Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Nam Bộ
Cũng như các dân tộc khác, phong tục cưới xin của người Thái trắng ở Điện Biên là một trong những sự kiện quan trọng của cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, mang lại cho cuộc sống sau hôn nhân của họ rất nhiều đổi thay. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nghi thức cưới cổ truyền cũng có nhiều thay đổi song vẫn chứa đựng nhiều nét đẹp truyền thống.
Phong tục cưới xin của người Thái trắng Điện Biên có sự khác biệt tại các điểm dân cư khác nhau nhưng cơ bản bao gồm các nghi lễ như: lễ dạm hỏi, ăn hỏi và lễ cưới chính thức.
Lễ dạm hỏi được tiến hành sau khi trai gái tìm hiểu nhau được gọi là "pay giam căn" (đi thăm hỏi nhau). Mục đích của lễ dạm hỏi là hai gia đình làm quen và cũng là tỏ ý đồng thuận cho đôi trai gái được lấy nhau và cuối cùng là họ thống nhất chọn ngày ăn hỏi. Khi đi dạm hỏi nhà trai chỉ mang theo chút quà cáp và một thủ tục không thể thiếu đối với chàng trai khi đi dạm hỏi đó là xin danh sách họ hàng nhà gái để tới xin phép đồng ý cho chàng trai cưới cô gái. Chàng trai lần lượt đến từng gia đình họ hàng của cô gái, quỳ lạy và xin phép được cưới hỏi cô gái.
Lễ ăn hỏi trong tiếng Thái trắng là “kin lẩu khửn khơi”. Lễ ăn hỏi là hình thức tổ chức buổi họp mặt hai bên gia đình trai gái để bàn bạc, qua đó nhà gái sẽ đưa ra những yêu cầu để tiến hành trong đám cưới như thách cưới, ở rể và các yêu cầu khác. Sau lễ ăn hỏi cùng với quan hệ thông gia, cha mẹ và con cái đôi bên anh em ruột thịt, họ hàng cũng được chuyển đổi cách xưng hô mới theo quan hệ gia đình. Lễ vật trong lễ ăn hỏi là: 2 con gà (1 trống, 1 mái); 2 chai rượu; một ít gạo nếp, gạo tẻ.
Sau khi lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ lễ cưới chính thức được tiến hành. Lễ cưới của người Thái trắng gọi là “pú xưa” được tổ chức ở cả nhà trai và nhà gái vào hai thời điểm khác nhau:
Lễ cưới bên nhà gái được tổ chức linh đình và trịnh trọng bao gồm nhiều nghi lễ như: nghi lễ cúng tổ tiên, tạ ơn nhà ngoại, trải chăn đệm.
Nghi thức đầu tiên đó là nghi thức cúng gia tiên, báo với tổ tiên là con (cháu) đã lập gia đình và mời các cụ về hưởng lễ của nhà trai và nhận rể. Lễ này được làm ở gian thờ ("hoóng"), lễ vật gồm có lợn, gà, cá sấy, trầu cau, rượu… Sau khi cúng gia chủ gọi cô dâu chú rể đến lạy, lạy 3 lạy và kể từ lúc này họ đã thành vợ chồng, thành con thành cháu trước sự chứng giám của tổ tiên.
Sau lễ cúng gia tiên, chú rể tiến hành lễ lạy pú gia, aỉ ý, họ hàng nội ngoại của cô dâu. Lễ này nhằm tạ ơn ông bà, cha mẹ... đã có công sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu nên người và cũng là mong ông bà, cha mẹ nhận mình là người trong gia đình.
Trong khi khách khứa ăn uống vui vẻ thì gia đình tiến hành nghi lễ trải chăn đệm. Nếu lễ trải chăn đệm của người Thái đen nhất thiết phải có 4 chăn, 4 đệm, 4 gối trở lên thì ở người Thái trắng chỉ cần 2 cái chăn, 2 đệm, 2 gối. Bà con ở đây còn có một mẹo nhỏ mà họ tin rằng làm như vậy đôi vợ chồng trẻ sẽ hạnh phúc hơn đó là khi trải chăn đệm xong, họ lấy hai chiếc áo (một của cô dâu, một của chú rể) úp lên nhau, áo của cô dâu úp lên áo của chú rể. Họ cũng lấy tay phải của hai chiếc áo buộc vào với nhau, rồi đặt dưới đệm, ba ngày sau lấy hai chiếc áo này ra cho cô dâu và chú rể mặc trong cả ngày hôm đó.
Lễ cưới bên nhà trai được tổ chức sau khi chàng rể kết thúc thời ở rể của mình, lễ cưới bên nhà trai bắt đầu bằng nghi lễ đón dâu. Sau khi xin phép nhà gái và nghe bà mối hát dặn dò, chú rể được phép đón cô dâu về nhà mình. Cô dâu khi về nhà chồng không mang theo khung cửi, khăn piêu như người Thái đen mà được mẹ đeo cho một "coóng khẩu" trong đó có đầy xôi và có một cái đùi gà, đội 1 chiếc nón lên đầu và đưa cho một cái ghế mây. Những thứ này cô gái phải mang theo mình trong suốt hành trình từ nhà mẹ đẻ sang nhà chồng, xôi để ăn khi đói, ghế mây để ngồi khi nghỉ dọc đường.
Cô dâu về tới nhà chồng được mẹ chồng đón và nghi lễ cúng gia tiên được bắt đầu và tiệc cưới được tổ chức.
Lễ lại mặt được tiến hành sau khi lễ cưới chính thức bên nhà gái được ba ngày, khi về lại nhà vợ chồng trẻ mang theo chút quà cáp thể hiện sự quan tâm và biết ơn nhà đình nhà ngoại.
Như vậy có thể nói phong tục cưới xin của người Thái ở Điện Biên thực sự trở thành sinh hoạtvăn hoá truyền thống, qua đó phản ánh một phần tinh thần lạc quan, yêu đời, quan niệm về hạnh phúc, đạo làm người của bà con. Đây còn là dịp các thành viên trong gia đình được gặp gỡ giao lưu với nhau, đặc biệt là dịp diễn ra các hoạt động văn hoá thu hút sự tham gia của đồng bào ở những vòng xoè, múa hát cùng tiếng trống, tiếng sáo... hát đối đáp giao duyên, những bài hát tiễn con đi làm dâu.
Tham khảo thêm
Thú vị tục cưới hỏi của người Thái đen
Các thủ tục trong lễ cưới đã được tiết giảm đi nhiều nhưng tựu trung vẫn giữ được những nét cơ bản truyền thống rất ấn tượng.
|
Áo Coóng và lễ vật tặng cô dâu gồm dây xà tích, trâm cài …bằng bạc, khuyên tai vàng |
Nếu thuận cả thì hai bên sẽ làm đám cưới ba ngày liền, cùng nhau uống rượu xòe, "khắp" tưng bừng.
|
Chú trâu bị ngả thịt từ lúc 2 giờ sáng |
Đặc biệt, trong suốt lễ cưới của người Thái đen (ở bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, thành phố Điện Biên), chỉ đàn bà mới được làm lễ, các ông đều làm bếp hoặc giúp các việc phụ.
|
Gánh lễ vật sang nhà gái |
Ngày cưới, nhà trai dậy sớm mổ bò mổ trâu, chuẩn bị các lễ vật đem sang nhà gái gồm: lợn hơi, gạo nếp, rượu, gà, 4 kẹp “pa hắp” cá suối sấy khô bỏ trong giỏ nan đan hình mắt cáo, 4 ống “bẳng nhứa” (ống thịt) chọn thịt nạc ướp cùng muối, nhồi vào ống tre để khao “lúng ta” (cậu bên ngoại), gói “xí hó, khát pú” (4 gói trầu rừng) ăn cùng với rễ cây “co hát”, lá trầu lấy ở rừng về gọi là “co tói”.
Loại trầu này không ăn với vôi, bà con kiêng ăn vôi, sợ con cháu nóng bỏng. Các lễ vật còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của nhà trai và các thành phần “lúng ta” của nhà gái.
Lễ trải chăn đệm
|
Chăn nệm nhà trai mang sang làm quà tặng đôi vợ chồng trẻ
|
Đến giờ tốt, bốn bà đã được chọn là những phụ nữ đảm đang, khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống, tiến hành thủ tục trải chăn đệm cho cô dâu chú rể, nơi gian buồng cô dâu, theo thứ tự: trải chiếu cô dâu trước đến chiếu chú rể trải lên trên; đệm cô dâu đến đệm chú rể; ga đệm cô dâu đến ga đệm chú rể; hai gối cô dâu chú rể đặt sát vào nhau...
Bốn bà vừa làm thủ tục trải đệm, vừa có lời cầu may hạnh phúc cho cô dâu chú rể:“Trải đệm cho dầy. Trải chăn cho rộng. Trải đệm rộng lấy con gái con trai nhé!”. Cuối cùng bốn bà mắc màn cưới rồi buông xuống trùm kín cả chăn đệm.
Lễ Tằng cẩu (Búi tóc ngược)
Sáng hôm làm lễ Tằng cẩu, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm những thiếu nữ trẻ đẹp và các thiếu phụ khỏe mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu.
|
Mâm lễ đặt phía gian phòng cô dâu gồm: Đồ sính lễ búi tóc bố mẹ chồng đưa sang (Hai búi tóc độn, một cái châm cài tóc bằng bạc, tám sải vải trắng tự dệt, tám sải vải thổ cẩm, một sải thắt lưng tơ tằm, tiền nhiều ít tùy khả năng); Tặng phẩm bố mẹ vợ mừng lễ búi tóc cho con gái (Bốn sải vải trắng tự dệt, bốn sải vải thổ cẩm, một sải thắt lưng tơ tầm, tiền nhiều hay ít tuỳ khả năng, một cái lược, một bát nước lã... để chải tóc cô dâu).
|
Mâm lễ búi tóc chuẩn bị xong, cô gái sắp thành cô dâu, mặc váy áo, bà mẹ cô gái dắt tay cô gái đến ngồi bệt xuống chiếu trước mâm lễ búi tóc.
Bà mẹ thả duỗi tóc con gái xuống cho bên nhà trai tiến hành thủ tục búi tóc ngược. Người được chọn để Tằng cẩu đứng ở phía sau lưng cô dâu, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại.
|
...trao nhau nhẫn cưới |
Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài hát nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái.
|
Bị đẩy vào giường với những đứa trẻ để cầu phúc |
Trong lễ Tằng cẩu, người được chọn búi tóc cho cô dâu hát những lời dặn dò và chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể: "Mái tóc dài, chải cho mượt. Búi ngược lên thành “Tằng cẩu”. Từ nay về sau, người đã có chồng. Nước không đổi dòng. Lòng không đổi hướng, con ơi".
|
Lễ đội mũ và tạ ơn đấng sinh thành |
Sau lễ Tằng cẩu, cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng.
|
Xong lễ, bà mối thay mặt nhà trai có lời cảm ơn nhà gái đã có sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện cho nhà trai tiến hành làm lễ cho hai con đạt kết quả tốt đẹp, thành vợ, thành chồng; Nói xong họ đẩy đôi vợ chồng mới vào trong màn cưới, một lúc sau mới được ra khỏi màn và đi tiếp khách bình thường.
|
Sau buổi cưới, cô dâu được rước về nhà chồng |
Sau vài ngày, nhà trai sẽ tổ chức một buổi cơm thân mật mời nhà gái và chính thức rước con dâu về nhà. Trong buổi lễ này, cô dâu sẽ tặng gia đình nhà trai mỗi người một món quà gồm một chiếc khăn piêu, một chiếc túi Thái… do chính tay cô dâu làm từ trước đó.
Phong tục cưới của người Thái
Từ xa xưa, ở dân tộc Thái, con trai con gái đến tuổi thành niên được chủ động tìm chọn bạn đời của mình. Dù sự chủ động này chỉ là tương đối nhưng tục lệ cho phép tình yêu chính đáng được công khai, khác những nơi lễ giáo phong kiến còn quá nặng nề Ngày ngày cô gái Thái nếu không đi làm nương làm ruộng thì ở nhà dệt vải. Khung cửu thường đặt bên cửa sổ nhà sàn, gần bếp lửa. Rồi những "hồi kịch trữ tình" thường diễn ra ở đây, có trình tự và rất có vǎn hoá. Thử tài, thử đức, hiểu tính, hiểu tình nhau cũng chỗ này. Mỗi buổi tối, các chàng trai thường rủ nhau đi chơi quanh bản mang những chiếc khèn bè, đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Có những chiếc đàn môi thủ thỉ suốt đêm, quên giấc ngủ. Qua thời kỳ tìm hiểu, chàng trai nào chọn được bạn tình của mình rồi thì về nhà thưa với bố mẹ mình để lo chuyện hôn nhân. Theo tục lệ cũ, nghi thức gồm nhiều bước. Thoạt tiên nhà trai cử người đến thǎm nhà gái để ướm lời xem có thuận chiều không. Nếu nhà gái tỏ ý thuận thì nhà trai nhờ bà mối đem trầu cau đến chính thức ngỏ lời. Nếu nhà gái nhận trầu cau thì nhà trai nhờ ông Mo (người phụ trách mọi nghi lễ trong bản mường) mang lễ vật sang ǎn hỏi. Lễ vật ǎn hỏi gồm hai con gà trống tơ, một con trắng, một con đỏ, nǎm chai rượu. Việc gả chồng cho con gái, ý kiến của con gái được bố mẹ coi trọng đặc biệt, khác với cái nếp "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" ở người Kinh xưa. Nhận lễ ǎn hỏi rồi, nhà gái hẹn ngày lành, tháng tốt cho chàng trai đến ở rể. Đến lần đầu, anh chàng chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc. Lúc này chưa được làm chàng rể chính thức, anh ta chỉ được phép nằm ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới. Sau ba tháng "thử thách", nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý anh ta mới được đem chǎn đệm của nhà mình đến, và vẫn nằm gian đầu nhà. Từ đấy, anh phải đảm đương mọi việc trong gia đình nhà vợ. Cứ thế trong ba nǎm trời. Hết hạn đó xem chừng "đạt yêu cầu", nhà gái mới cho chính thức làm lễ thành hôn. Trước khi làm lễ, nhà trai phải đem trầu, rượu, vòng tay, hoa tai, trâm cài đầu và một đôi độn tóc giả để cô dâu làm lễ búi tóc lên giữa đỉnh đầu. Búi tóc giữa đỉnh đầu là dấu hiệu người đàn bà đã có chồng. Khi bị ép duyên, cô gái phản kháng bằng cách cắt trụi tóc mình giữa lúc làm lễ "tẳng cẩu" (búi tó lên giữa đỉnh đầu). |
Độc đáo tục cưới hai lần của người Thái
Bao đời nay, người Thái ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tồn tại một tục cưới độc đáo, đó là tục cưới hai lần. Lần đầu cưới, chú rể phải ở lại nhà cô dâu để kiếm tiền làm đám cưới lần hai to hơn, sau đó mới được đón cô dâu về nhà.
Tục lệ cưới lần thứ hai của người Thái mới là quan trọng nhất trong cuộc đời họ và chú rể cô dâu được mặc trang phục tùy thích.
Ở các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa như: Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa, phong tục độc đáo này vẫn còn lưu giữ ở người Thái, thế nhưng thể hiện rõ nhất là mảnh đất Quan Hóa. Nơi này người dân tộc Thái chiếm hầu hết dân số với nhiều phong tục độc đáo, thú vị trong đó có tục cưới hai lần.
Theo người dân, tục cưới hai lần trở thành một phong tục tập quán của người Thái tại đây. Cứ đời này sang đời khác, họ đều làm theo những phong tục, lâu dần trở thành bản sắc văn hóa mà không ai có thể phá vỡ.
Theo một số già làng, ngày xưa điều kiện kinh tế khó khăn, các cụ cưới lần đầu xong sau đó cả chục năm mới làm đám cưới lại. Nhưng dù khó khăn đến mấy thì việc cưới hai lần vẫn phải được thực hiện. Tục lệ này nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đó là khi lễ cưới lần thứ hai diễn ra là khi người đàn ông chứng tỏ được vai trò, khả năng lao động của mình có thể nuôi được vợ con. Người đàn ông chứng tỏ được rằng họ có thể làm trụ cột trong gia đình, khi đó nhà gái mới yên tâm để giao con gái mình cho người đàn ông đó”.
Tục cưới lần đầu của người Thái chỉ là làm cho có lệ rồi hai người đưa nhau về ở tại nhà gái, cho đến khi nào chú rể kiếm được nhiều tiền có thể mua đồ kỷ vật cho cô dâu và những sính lễ mà nhà gái thách cưới thì mới được đón cô dâu về. Trong lễ cưới lần đầu, cô dâu và chú rể phải mặc trang phục truyền thống, đồ lễ mà bên nhà trai mang sang chỉ là vài chai rượu, thuốc lá và trầu cau. Sau đó, gia đình nhà trai nói chuyện với bố mẹ bên nhà gái về việc nhận con gái họ làm con dâu. Kết thúc tiệc cưới đầu tiên là chú rể và cô dâu cùng một số họ hàng hai bên ngồi quây quần uống rượu cần, hút thuốc nói chuyện.
Lễ cưới lần thứ hai có thể cách vài tháng, một năm hay có những trường hợp cả chục năm, khi họ có con cái khôn lớn mới có thể cưới lần thứ hai, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Lần này, chú rể phải sắm cho cô dâu một bộ váy áo, vòng cổ, vòng tay, một số đồ trang sức khác. Ngoài ra còn phải sắm đầy đủ những lễ vật mà nhà gái đòi hỏi như trâu, bò hay lợn gà, rượu… Còn nhà gái thì chuẩn bị một con lợn để đón tiếp họ hàng nhà trai. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, chu tất thì bắt đầu thống nhất ngày, giờ cưới. Trong lễ cưới lần này, cô dâu và chú rể được tùy chọn trang phục, không nhất thiết phải mặc trang phục truyền thống. Tất nhiên, đám cưới ở đây không chỉ độc đáo ở chuyện cưới hai lần mà còn vô số những nghi lễ khác rất lạ, nhưng cực kỳ độc đáo và nó lý giải vì sao đám cưới lần thứ hai đối với họ là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa hơn bất cứ sự kiện nào trong đời.
Trong đám cưới, người ta còn hát đối đáp giao duyên, làm lễ trừ tà, cúng ma nhà, mời trầu, hay qua cầu không phải rải tiền lẻ như tục của người Kinh… Đặc biệt, quan trọng nhất là tục rửa chân cho cô dâu khi bước vào nhà chồng. Người Thái thường cư trú trên các nhà sàn vì thế khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng thì đã có sẵn một chậu nước đặt ngay ở chân cầu thang. Người làm nhiệm vụ rửa chân cho cô dâu là mẹ chồng.
Theo quan niệm của người Thái, việc mẹ chồng rửa chân cho cô dâu là muốn cô dâu gột sạch những bụi trần trước đây, cô dâu bước vào ngôi nhà mới với sự thánh thiện, từ nay trở về sau sống một cuộc sống mới bên nhà chồng, chăm lo làm ăn, hướng đến một gia đình hạnh phúc.
Phong tục thờ cũng của người Việt Nam
Lễ vật cưới hỏi cần chuẩn bị những gì
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam
Phong tục cưới dân tộc Mường
Phong tục rước dâu miền Nam
Nét đẹp trong lễ cưới Việt Nam
(st)