Phương pháp chữa bệnh táo bón ở trẻ em các mẹ đã biết?

Trẻ sơ sinh bị táo bón là chuyện rất bình thường. Để chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh, trước tiên bố mẹ không nên tỏ ra lúng túng và nóng vội, cần tìm hiểu rõ về các nguyên nhân và từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Trẻ sơ sinh bị táo bón là chuyện rất bình thường. Để chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh, trước tiên bố mẹ không nên tỏ ra lúng túng và nóng vội, cần tìm hiểu rõ về các nguyên nhân và từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.

- Đối với những trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên.

- Đối với trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón

- Trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường biểu hiện bằng quấy khóc, khó chịu, không chịu bú, bụng chướng đầy, ngủ không ngon giấc. Điều này nếu để kéo dài phân không được đào thải ra ngoài, các chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa và gây hại cho trẻ.

Chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bắt đầu từ mẹ: Mẹ cần uống nhiều nước hơn, ăn tăng cường rau xanh, chất xơ và một số thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, mùng tơi, mang tây.. Hạn chế tối đa ăn thực phẩm cay nóng.

 

“Si” bé đi đại tiện: “Si” là một âm thanh có tác dụng lợi thận, nhuận tràng. Vì vậy, nếu mẹ kiên nhẫn “si” sẽ giúp bé hình thành phản xạ muốn đi đại tiện. Đây là một giải pháp rất tốt hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày, thói quen này cần được duy trì cho đến khi lớn.

 

Xoa bụng cho bé: Đặt lòng bàn tay vào bụng bé và xoa nhẹ nhàng ngược chiều kim đồng hồ theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Lưu ý khi không xoa bụng khi bé ăn no, tốt nhất là sau khi ăn 30 phút, mỗi lần xoa từ 10 – 15 phút. Xoa bụng xong nên kết hợp “si” cho bé đi đại tiện luôn

 

Di chuyển chân cho bé: Cho bé nằm ngửa, cầm hai chân của bé và di chuyển lên xuống như động tác đạp xe. Động tác này thực hiện từ 10 – 15 phút

Cho bé tắm bằng nước ấm: Ngâm phần thân dưới của bé trong nước ấm đồng thời massage vùng bụng cho bé. Sau đó tắm lại cho bé bằng nước ấm. Mẹ có thể xoa một chút kem vào vùng hậu môn của bé.