vòng tay bằng bạc, 08 vuông vải tự dệt, 01 mặt phà làm chăn.
Cùng như lần ăn hỏi trước (nòm ngà), làn này trước kh đi cung làm một mâm cơm cúng để trình tổ tiên. Ra khỏi nhà, ông Mờ đi trước dẫn đoàn, chàng rể cùng bạn bè và những người khiêng lễ vật theo sau. Khi đến cổng nhà gái đã cử người đón ồng khiêng lễ vật và mời nhà trai lên nhà uống nước, ăn cơm. Ông Mờ thay mặt nhà trai trao túi vải cho bố, mẹ cô gái và coi đó là vật làm tin. Chiếc túi vải được mở ra trước sự chứng kiến đông đủ của họ hàng nhà gái và sau đó được dạt lên bàn thờ tổ tiên (sau lễ ăn hỏi, lễ vật này được cất vào trong hòm, đợi khi nào con gái sinh con đầu lòng sẽ tặng lại).
Sau lễ ăn hỏi, phải sau ba năm lễ cưới chính thức được tổ chức. Trong thời gian chờ đợi nhà trai cực chuẩn bị điều kiện vật chất cho lễ cưới. Đây là khoảng thời gian thử thách gian khổ đối với chàng trai, người Mường gọi là ăn công con, tức là con rể tương là các dịp lễ, tết phải có quà mang biếu bố, mẹ vợ tương lai với mục đích trả công ơn nuôi dưỡng cô gái trưởng thành.Vào dịp tết nguyên đám quà biếu là một con lợn khoảng 20 cân đã luộc chín, úp vào thúng xôi đồ, khoảng 20 chiếc bánh rợm, 10 chiếc bánh mật, vài chai rượu nếp, trầu cau. Vào dịp tết đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5, âm lịch) phải có gói cá sống, 02 con gà. Rằm tháng 7 cúng phải có 02 con gà , 01 chai rượu. Còn nhà gái, để đáp lại thường cho con gái bố mẹ chồng tương lai những sản phẩm tự dệt như: gối, đệm…Trong dịp tết, cô gái có thể đến ăn Tết ở nhà chồng tương lai khoảng 3,4 hôm, nhưng không được đòi “ngủ chung” với chàng trai. Trong thời gian này chàng rể và nàng dâu tương lai thương xuyên đi lại thăm hỏi và giúp đỡ gia đình hai bên phát nương rẫy, cày ruộng, cấy hái…nhất là lúc mùa màng bận rộn. Tháng mười không đi mất chồng, tháng sáu không đi mất vợ là muốn căn dặn chàng trai và cô gái chớ lơ là công việc gia đình.
* Lễ cưới (Ti cháu):
- Sau lễ ăn hỏi 3 năm, gia đình nhà trai chọn ngày tốt, nhờ ông Mờ đến nhà gái mang lễ xin cưới. Lễ này gồm có 2 con gà ( một trống một mái) hai gói cá, bốn chai rượu, bốn gói cơm nếp, một gói trầu cau, hai vòng bạc. Cùng đi với ông Mờ còn có anh, chị, em chàng rể.
Gia đình nhà gái được báo cáo trước nên đã chuẩn bị đầy đủ cho lễ hẹn ngày, mời họ hàng, mời các bậc cao niêm trong họ đến để đón tiếp nhà trai và bàn bạc thống nhất ngày cưới. Trong lễ này, nhà gái sẽ thách cưới. Lúc này vai trò của ông Mờ rất quan trọng và ý kiến của ông Mờ có quyết định trong lễ cưới, vì vậy thái độ của ông Mờ phải rất nhã nhặn sao cho bên nhà gái vui vẻ thoải mái, bên nhà trai không cảm thấy nặng nề.
Trước đây, một đám cưới bình thường nhà gái thường thách cưới một con trâu đã vực cày (hoặc 1 con bò) vài thúng gạo nếp, gạo tẻ, 2 con lợn (mỗi con khoảng 30 - 40 kg), khoảng 8 thúng xôi nếp (mỗi thúng có 12 gói), 6 gói trầu cau, khoảng 24 ống rượu (tương đương khoảng 5 lít). Tuỳ thuộc vào từng gia đình và tài ăn nói của ông Mờ mà lễ vật có thể được giảm đi ít nhiều; Riêng trâu, bò thì dứt khoát phải có. Trong trường hợp con gái nhà Lang thì nhà trai phải có 9 con trâu, 1 con bò, một số nồi đồng, xanh đồng. Ngoài ra còn phải có đủ lợn gà, rượu, gạo, vòng bạc…
Sau khi hai bên đã thống nhất ngày cưới, ông Mờ trở về báo tin cho nhà trai chuẩn bị lễ vật. Cùng ngày hôm đó, bên nhà gái mời 4 phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, gia đình luôn êm ấm tới làm lễ khâu màn cho cô dâu.
Trước ngày cưới chính thức 2 đến 3 hôm, các cụ ông, cụ bà trong họ được đón về têm trầu bổ cau. Đêm đến, những chàng tai, cô gái thay nhau xay thóc, giã gạo, khung cảnh thật náo động, nhộn nhịp.
Sau những ngày chuản bị khẩn trương, họ hàng hai bên tiến hành tổ chức lễ cưới. Thường đám cưới diễn ra trong 3 ngày. Trước đây đám con gái nhà Lang diễn ra từ 4 đến 5 ngày đêm.
Lễ dẫn diễn ra trước hôm tổ chức đám cưới một ngày, nhà trai làm mâm cơm trình báo tổ tiên, cầu mong mọi việc diễn ra tốt đẹp. Khoảng 8- 9 giờ sáng, đoàn người dẫn của bắt đầu khởi hành, số người đi phải chẵn, không được lẻ. Đoàn người gồm có ông Mờ, ông chú, bà bác, em gái của chàng rể và một số người khiêng lễ vật, dắt trâu bò đến nhà gái.
Trên đường đi, nếu qua làng khác thì thường bị chăng dây chắn đường, khi đó người làm mối đứng ra trình bày lý do của việc khiêng của, mời họ ăn trầu rồi nộp tiền chuộc đường, sau đó đoàn người lại vui vẻ lên đường. Đến gàn nhà cô dâu, đoàn người đi chậm lại, sửa sang quần áo, sắp xếp lễ vật cho ngay ngắn rồi đi thẳng vào sân nhà gái. Bên nhà gái đã cử người ra đón, đồng thời cử người ra xem lễ vật đã đầy đủ hay chưa, nếu thiếu nhà trai phải lo đủ như đã thoả thuận.
Người ta đem cột con trâu (bò) vào chân cột dưới nhà sàn, lễ vật khác được mang lên nhà. Sau đó đại diện của nhà gái mời cả đoàn uống nước, ăn trầu và mời dự uống rượu cần với gia đình.
Trở về nhà, ông Mờ báo cáo với họ hàng nhà trai quá trình dẫn của, thông báo gìơ được phép đón dâu (vào ngày hôm sau).
Buổi tối ở cả hai bên gia đình khách khứa, bạn bè gần xa của cô dâu, chú rể và của bố mẹ đến dự rất đông, người ta tổ chức tục đánh cồng, hát múa, đối đáp chúc tụng lẫn nhau Đây cũng là dịp để trai gái đến dự gặp gỡ, trao đổi hát ví, hát đúm, hát giao duyên và tỏ tình.
Lễ đón dâu diễn ra vào ngày hôm sau. Buổi sáng sớm cỗ bàn đã được bày biện để đón khách đến dự lễ cưới. Tại nhà trai, các cô gái chàng trai bạn bè của chú rể mặc quần áo đẹp đẽ chuẩn bị đi đón dâu Số lượng người đi đón không hạn chế, tuỳ theo đường gần hay xa, số lễ vật nhiều hay ít. Đi đón dâu người ta chọn giờ sao cho khi đoàn cô dâu đưa cô dâu đến nhà chồng vừa lúc chạng vạng tối. Người Mường quan niệm đó là thời điểm tốt nhất trong ngày, tục người Mường có câu; “tí cháu buồng trâu, ti du vàng mặt”, nghĩa là lúc nhà trai đi đón dâu vào lúc thả trâu ra đông (8-9h sáng), còn cô dâu về nhà chồng lúc mặt trời lặn (5-6h chiều)
Thành phần đi đón dâu, ngoài bạn bè của chàng rể, còn có ông Mờ, một cụ ông, một cụ bà có uy tín trong họ, 1 hoặc 2 em bé gái và đại diện có vai vế trong làng, đồng thời đội cồng chiêng cũng đi cùng để tấu nhạc. Lễ vật đem theo là một gói trầu cau.
Trang phục của chú rể và phù rể như nhau, áo trắng mặc bên trong, áo dài đen mặc bên ngoài, kiểu cách như vậy được người Mường gọi là “đóng đôi”, quần lụa tơ tằm hoặc bằng vải nhiễu, buộc dải nút, đầu đội nón lá dứa.
Đến giờ đã chọn, đoang người đi đón dâu tập trung trước cửa nhà, dàn cồng chiêng gióng lên một hồi ba tiếng, dứt hồi cồng, đoàn người đi đón dâu bắt đầu lên đường. Dẫn đầu là ông Mờ, tiếp theo là những người cao tuổi và dàn Cồng, cuối cùng là bạn bè chàng rể, phù rể. Tập quán đi đón dâu đều phải đi theo con đường chính, không ai được bỏ về giữa chừng, gặp đoạn đường rẽ người ta đặt hai miếng trầu cau hai bên rìa đường. Trên đường đi đàn cồng chiêng tiếp tục tấu lên những bản nhạc rộn rã, báo cho làng xã, mường gần biết đã đi đến đâu, căn cứ vào tiếng cồng, nhà gái biết đoàn ở xa hay gần để chuẩn bị ra đón tiếp.
Tới cổng nhà gái, dàn cồng im tiếng, bạn bè cô dâu đã chải sẵn một chiếc chiếu vào sẵn lối vào nhà. Ông mờ mang một chai rượu cung cơi trầu đến xin nhà gái mở lối cho đoàn đi đón dâu được vào nhà, người ta tổ chức hát đối nam nữ cho tới khi nhà gái vui lòng nhường lối. Từ hai bên đường bạn bè của cô dâu ném tới tấp những nắm rượu cần vào đoàn người đón dâu. Nếu nhà trai có nhiều người bẩn quần áo thì nhà gái càng vui vẻ, người Mường cho rằng làm như thế sau này vợ chồng chung sống sẽ hạnh phúc.
Khi đoàn đón dâu đã lên hết trên nhà sàn, đại diện nhà gái đến hướng dẫn chỗ ngồi cho đoàn nhà trai, còn chú rể tiến lên trước bàn thờ vái lạy tổ tiên và lạy sống ông, bà, bố, mẹ vợ và những người thân thiết trong họ thuộc vai trên của cô dâu. Người được lạy thường có tặng phẩm cho đôi bạn trẻ và chúc cho hai vợ chồng sống trăm năm hạnh phúc. Tiếp sau đó là cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trước lúc nhà trai xin đón dâu về, nhà gái mang rượu cần ra mời họ cùng uống, chúc phúc cho cô dâu chú rể.
Đến gìơ đã chọn, ông Mờ xin phép nhà gái cho cô dâu được về nhà chồng, bấy giờ cuộc vui mới tạm ngừng.
Ngày cưới là ngày cô dâu mặc bộ máy đẹp nhất của mình, trùm lên trên đầu chiếc khăn vuông (khổ 30 x 30 cm) màu trắng, buộc thắt nút đàng sau gáy, mặc áo cánh ngắn sẻ giữa ngực, bên trong mặc yếm. Váy của cô dâu màu đen dài chấm gót chân, thắt lưng và chiếc khăn lục màu xanh lá cây, để lệ cặp váy lúng liếng hoa văn.
Khi hồi cồng gióng lên rộn rã, cô dâu và phù dâu từ trong buồng bức ra trước bàn thờ lạy tạ giã từ tổ tiên, ông bà, bố mẹ. Lúc cô dâu chuẩn bị ra khỏi nhà, một bà trong họ bước đến đội nón lên đầu cô dâu, đồng thời dặn dò cô dâu cách cư xử khi về nhà chồng. Theo tục lệ, ra khỏi nhà, tay phải cô dâu cầm một con dao có chuôi bằng sừng nai, lưỡi dao có cắm củ gừng với mục đích trừ tà ma, vì sợ sau này vợ chồng sống bất hoà, đứt gánh giữa đường phải quay lại nhà bố mẹ đẻ.
Dẫn đầu đoàn đón và đưa dâu là ông Mờ, các ông bà của hai họ, rồi đến cô dâu phù dâu, đi sau cùng là chú rể, phù rể và bạn bè, anh em của chàng rể. Cô dâu đeo bao đựng đò riêng của mình, những người khác bên nhà gái đưa dâu khiêng đồ vật của cô dâu biếu gia đình nhà chồng, thường thì khoảng 02 chiếc chăn, 20 chiếc gối, 12 tấm vải, ngoài ra còn có chiếc màn của cô dâu được khâu từ trước.
Theo tập quán đón và đưa dâu thì phải đi cùng một chặng đường. Nếu đi qua làng khác lại bị chăng dây, thì ông Mờ lại phải đứng ra mời trầu và chuộc tiền. Đoàn rước dâu về đến nhà trai thì cũng bị ném bã rượu cần, nhưng ít hơn. Đến chân cầu thang, em gái của chàng rể múc nước cho chị dâu rửa chân. Mọi ngưòi cũng được lần lượt rửa chân rồi lên nhà. Riêng cô dâu và phù dâu khi lên cầu thang không được bước vào bậc thứ nhất mà phải bước lên bó củi do nhà trai đặt sẵn rồi mới đi lên các bậc thang tiếp theo. Người Mường cho rằng làm như thế thì co dâu sau này sẽ chăm chỉ làm lụng hơn. Bước vào trong nhà, cô dâu mới đi thẳng đến bên bếp lửa, quỳ xuống lạy Vua bếp với mong muốn đến sau này đến ngày sinh nở, Vua bếp sẽ phù hộ cho hai mẹ con. Sau đó, cô dâu đến bàn thờ lạy tổ tiên và những người vai trên của chàng rể, mỗi lần lạy xong cô dâu cũng nhận được tiền mừng.
Sau khi khấn cúng tổ tiên, người ta tổ chức “Lễ tơ hồng”, hay còn được gọi là lễ “cơm quen”. Họ trải chiếu ở giữa nhà, mâm lễ gồm một quả trứng luộc cắt làm tư để trên một đĩa xôi, 1 nậm rượu bằng quả bầu khô, một bầu khác đựng nước lã, ông Mờ cầm hai tay hai đôi đũa dơ lên qua đầu ba lần rồi đặt đũa xuống mâm. Lát sau, ông quay lưng lại nhấc đũa lên đưa chéo tay cho cô dâu chú rể, rồi đưa hai nắm xôi, hai miến trứng cho hai người cúng theo cách chéo tay ấy. Tiếp theo ông cầm bầu nước rót vào hai bát cho hai người dâu rể uống và khấn “Ông tơ bà nguyệt” se dây, se cho hai vợ chồng có con trai con gái, con gái thì cầm nong, cầm nia biết sảy lúa, con trai biết cày bừa, làm ăn phát tài, phát lộc cho bố, cho mẹ, cho hai họ cùng mừng.
Sau lễ tơ hồng, cỗ bàn lại được bày ra, nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì sau bữa cỗ họ nhà gái ra về, còn nếu ở làng ở xa họ nhà gái sẽ ngủ lại. Tối hôm đó nam nữ thường hát giao duyên, đánh cồng chọn đêm.
Theo lệ Mường, khi nhà gái ra về, người ta để phù dâu ở lại “ngủ bạn” với cô dâu 3 đêm. Những ngày sau này đôi vợ chồng trẻ chưa đựơc phép “chung chăn gối”. Sau 3 ngày cưối, hai vợ chồng trẻ cùng phù dâu quạy lại nhà gái 1 ngày, gọi là “ti mộng” (lại mặt), đến đây phù dâu hoàn thành nhiệm vụ. Cùng ngày hôm đó quần áo và tư trang cô dâu được chuyển về nhà chồng. Đêm hôm đó hai vợ chồng trẻ mới chính thức động phòng (đêm tân hôn).
Về phần ông Mờ, sau bữa cơm chia tay vào buổi sáng ngày hôm sau, lễ đón dâu, ông Mờ đứng trước hai bên gia đình tuyên bố rằng nhiệm vụ kết duyên cho đôi trẻ đã xong. Sau đó đại diện nhà trai đem biếu ông 1 chân giò lợn đã được luộc chín, ở Muờng Bi ông Mờ còn đựơc biếu thêm một khấu đuôi lợn. Còn nhà gái vài ngày sau lễ cưới cũng đến tận nhà ông Mờ để cảm ơn và biếu một chân giò lợn, một khoanh thịt ở phần cổ con lợn, 2 chai rượu, 3 lá trầu.
Nhìn chung về hình thức các thủ tục lễ nghi của việc cưới xin ở các gia đình người Mường giàu có hoặc nghèo đều tương tự nhau. Sự khác biệt lớn giữa đám cưới nhà giàu và nhà nghèo chính là ở số lượng và chất lượng của đồ lễ thách cưới và cỗ cưới. Đối với nhà giàu đám cưới là dịp thể hiến sự danh gía và phú quý của gia đình mình. Với người nghèo thì đám cưới có tình chất thông báo cho họ hàng và cộng đồng làng xóm. Trong nhiều gia đình, đám cưới con trai được chú ý hơn là con gái, con trai trưởng càng quan trọng hơn, nhất là gia đình nhà giàu, nhà trưởng họ.
Tục cưới xin cổ truyền của người Mường - Hoà Bình ngày nay đã có nhiều thay đổi, một số tập tục, nghi lễ đã được loại bỏ. Tuy nhiên, qua khảo sát dân tộc Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được một số giá trị văn hoá tiêu biểu đó là:
+ Tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong họ hàng, hàng xóm láng giềng thông qua tục họp tiền. Tập tục này đã tạo nên sự gắn kết cộng đồng.
+ Văn hoá ứng xử khiêm nhường mà tinh tế của người Mường, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lời chào mời thăm nghĩa tình, đặc biệt là lời mời trong tục uống rượu cần của hai bên nhà trai và nhà gái.
+ Tính tâm linh thể hiện qua việc cúng bái thần linh, cúng bái tổ tiên, lạy tạ tổ tiên.
+ Lòng tôn kính cha mẹ, anh em, họ hàng của cô dâu, chú rể, Nhưng lễ vốn của cô dâu mang biếu bố mẹ chồng như chăn, gối, đệm…Tình cảm của mẹ chồng nàng dâu trong ngày đầu tiên bước chân về nhà chồng. Mẹ chồng ân cần đưa đón, qua các cử chỉ như cầm nón cho cô dâu, múc nước rửa chân, dắt tay co dâu lên nhà…
+ Văn hoá ẩm thực Mường được thực hiện trong việc bày cỗ, chế biến thức ăn, tục uống rượu cần ở nhà gái.
+ Trang phục của cô dâu và phụ nữ trong ngày cưới. Trong ngày cưới mọi người đều ăn mặc những bộ trang phục đẹp nhất, đặc biệt là trang phục dân tộc Mường của cô dâu, phù dâu, các bà, các chị.
Trong tục cưới hỏi của dân tộc Mường ở Hoà Bình hiện nay đã có những biến đổi tích cực như sau:
Trước đây, việc quyết định hôn nhân là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì ngày nay những đôi trai gái hoàn toàn có quyền chủ động, tự do yêu đương, tự do tìm hiểu. Khi tiến tới hôn nhân, họ xin ý kiến cha mẹ, thế hệ trẻ luôn thể hiện sự kính trọng cha mẹ và tranh thủ sự đồng tình để tiến tới hôn nhân.
Trong hôn nhân, độ tuổi kết hôn của nam nữ Mường đã tuân thủ Luật hôn nhân và Gia đình, nam từ 20-25 tuổi, thậm chí đến 30, nữ từ 18-20 tuổi trổ lên mới xây dựng gia đình.
Quan niện trọn bạn đời của nam nữ thanh niên cũng có thay đổi, vấn đề quan trọng là người đó có việc làm ổn định, biết tính toán làm ăn và có đạo đức tốt là được. Ngày xưa hôn nhân thường bó hẹp trong làng xã, trong cùng tộc người thì ngày nay đã mở rộng hơn nhiều, đó là hôn nhân với người khác tộc, hôn nhân giữa Mường và Việt, giữa Mường và Thái… Hôn nhân ngày nay đang có xu hướng gia tăng các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc, làm cho bức tranh dân tộc ở vùng Mường thêm đa dạng, những cặp vợ chồng khác tộc sẽ chuyển tải văn hoá cho nhau trong quá trình chung sống, con cái sẽ được hấp thụ văn hoá của cả bố lẫn mẹ.
Trong hôn nhân, các hủ tục như đa thê, tảo hôn, thách cưới cao…đã hầu như không còn. Lễ cưới người Mường ngày nay đã thực hiện theo nếp sống mới, các hiện tượng mua dâu, mua rể không còn. Việc thách cưới bằng bạc trắng, dắt trâu sang nhà gái, các tục cổ như nếm bã rượu, ném trấu vào đoàn nhà trai đến nhà gái đón dâu, căng dây, đóng cổng đòi tiền nay đã không còn diễn ra nữa.
Hiện nay, tục cưới xin của ngưòi Mường ở mường Bi chủ yếu được diễn ra theo các bước sau:
- Lễ dạm ngõ: ông Mối và hai gia đình đi lại, trao đổi thống nhất chỉ trong một lần.
- Lễ ăn hỏi: được tổ chức vui vẻ tại nhà gái.
- Lễ đón dâu: Nhà gái làm bữa cơm, nhà trai mang lễ vật sang nhà gái. Hai họ, khách mời dự bữa cơm thân mật, sau đó nhà trai đón cô dâu.
- Lễ lại mặt: Sau lễ đón dâu vài ba ngày, cô dâu chú dể về lại nhà gái, bên nhà gái mời họ hàng thân tộc đến dự một bữa cơm thân mật, sau đó cô gái về làm dâu suốt đời bên nhà trai.
Nhìn chung, các bước tiến hành ngày nay đã đơn giản đi nhiều, thời gian từ khi đặt vắn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không phải đợi chờ, thử thách ba năm như trước đây.
- Bên cạnh những giá trị tích cực được bảo tồn trong tục cưới hỏi hiện nay của dân tộc Mường ở Hoà Bình cũng không tránh khỏi các biến đổi tiêu cực như sau:
+ Trang phục của cô dâu chú rể có xu hướng tân thời, cô dâu thích được mặc váy trắng ba tầng dài quết đất thay cho bộ áo váy truyền thống. Chú rể thì thích đóng bộ com lê, đeo cà vạt, đi giầy da.
+ Âm nhạc ngày nay thường là những bản nhạc rock bốc lửa, họ không còn chơi xắc bùa cồng chiêng với những điệu “thường rang, bộ mẹng” như xưa nữa. Trong đám cưới, các chàng trai, các cô gái cùng nhau nhảy những điệu nhảy mới quay cuồng trong những bản nhạc mạnh.
+ Trong tiệc cưới đã xuất hiện bia, rượu mạnh thay cho trước đây.
+ Ngày nay hầu hết các đám cưới trong bài trí khánh tiết của đám cưới những nếp nhà sàn truyền thống không còn và thay vào đó là cách dựng rạp, trang trí hiện đại. Khách đến dự tiệc cưới, kể các cụ ông, cụ bà cũng ngồi ghế nhựa 6 cụ một mâm, không có gia chủ ngồi tiếp.
Từ những biến đỏi trong tục cưới hỏi của người Mường ở Hoà Bình có thể đưa ra các dự báo xu hướng biến đổi của nghi lễ cưới xin trong giai đoạn hiên nay như sau:
+ Về các tập tục, lễ vật: các bước tiến hành trong lễ tục cưới xin theo xu thế chung đã được đơn giản hoá đi nhiều, thủ tục ngắn gọn, thời gian từ khi đặt vấn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diền ra trong vòng một năm, với bốn lễ chính là: dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, lại mặt. Về lễ vật: tiền mặt đang dần thay thế cho các lễ vật, thách cưới của nhà gái thường từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Số tiền đó sẽ được nhà gái chủ động lo tổ chức đám cưới.
+ Về nhà ở, trang phục chú rể cô dâu trong ngày cưới: trang phục sẽ được biến dổi theo xu hướng tân thời: cô dâu mặc áo dài, chú rể mặc com lê. Trang phục dân tộc sẽ mất dần, kể cả những người tham dự đám cưới cũng ăn mặc theo lối tân thời.
+Về các ngi lễ trong ngày cưới: Một số nghi lễ dần bị xoá bỏ, như lễ rửa chân cho cô dâu, lễ lạy tạ Vua bếp… Những biến đổi này chủ yếu do việc thay đổi nhà ở, ngôi nhà sàn người Mường đã dần được thay thế bằng nhà xây, mọi sinh hoạt trên nhà sàn không còn phù hợp nữa.
Một số đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển tục cưới xin của người Mường ở Hoà Bình hiện nay.
Giải pháp về nhận thức:
- Hôn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Việc tổ chức đám cưới, mở đầu cho cuộc sống gia đình của đôi bạn trẻ là rất hệ trọng, phải tổ chức sao cho vui vẻ, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, bảo đảm văn minh lịch sự, tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí.
- Không chỉ các cấp lãnh đạo Tỉnh Hoà Bình (từ tỉnh đến cơ sở) mà toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người Mường càn có một nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vốn di sản văn hoá mà họ đang nắm giữ cũng như trách nhiệm bảo tồn, phát triển chúng trong đời sống văn hoá của cộng dồng. Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá Mường cổ truyền cần đặt trong tổng thể chính sách của đảng và Nhà Nước về bảo tồn và ơhát triển văn hoá các dân tộc Việt Nam trong thời đại hiện nay.
- Tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ mường làm chủ được các giá trị văn hoá mà cha ông họ để lại và có ý thức bảo tồn, phát triển chúng trong đời sống xã hội hiện nay.
- Cưới xin là việc hệ trọng của đời người, trong đó chứa đựng rất nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Để bảo tồn được các giá trị tốt đẹp đó cần sớm xây dựng các, Quy định trong tổ chức việc cưới xin của người Mường.
Giải pháp về cơ chế chính sách:
Dựa vào các chính sách của nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc người, nhất là cá dân tộc người miền núi còn nhiều khó khăn như Hoà Bình.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu để bổ sung hoặc điều chỉnh một số nội dung cụ thể trong chính sách văn hoá của tinh Hoà Bình, phù hợp với thực tế của tỉnh, đường lối văn hoá của Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Bổ sung những nội dung cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn những chính sách bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá Mường, huy động sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào hoạt động đó.
Thực hiện chính sách bảo tồn những giá trị đặc sắc của văn hoá Mường cổ truyền theo hướng kết hợp chặt chẽ văn hoá với kinh tế, với hoạt động , du lịch, mục tiêu văn hoá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Với những nét đặc sắc trong tạp tục tập quán của dân tộc người Mường ở Hoà Bình nói riêng và cộng dồng dân tộc Việt nam nói chung, là một kho tàng giá trị nhân văn tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, ngày nay dưới sự cỉ đạo của Đảng Nhà Nước ta trong bối cảnh trước tốc độ phát triển mọi mặt trên thế giới và trong nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc” là một quan niệm đúng đắn và cấp thiết. Nếu chúng ta có ý thức và trách nhiệm từ cá nhân đến cộng đồng và toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, ổn định về chính trị, vững về quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp vững bước tiến bước lên Chủ nghĩa xã hội.
Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin
(st)