Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội
Phong tục cưới hỏi của người Nam Bộ
Song qiao: Vào ngày 7 hoặc 15 hằng tháng lịch Thái, tại một số vùng trên đất Thái Lan tổ chức những buổi dạ hội truyền thống. Trong buổi dạ hội, mọi người để ý nhất đến những cô gái songqiao - những cô gái đẹp như hoa phù dung. Songqiao có nghĩa là "cô gái đeo vòng bạc nhỏ" - đặc điểm nổi bật khi cô gái đến tuổi cập kê. Từ ngày người cha đeo cho cô con gái songqiao, cô gái ấy có quyền được tự do đi lại với các chàng trai.
Người dân ở đây kiêng nam nữ thanh niên lấy nhà mình làm nơi nói chuyện tình yêu, bởi họ cho rằng thần linh trong nhà không thích những hành vi yêu đương của trai gái.
Người dân tộc Moxuyn yêu nhau thường do các cô gái chủ động. Cô gái đến tuổi lập gia đình phải ra khỏi căn phòng của mình, chủ động đi tìm kiếm bạn đời, nếu không sẽ bị bố mẹ trách móc, có khi bị đánh chửi. Đám trai trẻ không thích yêu những cô gái đã lớn lên cùng mình, bởi họ cho rằng lấy một người quá quen thuộc về làm vợ chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Vì thế, họ thường tìm đến nơi khác kiếm vợ.
Nghi thức kết hôn của dân tộc này rất đơn giản: Giết một con lợn cùng một ít thịt thú rừng mời cơm bố mẹ cô gái và hàng xóm láng giềng. Sau đó đưa cho nhà gái lễ vật ăn hỏi, thế là hoàn thành xong mọi thủ túc cưới xin. Sau khi cưới, chàng trai về nhà vợ ở hoặc sống trong ngôi nhà gỗ nhỏ mà hai vợ chồng cùng làm. Tình yêu của người dân ở đây rất thuỷ chung, họ tin tưởng "chỉ có một bầu trời thì cũng chỉ có một vợ một chồng", nên rất ít xảy ra tình trạng ly hôn.