Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội
Phong tục cưới hỏi của người Nam Bộ
Nhật có 4 lễ lớn nhất được gọi là kankon sosai, bao gồm lễ thành nhân, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ tiên, trong đó lễ cưới mang tính chất quan trọng nhất. Để chính thức hóa cuộc hôn nhân phải đăng ký với chính quyền địa phương nhưng sự thừa nhận của xã hội và mọi người lại là ở các buổi tiệc cưới với những y phục trang trọng. Kiểu đám cưới truyền thống thường thấy ngày nay áp dụng các thủ tục đặt ra trong thời Minh Trị (1868-1912).
Cũng giống Việt Nam, ngày tổ chức lễ cưới được lựa chọn rất cẩn thận để tránh những ngày mang điềm xấu. Đầu tiên là các lễ nghi đám cưới truyền thống bằng việc cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ chức liên hoan chia tay với cha mẹ và hàng xóm. Sau đó là các lễ nghi diễn ra chủ yếu ở nhà chú rể. Trang phục cô dâu mặc khi chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể là đồ trắng. Đến nhà chú rể, cô dâu thay kimono màu trắng, đội loại mũ gọi là tsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.
Một nghi lễ quan trọng nhất là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Nghi thức này, tiếng Nhật gọi là sansan kudo, vốn xuất phát từ những gia đình quyền quý nhưng nay được coi là tiêu chuẩn trong các đám cưới kiểu truyền thống trên toàn Nhật Bản, theo đó cô dâu và chú rể 3 lần nhấp rượu sake trong một bộ 3 chiếc chén từ nhỏ đến lớn. Nghi thức tiếp theo là giới thiệu gia đình hai họ và tiệc đón dâu. Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau, người vợ và đôi khi cả chồng, trở về nhà mình, mang theo quà cho người thân và bạn bè. Nghi thức này gọi là satogaeri.
Ngoài phong tục tập quán địa phương, các đám cưới ngày nay còn có thể có thêm nghi thức tôn giáo, mặc dù cô dâu, chú rể không theo tôn giáo nào. Các đám cưới Thần đạo phổ biến hơn là đám cưới theo kiểu Phật giáo hay Thiên chúa giáo, lấy cảm hứng sau lễ cưới Thần đạo cho Thái tử vào năm 1900. Các đám cưới kiểu Thiên chúa giáo cũng thịnh hành theo trào lưu phát triển ở Nhật.