Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Những cảnh đẹp ở Hà Nội để pose hình cực độc
Cách chiên thịt không bị bắn bằng những mẹo đơn giản
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đa số mẹ bầu đều phải đối diện với chứng sưng phù ở tay, chân và mặt. Tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng lại làm mẹ bầu hết sức khó chịu và bất tiện. Làm gì để trị dứt điểm tình trạng này?
Hiện tượng phù nề không gây hại cho thai nhi, nhưng lại làm mẹ bầu khó chịu
1/ Hạn chế ăn mặn
Ăn mặn, ăn nhiều muối chỉ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, bạn nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
2/ Uống nhiều nước
Lượng nước đủ cho mẹ bầu hằng ngày ít nhất phải là 8 ly nước, khoảng 2 lít nước. Uống nhiều nước không như bạn nghĩ lại càng làm sưng phù, thay vào đó, giải phóng bớt lượng nước bị giữ lại gây sưng phù.
3/ Kê cao chân khi ngồi hoặc nằm
Khi ngồi, mẹ bầu nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu. Trong lúc ngủ, đặt bàn chân lên chiếc gối kê cao. Cách này giảm bớt lượng máu dồn xuống chân. Thêm nữa, hạn chế đứng một chỗ quá lâu. Ít nhất 10-20 phút đứng lên vận động nhẹ nhàng bầu nhé.
4/ Đừng để cơ thể bị nón
Tránh ở ngoài nắng quá lâu, thân nhiệt tăng có thể làm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn. Đồng thời, chịu khó ăn uống hợp lý giúp giải nóng trong người để cảm thấy dễ chịu hơn trong thai kỳ.
5/ Chườm đá giảm phù nề
Để giảm bớt khó chịu cho chứng phù nề gây ra, mẹ bầu có thể dùng một miếng gạc lạnh đặt trên phần cơ thể bị phù khoảng 10-15 phút.
6/ Tranh thủ luyện tập nhẹ nhàng
Vận động hợp lý sẽ giúp cải thiện tình hình sưng phù hiệu quả. Dành thời gian tập thể dục, chẳng hạn đi bộ, bơi lội, tập yoga khoảng 3-5 lần/tuần, lượng máu lưu thông nhờ đó được cân bằng và điều hòa, không dồn quá nhiều về tay, chân. Nhịp tim cũng vì thế mà ổn định hơn.
7/ Chọn giày phù hợp
Tránh mang giày cao gót, giày quá chật, thay vào đó, mẹ bầu nên chọn giày bệt, rộng rãi, thoáng, thoải mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.
8/ Dinh dưỡng lành mạnh
Mẹ bầu nên chịu khó nạp nhiều trái cây, rau quả, thực phẩm giàu potassium để giảm triệu chứng bị phù khi mang thai.