1. Hạn chế uống cà phê và nhất là thực phẩm chứa nhiều cafein vì chúng thường hay khử nước trong cơ thể bạn. Hơn nữa, uống cà phê trong khi mang thai, đứa bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, còn bản thân bạn thì khó sinh hoặc bị sảy thai.
2. Tránh ăn thịt đã qua xử lý vào bữa trưa vì chúng chứa nhiều vi khuẩn Lysteria monocytogenes, làm cho mẹ khó sinh và con chậm phát triển.
3. Thường xuyên hấp thụ thực phẩm chứa gừng, nước gừng, bánh kẹo có muối để tránh những cơn nôn khan khi nghén vì lúc đó chúng sẽ ức chế hoạt động của acid kích thích nôn trong bụng.
4. Khi mang thai, phụ nữ hay bị ợ chua, ợ nóng nên cần phải tìm cách hạn chế.
5. Tránh nằm ngay sau khi ăn no ít nhất từ hai đến ba tiếng.
- Giảm cân nếu bị mập phì.
- Cai hút thuốc nếu là người hút thuốc.
- Tránh ăn nhiều cùng một lúc, nên ăn thành nhiều lần với những phần nhỏ.
- Tránh các loại thức ăn hoặc thức uống có chứa Chocolate, caffeine, rượu, các thức ăn chiên, hoặc có nhiều chất béo, các loại đồ uống có chất bạc hà, các loại thức uống có gas (carbonated), các loại cà chua, ketchup, mù tạt (mustard), dấm.
- Tránh mặc quần áo chật, hay thắt dây lưng chật.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần biết, cũng có thể dùng thuốc không cần toa có tên là Tums. Nó sẽ tốt cho cả mẹ và bé.
6. Việc thay đổi lượng hormone trong cơ thể có thể làm cho da bạn bị khô và rạn nứt, gây đau đớn và mất thoải mái. Vì vậy, bạn hãy dùng mỡ thực vật lấy từ cacao và dầu ôliu bôi lên làn da, nhất là những vùng khô và rạn nứt để gữi ẩm.
7. Khi hormone thay đổi cũng như khi bị trữ nước sẽ làm cho chân tay sưng phồng gây đau nhức và có thể rỉ nước mô trắng. Để hạn chế điều đó, bạn không nên uống nhiều đồ chứa natri (trong dạng nước ngọt), mà hãy thường xuyên uống nước.
Cho dù thời kỳ mang thai cần phải thoải mái, nhưng bạn cũng nên chịu khó vận động hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Điều đó không những giúp bạn sinh dễ mà còn giữ vóc dáng đẹp, miễn sao đừng quá sức, để dẫn đến trường hợp sảy thai hay mệt lử, ảnh hưởng đến thai nhi.
8. Trong quá trình mang thai, bạn cần tránh cảm cúm hoặc ốm đau nặng phải uống nhiều thuốc và tiêm nhiều kháng sinh. Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch kém phát triển, chưa thể chống chịu với điều kiện khắc nghiệt như thế.
Nếu bị cảm, hãy dùng các liệu pháp tự nhiên, chẳng hạn như lấy khăn ẩm ướt đắp quanh vùng trán, ăn một chút cháo gà, vì trong gà có chứa nhiều chất kháng khuẩn. Hoặc cũng có thể ăn uống nhiều thực phẩm cam chanh, bưởi. Nếu bạn có thể ăn tỏi sẽ là một phương thức hữu hiệu.
Còn nếu buộc phải dùng đến thuốc, hãy thận trọng.
9. Nên thường xuyên ăn uống dạng thực phẩm chứa nhiều vitamin B và cả những vitamin chứa acid folic ngăn chặn hiện tượng thai lưu hoặc khó đẻ.
10. Cuối cùng phụ nữ mang thai cần biết chăm sóc răng miệng thật tốt bởi đôi lúc sự phồng rộp và mọng nước khi mang thai sẽ làm cho lợi sưng phồng, không thể ăn uống được, gây bất lợi dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra khi mang bầu, miệng nhiễm trùng nặng sẽ gây thêm nhiều biến chứng.
|
Vì vậy trong giai đoạn này người phụ nữ cần phải được chăm sóc tốt. Ngoài việc chăm sóc theo dõi bằng các dịch vụ y tế, người phụ nữ mang thai cần biết được một số kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đứa con yêu dấu của mình.
1.Về dinh dưỡng:
- Khi mang thai người phụ nữ cần phải ăn cho 2 người: bản thân mình và
thai nhi. Chính vì vậy cần phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và số lượng
phải tăng lên.
- Để ăn no khi có thai người phụ nữ cần phải tăng khẩu phần ăn lên 1/4 ,
có thể ăn tăng lên trong bữa ăn hoặc có thể ăn nhiều bữa hơn, cần phải
thay đổi món, thay đổi cách chế biến để ngon miệng dễ hấp thu. Trong
trường hợp ốm nghén ăn uống kém thì người mang thai nên ăn bất cứ thứ gì
mà mình thích, đồng thời tăng cường nghỉ ngơi để đỡ tốn kém năng lượng.
- Để ăn đủ chất cần ăn những thức ăn nhiều đạm như: cá, thịt, trứng,
tôm, cua, ếch, lươn, sữa và các loại đậu nhất là đậu nành, các thức ăn
giàu lipit như: dầu, mỡ, vừng lạc…, thức ăn chứa bột như: gạo, ngô,
khoai , sắn bánh mì…, các loại vitamin có trong rau, hoa quả, các loại
hạt... Không nên kiêng khem ngoại trừ một số người có chế độ ăn bệnh lý.
- Không nên dùng các chất kích thích như: rượu ,bia, thuốc lá, café, ma túy..
- Hạn chế gia vị như: hành , tỏi, ớt, tiêu…
2. Làm việc và nghỉ ngơi:
- Khi mang thai nên làm việc nhẹ nhàng, không làm trong môi trường độc
hại, tiếng ồn, không làm việc ở tư thế đứng lâu và cúi nhiều, không
tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm, không làm
việc trên cao hoặc ngâm mình dưới nước.
- Nếu tử cung hay go, hoặc có tiền sử sẩy thai đẻ non thì phải làm việc thật nhẹ nhàng, nhiều khi phải nghỉ hẳn.
- Tập thể dục cũng rất cần thiết vì giúp cho tinh thần sảng khoái, tuần
hoàn lưu thông, ăn ngủ được. Nhưng không nên tập các động tác mạnh, chỉ
hít sâu, thở dài, co duỗi chân tay hay đi bách bộ, đi xe nên tránh
đường ổ gà. Phương tiện vận chuyển phải êm. Tháng cuối không nên đi xa.
- Cần đảm bảo ngủ mỗi ngày ít nhất 8 giờ, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 giờ, không thức khuya, dậy sớm, không làm việc ca đêm.
3.Vệ sinh thân thể:
- Tắm rửa hằng ngày, tắm nơi kín gió, nên tắm bằng vòi sen, không nên ngâm mình trong bồn tắm, mùa lạnh cần phải tắm nước nóng.
- Trong thời kỳ thai nghén bộ phận sinh dục tăng tiết dịch nhiều hơn
nên cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên 2 đến 3 lần / ngày.
- Chăm sóc vú bằng cách lau rửa vú hằng ngày với khăn vải mềm, nếu núm
vú tụt vào trong phải vê kéo núm vú ra để tạo điều kiện cho con bú sau
này. Khi làm như vậy mà thấy bụng co cứng thì phải ngừng lại.
- Nên tránh tiếp xúc với người bị ốm, bị sốt với bất cứ nguyên nhân gì để tránh lây bệnh.
4. Về sinh hoạt trong khi có thai:
- Cần có cuộc sống ấm cúng, thoải mái trong gia đình
- Tránh lo lắng, căng thẳng
- Nên ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không khí trong lành, không khói bếp, thuốc lá.
- Quần áo phải mặc rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Quan hệ tình dục: có thể nhưng cần phải hạn chế, nhất là 3 tháng đầu
và 3 tháng cuối ; đối với người có tiền sử sẩy thai, đẻ non thì phải
kiêng hẳn.
5. Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh:
- Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho cuộc sinh như: quần áo,
tất khăn, mũ, khăn lau, khăn lông… cho con, giấy vệ sinh, thìa bát, một
số đồ dùng cần thiết cho mẹ…Sắp xếp gọn gàng sẵn sàng để thuận lợi khi
đi sinh.
- Chọn lựa nơi sinh an toàn
- Gần đến ngày sinh phải đi khám thai lại để được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cụ thể về việc sinh nở của mình.
- Cần sắp xếp ở gần nơi sinh vào những ngày cuối.
- Chuẩn bị phương tiện sẵn sàng để khỏi lúng túng khi chuyển dạ đột ngột.
Hãy đi khám thai đầy đủ, ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3
tháng cuối để được các bác sỹ tư vấn thật đầy đủ về cách chăm sóc khi
mang thai và cách nuôi con sau sinh như thế nào tốt nhất cho bé yêu của
mình.
Rất nhiều tri thức về bảo vệ sức khỏe thời kì mang thai hàm chứa trong những con số mà người phụ nữ mang thai cần phải biết. Hiểu được những con số này tức là đã có thể nằm vững được phần lớn những tri thức bảo vệ sức khỏe của người mang thai. Nó có lợi lớn đối với việc bảo đảm ưu sinh, ưu dục và sinh đẻ được thuận lợi.
Những con số đó là:
1. Thời gian thai nhi sống trong bụng mẹ là 40 tuần, tức 280 ngày.
2. Phương pháp tính thời gian dự tính sẽ sinh con: Ngày đầu của hành kinh lần cuối cộng với 7, tháng cộng với 9 (hoặc trừ 3). Ví dụ: Hành kinh lần cuối vào ngày 10 tháng 3, có nghĩa là 10 + 7 = 17 (ngày). 3 + 9 = 12 (tháng). Vậy ngày 17 tháng 12 là ngày dự tính sẽ sinh con.
3. Thời gian xuất hiện phản ứng có thai: Khoảng tuần thứ 4 mang thai.
4. Thời gian hết phản ứng có thai: Khoảng 12 tùan mang thai
5. Thời gian kiểm tra trước khi sinh lần thứ nhất: Trong vòng 3 tháng sau khi tắt kinh.
6. Thời gian thích hợp để uống thuốc cho sảy thai nếu phải làm sảy thai: trong vòng 49 ngày sau khi tắt kinh.
7. Thời gian thích hợp dẫn sản ở thời kì giữa: Trong vòng 14 - 18 tuần mang thai.
8. Thời gian cách quãng kiểm tra trước khi sinh: Trong vòng 5 tháng mang thai, cứ 1-2 tháng 1 lần kiểm tra. Sau khi có thai được 6-8 tháng, mỗi tháng kiểm tra 1 lần. Sau khi có thai được 8 tháng, cứ 2 tuần phải kiểm tra 1 lần. Tháng cuối cùng mang thai, mỗi tuần kiểm tra 1 lần. Nếu có tình hình gì đặc biệt cần kịp thời kiểm tra ngay.
9. Trị số thể trọng tăng thêm bình thường thời kì mang thai 10 - 20 kg.
10. Trị số thể trọng tăng thêm bình thường mỗi tuần ở thời kỳ giữa, thời kì cuối mang thai: Cần dưới 0,5kg.
11. Thời gian thai động tự cảm thấy: Từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 mang thai.
12. Số lần thai động bình thường: Mỗi giờ 30 - 40 lần, không nên thấp dưới 15 lần. Sáng, trưa, tối đều đo thai động, mỗi lần đo trong 1 giờ, đem số lần thai động đo được trong 1 giờ đó nhân với 4.
13. Thời gian phát sinh đẻ non: Trong vòng từ 28 đến 37 tuần mang thai.
14. Số lần bình thường tiếng tim thai: Mỗi phút từ 120 đến 160 lần.
15. Nhiệt độ mức thích hợp cho người mang thai tắm gội: kKhoảng 40 độ C.
16. Mang thai quá kì: Vượt quá số ngày dự tính sinh con 14 ngày.
17. Thời gian nhập viện trước thời hạn của những phụ nữ có thai khác thường: Khoảng 1 tuần trước khi đến ngày dự tính sinh con (hoặc theo hẹn nhập viện của bác sĩ).
18. Tiêu chí sắp sinh: Cứ cách 5-6 phút thu co tử cung 1 lần, mỗi lần kéo dài trên 30 giây.
19. Thời gian sản trình: Phụ nữ sinh con lần đầu tiên: Từ 12 giờ đến 16 giờ. Những phụ nữ đã từng sinh con: 6-8 giờ.
Mang thai là niềm hạnh phúc của bạn và chồng bạn. Ðứa con mà các bạn hằng mơ ước sẽ. phát triển trong bụng mẹ khoảng chín tháng. Sự kiện đáng yêu này sẽ mang lại cho các bạn niềm hạnh phúc nhưng đồng thời người mẹ cũng có thể gặp một số khó khăn. Người ta thường chia cả quá trình có thai thành ba giai đoạn:
Ba tháng đầu: Trứng đã được thụ tinh làm tổ và lớn dần, các cơ quan, bộ phận của thai nhi được hình thành trong thời kỳ này. Có thai là một yếu tố hoàn toàn mới mẻ cho cơ thể người mẹ, đồng thời với sự xuất hiện của bào thai các chất nội tiết trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi, vì vậy bạn thường nhận thấy ốm nghén hay một số dấu hiệu khác.
Ba tháng giữa: Trong thời kỳ này thai nhi đã có đủ tất cả các bộ phận và bắt đầu có những chuyển động. Cơ thể người mẹ cũng đã quen dần với sự thay đổi của việc mang thai nên ốm nghén giảm đi và cân nặng của người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi.
Ba tháng cuối: Thai nhi tiếp tục phát triển và thườngchuyển động thay đổi tư thế. Kích thước thai lớn dần gây chèn ép cho cơ thể người mẹ.
Khi có thai bạn NÊN:
Ði khám thai sớm khi bạn biết mình có thai; Nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn tháng trong thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần vào ba tháng cuối ; Nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không, và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết bạn sẽ đẻ thường hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ). Vì vậy trong những lần đi khám thai vào ba tháng cuối bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để chọn nơi sinh thích hợp. (Nếu bạn được dự báo là sẽ đẻ khó thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn nên sinh ở một cơ sở y tế có đủ các phương tiện cấp cứu).
Tiêm vac xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ hai hoặc thứ ba). Tiêm vắcxin sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặcsau khi sinh là uốn ván. Vắcxin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân bạn.
Nên nhớ rằng bạn cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình mà còn vì sự phát triển của con bạn. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá, sữa và trứng; và bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng). Bạn không nên kiêng ăn những thức ăn mà bạn vẫn thường ăn trước khi có thai.
Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp ba bình thường, vì vậy phụ nữ có thai thường hay bị thiếu máu. Ðể tránh thiếu máu, bạn cần ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh.
Mỗi đêm nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Nghỉ ngơi đủ để bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ như mỗi ngày nằm nghỉ một giờ vào buổi trưa.
Tắm rửa thường xuyên để giữ gìn thân thể sạch sẽ.
Ðể tạo điều kiện cho nuôi con bằng sữa mẹ sau này, bạn nên tự chăm sóc vú từ khi đang có thai bằng cách lau rửa đầu vú nhẹ nhàng hàng ngày. Một số ít phụ nữ có núm vú ngắn dẹt hoặc lõm vào trong. Nếu bạn có núm vú lõm như vậy thì nên bóp và kéo núm vú nhẹ nhàng dần dần ra phía ngoài. Bạn nên làm như vậy vài phút mỗi ngày để con bạn sau này bú mẹ được dề dàng hơn.
Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp.
Tiếp tục có quan hệ tình dục nếubạn còn ham muốn, nhưng bạn nên chọn những tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái.
Khi có thai bạn KHÔNG nên :
Nhấc hoặc mang vác những vật nặng có thể gây sẩy thai. Mọi người trong gia đình nên giúp đỡ phụ nữ có thai làm những việc nặng.
Dùng thuốc tây y, hoặc thuốc đông y không có ý kiến của bác sĩ, nữ hộ sinh hiểu biết về thai nghén có thể có hại cho thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể sẽ gây ra những viêm nhiễm bên trong.
Không nên giao hợp nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối.
Uống rượu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đứa trẻ.
Hút thuốc lá hoặc hít thờ không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân.
Các chất ma túy có thể gây sẩy thai, dị dạng thai nhi hoặc thai chết lưu
Tiếp xúc với những chất hóa học như thuốc nhuộm tóc thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ sẽ có hại cho thai nhi và chính bản thân bạn.
NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP KHI MANG THAI
Khi có thai bạn có thể gặp những dấu hiệu thông thường như sau:
Trong ba tháng đầu
Mất kinh
Buồn nôn và nôn
Mệt mỏi hoặc chóng mặt
Căng vú, quầng vú đậm màu dần
Ði tiểu nhiều lần
Chán ăn hoặc kém ăn
Sợ ăn hoặc thèm ăn một thức ăn gì đó
Tăng tiết nước bọt
Tăng cân ít hoặc sút cân nhẹ
Buồn ngủ
Trong ba tháng giũa
Ðau lưng.
Ra nhiều khí hư (trong suốt hoặc trắng đục).
Hồi hộp, đánh trống ngực.
Sau tháng thứ tư, tăng khoảng 2kg mỗi tháng.
Ðôi khi có những đám da bị xạm đi.
Cảm giác thai bắt đầu máy từ tháng thứ tư, thứ năm
Trong ba tháng cuối :
Căng tức vùng bụng dưới.
Thấy rõ thai cử động.
Hay bị chuột rút, nhất là ở chân.
Táo bón.
Giãn tĩnh mạch (nổi gân xanh ờ chân, tay hoặc cổ).
Vú tiết sữa non (chất dịch màu vàng).
Có những vết rạn trên da bụng.
Cảm giác tức thở.
Phù nhẹ ở mắt cá và bàn chân.
Thỉnh thoảng có cơn co dạ con tự nhiên không gây đau (bạn chỉ cảm thấy bụng cứng nhẹ từng cơn).
Ði tiểu nhiều lần.
Tăng khoảng 6kg trong 3 tháng cuối. Cả quá trình có thai tăng khoảng 9 - 12kg.
Trong khi có thai bạn có thể gặp phải một số cảm giác khó chịu nhưng không nghiêm trọng hoặc nguy hiểm. Bạn có thể tự mình xử trí phần lớn những điều phiền toái này. Sau đây là những cảm giác khó chịu thường gặp và cách xử trí :
Buồn nôn và nôn: ăn ít một và ăn làm nhiều bữa thay vì ăn những bữa quá no.
Hồi hộp đánh trống ngực: Tránh ăn những thức ăn có nhiều gia vị, ăn ít một và ăn làm nhiều bữa. Không đi nằm ngay sau khi ăn xong.
Táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả, tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng.
Trĩ: Tránh ngồi lâu, nên ăn nhiều hoa quả và rau.
Khí hư: Nếu khí hư có màu xanh hoặc vàng vàcó chùi khó chịu, cần điều trị tại phòng khám hoặc bệnh viện.
Ðau lưng: Cố gắng giữ cho lưng thẳng khi ngồi và đứng; tập thể dục nhẹ nhàng.
Chuột rút: Làm giãn cơ từ từ bằng cách duỗi thẳng chân và hướng ngón chân về phía thân mình đồng thời nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân (xem hình dưới đây).
Phù ở mắt cá và bàn chân: Tránh mặc quần áo chật, đi giầy dép chật hoặc đeo đồ nữ trang chật. Khi nằm hoặc ngồi nên để chân ở tư thế cao. Nếu đột ngột phù to bạn nên đi khám.
Khó thở: Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám ởmột cơ sở y tế.
Hoa mắt, chóng mặt: Nằm xuống hoặc ngồi xổm úp mặt vào đùi trong vài phút. Nên đứng lên từ từ khi bạn đang nằm hoặc ngồi. Nếu hoa mắt chóng mặt nặng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám.
Ðau bụng: Ngồi hoặc nằm xuống khi có đau. Nếu đau kéo dài, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế.
Khó chịu khi đi tiểu: Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên. Nếu kèm theo đái buốt, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế.
Giãn tĩnh mạch chân: Ðể chân lên cao khi ngồi; tránh đứng lâu (xem hình dưới đây).
Một số biến chứng nặng có thể gây ra do có thai. Trong một số trường hợp khác, người phụ nữ có thể bị bệnh từ trước và khi có thai bệnh trở nên trầm trọnghơn. Ðiều quan trọng là bạn và gia đình bạn cần biết những dấu hiệu của các biến chứng nặng và biết cần phải làm gì.
Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau đây, bạn cần đi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế NGAY LẬP TỨC vì có thể bạn hoặc con bạn đang gặp nguy hiểm và cần được cấp cứu :
Ðau bụng nhiều.
Ra máu từ cửa mình.
Không thấy cử động của thai sau tháng thứ tư.
Ðau đầu nhiều, nhìn mờ, cảm giác ruồi bay trước mắt.
Có cơn ngất (bất tỉnh) hoặc co giật.
Sốt cao.
Chảy nhiều nước từ cửa mình (rỉ ối hoặc vô ối)
Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau, bạn cần đi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế CÀNG SỚM CÀNG TỐT vì một biến chứng nặng có thể đang hình thành.
Nhợt màu ở lợi, mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, thường xuyên cảm thấy mệt, mạch đập nhanh và thở hổn hển.
Hoa mắt chóng mặt.
Phù ở tay và đặc biệt là ở mặt.
Nôn nhiều hoặc nôn liên tục.
Khí hư có mùi khó chịu, màu xanh, trông như bọt hoặc lợn cợn như bột, ngứa cửa mình.
Tăng cân quá nhiều.
Không tăng cân, hoặc sụt cân sau tháng thứ tư.
Mọi người trong gia đình cần chuẩn bị trước cho việc sinh nở và những phương tiện đi lại (cần dự kiến trước những khả năng khác nhau để đưa sản phụ trong trường hợp cần cấp cứu)
Khi bắt đầu chuyển dạ, bạn có thể thấy những dấu hiệu sau:
Ðau bụng từng cơn ngắn, cách quãng, đau tăng dần.
Có thể đau mỏi vùng thắt lưng
Ra chất nhầy hồng ở cửa mình.
Khi có một trong những dấu hiệu trên đây, bạn nên đến trạm xá, nhà hộ sinh, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình hoặc bệnh viện, nơi đã được bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giúp bạn lựa chọn trong những lần khám trước đây để sinh con.
Xin bạn đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và tự tin ? Sau vài giờ đau bụng chuyển dạ, hầu hết các bà mẹ đều sinh con an toàn.
Sau khi con bạn ra đời cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng sáu tuần lễ và được gọi là thời kỳ hậu sản. Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh: Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày càng nhạt màu và ít đi rồi hết hẳn thường sau hai hoặc bốn tuần sau khi sinh. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ sáu hoặc muộn hơn, nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ bốn đến sáu tuần sau sinh.
Trong thời kỳ hậu sản :
Bạn nên giữ sạch vùng sinh dục hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3-4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch.
để thấm sản dịch. Nhưng bạn không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.
Khi còn có sản dịch bạn không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng.
Bạn nên ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nướcđể hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem.
Nên tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ.
Tập thế dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.
Ði khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn rằng bạn và con bạn đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Ðây cũng là dịp bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn bạn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của bạn cũng như con bạn.
Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có một trong những dấu hiệu sau :
Ngất hoặc bất tỉnh.
Ra máu không giảm đi mà ngay càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.
Sốt.
Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.
Nôn và tiêu chảy.
Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.
Ðau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng sinh môn lúc đẻ hoặc phải mổ đẻ).
Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.
Ðái buốt.
Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.